Trẻ em khi bị đem ra so sánh với anh chị em trong nhà hoặc với anh chị em họ hàng thường phát triển sự oán giận đối với những đối tượng so sánh đó. Điều này có thể dẫn đến bất hoà giữa chúng. Nếu một đứa trẻ bị so sánh về thành tích học tập với các trẻ khác, chúng thậm chí có thể quan niệm học tập là nguyên nhân khiến chúng chịu thua thiệt, kém cỏi. Thay vì so sánh, chúng ta nên khen ngợi và nhìn vào những việc trẻ làm tốt. Chúng ta vẫn có thể thách thức và khuyến khích trẻ đạt được những thành tựu tuỳ theo khả năng của chúng. Celine Dion, cô ca sĩ từng hát bài My heart will go on đã chia sẻ rằng: “Tôi không cạnh tranh với bất cứ ai, mà với bản thân mình”. Bằng cách này, chúng ta có thể giúp trẻ tiến lên so với mức cũ, nhờ thế lòng tự trọng của chúng được đảm bảo. Người lớn thường không nhận ra hậu quả khi so sánh trẻ này với trẻ khác. Gần đây có một phụ huynh khoe với tôi rằng cô cảm thấy rất vui vì con cô được bạn trong lớp bầu chọn là người được yêu quý nhất. Hoạt động mà thầy giáo đưa ra để học sinh tranh đua là mỗi em có một tấm thẻ để viết tên bạn nào đó mà em thích và trao tấm thẻ đó cho bạn. Nó có thể là một động lực tốt cho trẻ nhận được nhiều thẻ, nhưng còn những trẻ nhận được ít thẻ hoặc không nhận được tấm thẻ nào sẽ cảm thấy ra sao? Các hoạt động này thật đáng buồn vì nó đem lại hạnh phúc cho một số người, nhưng lại khiến người khác tổn thương. chúng ta hãy giúp trẻ phát triển cảm nhận độc đáo, đặc biệt của riêng chúng và biết trân trọng bản thân. Thứ hai, hãy khuyến khích trẻ tìm ra các mục tiêu của riêng chúng và tận hưởng niềm vui trong việc đạt được. Một khi chúng không đạt được những mục tiêu này, hãy giúp chúng nhìn đó là một cơ hội để học cách thực hiện hiệu quả hơn trong tương lai. Đối với người lớn, chúng ta cũng cần tự khuyến khích, động viên mình như đã làm với trẻ. Hãy đảm bảo rằng chúng ta không đeo mang bất kỳ niềm tin tiêu cực nào về bản thân, cái hạn chế sự thành công và hạnh phúc của chúng ta.
Ðề: Tuần 3: So sánh trẻ, điều không nên nhất bố mẹ cần tránh bản thân em khogn6 thích bị đem ra so sánh nên em cũng không muốn so sánh con mình với người khác đâu, tội nghiệp nó lắm
Ðề: Tuần 3: So sánh trẻ, điều không nên nhất bố mẹ cần tránh Điều này rất đúng, nhiều khi bố mẹ thường mang con mình đi so sánh với bạn hàng xóm như kiểu: "con nhìn kia kìa, bạn ấy học giỏi như vậy đấy, con có học thế nào cũng chẳng bằng bạn ấy được". Nghe thì tưởng chừng để cho con mình phấn đấu bằng bạn, tuy nhiên điều này có ảnh hưởng ngược lại. Tớ có đứa em trai, trước đây mẹ tớ thường so sánh em tớ với những bạn cùng xóm, ví dụ như bạn ấy năng động hơn, bạn ấy thông mình hơn, bạn ấy học giỏi hơn...Tất cả những lời nhận xét đó có ảnh hưởng ngược lại với em tớ thật. Nó thường nghĩ nó là người kém cỏi, chẳng bao giờ có thể phấn đấu được và luôn luôn nghĩ là sao mẹ không nhận bạn ý làm con rồi ko muốn làm con của mẹ nữa. Nó ảnh hưởng đến tâm lý của các bé nhiều lăm lắm
Ðề: Tuần 3: So sánh trẻ, điều không nên nhất bố mẹ cần tránh Ờ đúng thật đấy, ngày xưa nếu bị mẹ mang mình ra mà so sánh với người khác thì mình cũng thấy rất khó chịu.Bây giờ nghĩ lại ,lắm lúc mình cũng mang con ra so sánh với anh cu nhà bác,thật tội nghiệp.Mình sẽ cố găng liu í tới điều này mới được.
Ðề: Tuần 3: So sánh trẻ, điều không nên nhất bố mẹ cần tránh , Hồi bé mình ghét nhất việc mình bị so sánh với đứa trẻ hàng xóm nó thế này thế lọ mà mình lại như này , lúc đó tủi thân với tức lắm , sau nay phải tránh sai lầm mí đc