Tuyên ngôn, bình đẳng giới và mặc hở

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi MecuBee, 24/10/2012.

  1. MecuBee

    MecuBee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/5/2012
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    28
    Gái khôn không tuyên ngôn

    Năm 2011, bạn sắc sảo, thông minh khi bạn quote một câu nói trí lý mà bạn tâm đắc, tuyên bố rằng bạn thích hay không thích đàn ông và phụ nữ chia tiền khi hẹn hò, rằng bạn ủng hộ hay không ủng hộ tình một đêm… Nói chung, bạn có quan điểm, tự tin nói ra quan điểm của mình nghĩa là bạn mạnh mẽ.

    Có lẽ, lý thuyết này sẽ không còn đúng trong một vài năm nữa. Vì sao ư? Vì những cô nàng khôn ngoan thừa biết cuộc sống và chính họ luôn biến đổi khôn lường. Lời họ tuyên ngôn hôm nay có thể làm họ “há miệng mắc quai” sau đó. Họ nói mặc phải hở chút thì mới đẹp thế rồi vài năm nữa, rất có thể họ lại thích phong cách “kín cổng cao tường” nhưng thanh lịch của Chanel, họ nghĩ nhỡ chót tuyên bố thích các anh chàng B-boy rồi lại bỗng bị đổ cái rầm trước anh chàng N-boy (nice boy) chỉn chu và dịu dàng. Thế đấy, họ đủ khôn ngoan để mở sẵn cho mình đường lui và sẵn sàng cho mọi sự thay đổi. Để làm được điều đó, họ tránh hoặc hạn chế tuyên ngôn bất kỳ điều gì.

    Bạn sẽ thấy gì trên Facebook của họ? Status về những điều thú vị họ mới học được (chứ không phải điều họ đã biết để dạy mọi người). Vậy họ có chính kiến không? Có chứ, nhiều là đằng khác. Nhưng họ sẽ không quên nhấn mạnh đó là chính kiến của họ trong trường hợp này, tại thời điểm này và có thể chỉ đúng cho mình họ mà thôi.

    Và vì tôi cũng sẽ (biết đâu) trở thành một người trong số họ nên tôi nói luôn, lý thuyết này có thể đổi trong vài năm nữa hoặc chả bao giờ xảy ra. Biết đâu!



    Bình đẳng giới nghĩa là ai cũng có quyền khóc

    Năm 2011, chúng ta bàn về bình đẳng giới là bàn về việc những người phụ nữ có quyền được mạnh mẽ, được thành công và coi trọng như nam giới. Nhưng (lại) biết đâu, trong năm mới này, chúng ta sẽ bắt dầu bàn về một vấn đề bình đẳng giới mới: Đàn ông cần phải được cảm thông.

    Tháng 11, ít người biết rằng đó là tháng phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Trong khi tháng 10, Thế giới ngập tràn màu hồng (sắc màu chống bệnh ung thư vú) thì đến tháng 11, một số anh chàng âm thầm không cạo râu để ủng hộ phong trào của họ. “Tôi có thể giúp gì được? Như kiểu các anh đeo ruy băng hồng trong tháng 10 của chúng tôi vậy”, tôi hỏi một anh bạn của tôi với bộ râu xồm xoàm. Anh chàng nhún vai, ý là không biết.

    Như thế không phải là bất bình đẳng giới sao? Sao đàn ông có quyền cảm thông, giúp đỡ phụ nữ và chúng tôi lại không thể làm như thế với các anh?

    Tạp chí Glamour tháng 11 có bài viết mang tên “What heartbreak is like for him?” (Với anh ấy, thất tình thì ra sao nhỉ?). Tác giả của bài viết cũng là một nam diễn viên kịch nổi tiếng ở Anh đã nghe lỏm được một câu nói rất hay của người (tạm gọi là) nạn nhân của một tình yêu sắp tan vỡ như sau: “Lỗi của tôi không phải yêu bạn. Mà lỗi của tôi là mất hai năm để thuyết phục bạn yêu lại tôi” (Tôi để nguyên cách xưng hộ Tôi và Bạn (I và You) để bạn đoán xem ai nói câu nói đó). Khi anh kể lại câu nói này với bạn bè anh, ai cũng đoán đó là câu nói của một cô gái.

