Toàn Quốc: Tuyển Dụng Sales Manager, Việc Làm

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 19/3/2020.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    1. Sales manager là gì?
    Sales manager hay quản lý bán hàng chính là người chịu trách nhiệm phát triển lực lượng bán hàng, điều phối các hoạt động bán hàng và thực hiện các kỹ thuật bán hàng nhằm mục đích mang lại doanh thu cho tổ chức.

    Người thiết lập quy trình bán hàng
    Mỗi doanh nghiệp đều có một quy trình bán hàng riêng, đó là một loạt các nhiệm vụ giúp sản phẩm của công ty tiếp cận đến với khách hàng. Khi có một hệ thống các quy trình được thiết lập sẽ giúp cho các giao dịch được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

    Một người quản lý bán hàng có trách nhiệm đáp ứng các mục tiêu bán hàng của tổ chức thông qua việc lập kế hoạch và lập ngân sách hiệu quả.

    Một người quản lý bán hàng nghĩ ra các chiến lược và kỹ thuật cần thiết để đạt được các mục tiêu bán hàng. Họ là người quyết định tiến trình hành động trong tương lai cho các thành viên trong nhóm của mình.

    Chịu trách nhiệm về doanh số hàng tháng của cửa hàng (mức doanh số do công ty đề ra theo tình hình kinh doanh từng tháng phù hợp với thực tế kinh doanh tại cửa hàng và thị trường).

    Xây dựng đội ngũ bán hàng
    Một người quản lý bán hàng không thể làm việc một mình. Họ cần sự hỗ trợ của đội ngũ bán hàng của mình, những người sẽ đóng góp công sức theo cách tốt nhất có thể và làm việc hướng tới các mục tiêu của tổ chức.

    Người quản lý bán hàng phải hiểu ai có thể thực hiện nhiệm vụ gì, phân công cụ thể công việc cho mỗi người. Giám sát quy trình làm việc của các thành viên, đảm bảo đạt hiệu quả như kế hoạch đã đề ra.
    [​IMG]
    >>> Xem thêm: Nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của Sales manager

    Tạo động lực cho các thành viên trong nhóm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý bán hàng. Họ cần phải làm cho nhóm của mình có sự liên kết chặt chẽ, định hướng họ làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung.

    Người quản lý bán hàng phải đảm bảo các thành viên trong nhóm không xảy ra mâu thuẫn với nhau, ngược lại họ có sự chia sẻ, đồng thuận trong công việc.

    Báo cáo bán hàng
    Đứng đầu đội nhóm, người quản lý bán hàng có trách nhiệm cập nhật thường xuyên theo định kỳ tuần, tháng, năm về các số liệu bán hàng hoặc chỉ số định lượng.

    Việc báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh giúp đánh giá được hiệu suất làm việc hiện tại của nhóm, hoạt động bán hàng đang diễn ra như thế nào? có đạt chỉ tiêu đã đề ra hay không? Từ những đánh giá, đề xuất hoặc thay đổi chiến lược bán hàng để cải thiện, nâng cao hiệu quả bán hàng.

    2. Mô tả công việc của sales manager
    Quản lý bán hàng thường làm đảm nhiệm các công việc sau:

    Giám sát quản lý bán hàng khu vực, địa bàn được giao
    Trách nhiệm của người quản lý bán hàng thay đổi theo quy mô của tổ chức mà họ làm việc. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quản lý bán hàng chỉ đạo việc phân phối hàng hóa và dịch vụ theo từng khu vực bán hàng, đặt mục tiêu bán hàng và thiết lập các chương trình đào tạo cho các đại diện bán hàng của tổ chức.

    Giám sát và quản lý đội ngũ nhân viên
    Trong một số trường hợp, người quản lý bán hàng tuyển dụng, thuê và đào tạo nhân viên mới. Họ tư vấn cho nhân viên về các cách để cải thiện, nâng cao hiệu suất bán hàng.
    Một công việc không thể thiếu đối với quản lý bán hàng đó là giám sát, kiểm tra hiệu xuất bán hàng của nhân viên, đánh giá năng lực làm việc của họ, bổ sung, thay thế nhân sự khi cần thiết.
    [​IMG]
    >>> Xem thêm: 14 câu hỏi phỏng vấn giúp tuyển dụng Sales manager giỏi

    Giải quyết các khiếu nại của khách hàng về bán hàng và dịch vụ
    Trong quá trình bán hàng, khi phát sinh vấn đề khiếu nại của khách hàng về sản phẩm như: lỗi, giao sai yêu cầu (màu sắc, kích thước, phân loại…) người quản lý bán hàng phải đứng ra giải quyết trong trường hợp nhân viên không thể đàm phán với khách hàng. Người quản lý cũng là người thường xuyên nắm bắt tình hình chăm sóc khách hàng để duy trì và phát triển các mối quan hệ khách hàng.

    Chuẩn bị ngân sách và phê duyệt chi tiêu ngân sách cho các chương trình kinh doanh
    Người quản lý bán hàng thường xuyên xác định lợi nhuận của dịch vụ và sản phẩm, dựa vào đó họ có thể đưa ra các chính sách, chương trình ưu đãi nhằm tăng khả năng bán hàng. Với những giới hạn đã cho phép, quản lý bán hàng có quyền hạn phê duyệt và chi tiêu ngân sách cho các chiến lược kinh doanh của tổ chức.

    Họ cũng là người thường xuyên cập nhật những sở thích của khách hàng để cải thiện và phát triển sản phẩm phù hợp với xu thế, với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

    Phân tích, đánh giá số liệu thống kê bán hàng
    Quản lý bán hàng cũng giữ liên lạc với các đại lý và nhà phân phối. Họ phân tích số liệu thống kê bán hàng mà nhân viên của họ tập hợp, sau đó xác định tiềm năng bán hàng và đề ra các yêu cầu về sản phẩm dựa trên những theo dõi thị hiếu của khách hàng.
    Người quản lý bán hàng phải thu thập, đánh giá dữ liệu thường xuyên để nhắm mục tiêu vào các khu vực kinh doanh tiềm năng nhất, đồng thời xác định chiến lược bán hàng hiệu quả.
    Phân tích đánh giá số liệu còn giúp người quản lý đưa ra những đề xuất cho các sản phẩm được ưa chuộng hoặc sản phẩm tiêu thụ kém.
    [​IMG]
    >>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 tin tuyển dụng Trưởng phòng Kinh doanh – Sales Manager

    Đến đây, bạn đọc đã có thể hiểu sales manager là gì? Mô tả việc của sales manager là như thế nào rồi phải không ạ. Để trở thành một quản lý bán hàng thì đòi hỏi cần rất nhiều kỹ năng, hãy cùng HRchannels đi khám phá những kỹ năng quan trọng cần của một cửa hàng trưởng ở bài viết tiếp theo nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này