    Ô kìa, sao đó không thể là câu nói của một người đàn ông (100% nam tính), tại sao đàn ông nam tính không có quyền yêu nhiều, buồn nhiều và thậm chí cả khóc nữa trong tình yêu trong khi phụ nữ được mặc đình nên làm thế. Đó, lại một dấu hiệu của bất bình đẳng giới.

    Các nhà chuyên môn gọi đó là “gender stereotype”, đóng khung giới tính. Khi những cảm xúc yếu mềm được đóng khung cho nữ giới và khuyến cáo cho nam giới. Nhưng cảm xúc có thể là rất chân thật, và giúp họ (cả nam giới và nữ giới) được khuây khỏa nếu như được thể hiện.

    Sẽ rất sớm thôi, cuộc chiến bình đẳng giới sẽ xoay sang việc đấu tranh cho nam giới được sống đúng với cảm xúc của họ, được khóc lên nếu họ muốn và được nâng đỡ nếu họ cần mà không ai đánh giá họ.



    Mặc hở là quyền của tôi và cưỡng bức (dù thế nào) vẫn là tội ác

    Dù ở xã hội nào, phương Đông như Việt Nam, hay cởi mở và bình đẳng giới như Thụy Điển mà tôi đang sống, khi đọc về một tin đại loại như sau: Cô gái trở về từ sàn nhảy lúc nửa đêm, mặc một chiếc váy rất ngắn và bị cưỡng bức bởi một người trong đám bạn, người đọc tin dễ có xu hướng (tự nhiên) ước, thậm chí trách, rằng cô gái ấy giá không mặc quá hở và không về quá khuya.

    Một cách tự nhiên, chúng ta có xu hướng lý giải rằng do cô ấy mặc quá hở, điều kiện đêm tối quá thuận lợi và có thể tên tội phạm không xấu đến thế nhưng bị kích thích. Cách lý giải đó hoàn toàn đúng. Nhưng theo một cách nào đó, công chúng dồn trách nhiệm hạn chế tội ác đó sang các cô gái: Các cô ấy phải trở về nhà sớm và ăn mặc kín đáo. Buồn cười không, từ nạn nhân, cô gái được ấn vào vị trí (giúp) thực thi luật pháp rồi, có khi, bị dồn luôn sang vai trò chịu một phần trách nhiệm của tội ác.

    Thôi nào, quyền mặc thế nào, về lúc nào là quyền của cô gái ấy. Đó không bao giờ và không thể là lời biện minh (dù nhỏ) cho hành động dã thú kia. Một cách tỉnh táo nhất, chúng ta đều đồng ý với nhau rằng, cô ấy không làm gì sai hết. Tội ác kia có thể xảy ra với bất kỳ quí cô mặc kín đáo nào nếu dã tâm đã từng xuất hiện và an ninh chưa đủ thiết lập. Đơn giản thế thôi!

    Tôi (hiện giờ) không thích nói chuyện chính trị hay bàn luận xã hội lớn. Tuy nhiên, những suy nghĩ xuôi hình như đang ít hay nhiều làm méo mó suy nghĩ của chúng ta về những điều rất riêng tư, dịu dàng thôi như chuyện yêu đương và cách ứng xử phụ nữ. Một lần nghĩ ngược để tôi nhìn thấu mình và biết mình phải làm gì, bắt đầu từ việc ngồi xuống làm bờ vai cho một người bạn trai được tựa vào và khóc. Tôi vẫn rất dịu dàng và anh ấy vẫn rất nam tính!

    Kim Ngan
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MecuBee
    Đang tải...


Chia sẻ trang này