Toàn Quốc: Tuyển Tập Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Cpo

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 3/6/2020.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    CPO hay Giám đốc sản xuất là mắt xích quan trọng trong quá trình kiến tạo sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và tiếp nhận phản hồi từ sản phẩm, góp phần vào câu chuyện xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

    Người xưa thường nói “nghề chọn người”, bởi vậy, để trở thành nhân tài tại vị trí trọng yếu này, bạn cần chứng minh cho nhà tuyển dụng những tố chất của một nhà lãnh đạo, nhà chiến lược tài ba – một nhân sự cấp cao mà tổ chức đang mỏi mắt kiếm tìm trong các câu hỏi phỏng vấn.

    Để có một bước “nhảy việc” hoàn hảo tại vị trí CPO, bạn đọc hãy cùng tham khảo các câu hỏi dưới đây của HRchannels về Cẩm nang các câu hỏi phỏng vấn CPO nhé.

    1. Bạn hãy mô tả phong cách quản lý của mình?
    Thật đơn giản, không chỉ là người nghiệm thu các kết quả KPI, nhà lãnh đạo của một bộ phận cần tạo ra kết nối giữa các thành viên và tổ chức. Lập trường của tôi là làm việc trên sự thoải mái và tự nguyện, bởi vậy tôi chưa từng một ngày nào phải thúc ép nhân viên làm việc. Tinh thần trách nhiệm và khát vọng tiến bộ sẽ là thước đo đánh giá mỗi nhân viên.

    Với tôi, mỗi ngày làm việc luôn là một niềm vui với hành trình kiếm tìm những mảnh ghép nhân sự có chung mục tiêu, lý tưởng với công ty. Khi chúng tôi là những cộng sự thân thiết, những đồng nghiệp chung chí hướng thì mọi khó khăn sẽ dễ dàng vượt qua.

    Tôi đặt kỳ vọng vào họ và tin tưởng họ luôn có quãng thời gian có ý nghĩa cùng tổ chức và thích thú khi nhìn thấy sự trưởng thành của họ mỗi ngày.

    Đến giờ tôi vẫn ám ảnh câu nói: “Có người đã chết lúc 25 tuổi nhưng đến 75 tuổi mới được mang đi chôn”. Bởi vậy, tôi muốn ứng viên của mình luôn tìm được lẽ sống của mình trong từng ngày của tổ chức.

    [​IMG]
    >>> Xem thêm: Ý nghĩa các chức danh CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO là gì?

    2. Bạn đã định hướng sự phát triển của Phòng sản xuất như thế nào tại vị trí cũ?
    Sản phẩm ngày nay vừa phải “tốt nước sơn” như “tốt gỗ” mới có đủ lực kích thích sự tò mò của người tiêu dùng về sản phẩm.

    Tận dụng sự phát triển của công nghệ trong sản xuất kinh doanh chú trọng đến thiết kế bao bì trong quá trình sản xuất. Bao bì cần có thiết kế bắt mắt với hình ảnh và màu sắc mang phong cách, làm bật cá tính của thương hiệu.

    Bởi vậy, tôi đã cùng họp lại với Giám đốc kinh doanh (CCO) và Giám đốc Marketing (CMO) để thống nhất chiến dịch đổi mới thiết kế bao bì cho khớp với kế hoạch truyền thông sản phẩm.

    3. Nếu phát hiện ra các sản phẩm lỗi, bạn sẽ xử lý như thế nào?
    Câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng kiểm soát chất lượng trong sản xuất của bạn. Với kinh nghiệm nhiều năm “thực chiến” với các tình huống “khó nhằn”, khi phát hiện các sản phẩm bị lỗi, tôi sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ số hàng hóa đã nhập xem còn có lô sản phẩm nào bị lỗi về thiết kế hay bao bì tương tự không.

    Tưởng tượng ra gương mặt thất vọng của khách hàng khi nhận được những sản phẩm lỗi, tôi hạ quyết tâm cử đại diện tới xin lỗi khách hàng vì sự thiếu sót, thu hồi lại sản phẩm lỗi và đền bù lại một sản phẩm chất lượng và một phần quà có giá trị tương đương với sản phẩm đó.

    Kế đến, tôi sẽ điều tra nguyên nhân của lỗi sai, tiến hành nhắc nhở và áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp đối với bộ phận mắc lỗi. Quan trọng hơn, để bù đắp tổn thất cho doanh nghiệp, tôi sẽ trực tiếp giám sát bộ phận đó nhằm đạt 200% KPI của tháng kế tiếp.

    4. Bạn nhận định đâu là phần khó nhất trong công việc của một CPO?
    “Một mũi tên trúng hai đích”, Giám đốc tuyển dụng muốn kiểm thử khả năng nhận biết các đầu việc của vị trí Giám đốc sản xuất (CPO) hay không và đâu là phần việc “cân tim” nhất với bản thân ứng viên.

    “Mách nhỏ” câu trả lời:

    Khó khăn lớn nhất trong công việc của một CPO là khâu quản lý sản xuất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư vào các ứng dụng công nghệ vào việc tiến hành sản xuất dẫn đến tốn nhiều thời gian và chi phí, dữ liệu kho quá tải, nhầm lẫn đơn hàng do lưu trữ dữ liệu bằng bản cứng,…

    Cách khắc phục thực trạng trên là ứng dụng phần mềm quản lý tiến độ sản xuất sẽ khiến nhà quản lý dễ dàng thâu tóm mọi vấn đề liên quan đến vận hành sản xuất như deadline giao khách hàng, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, chi phí sản xuất, quản lý xuất nhập khẩu, hàng tồn kho,...

    [​IMG]
    >>> Có thể bạn quan tâm: 6 nhiệm vụ cốt lõi của giám đốc sản xuất(CPO)

    5. Quan niệm của bạn về phương pháp làm việc hiệu quả?
    Giống các Phòng ban khác, Phòng sản xuất cũng chịu sức ép của KPI. Vậy nên tôi luôn đặt ra những mục tiêu và kế hoạch sản xuất để việc vận hành và quản lý sản xuất trở nên hiệu quả.

    Trước tiên là việc hoạch định tiến độ sản xuất, bao gồm kế hoạch sản xuất ngắn hạn nhằm xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong Phòng sản xuất. Kế đến là việc kiểm tra sản xuất để phát hiện kịp thời các lỗi sai, tránh các thiệt hại nghiêm trọng xảy ra.

    6. Bạn xử lý thế nào trong trường hợp chậm tiến độ?
    Chậm tiến độ trong sản xuất hay giao hàng sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với tổn thất về tài chính và sự giảm sút uy tín trong lòng khách hàng. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ nằm ở khâu quản lý và đánh giá vận hành hay có thể do các nhà thầu không tuân thủ một số điều khoản trong hợp đồng hoặc thậm chí còn do vấn đề thời tiết khắc nghiệt,... Tùy thuộc vào nguyên nhân tác động và mức độ nghiêm trọng của hậu quả, tôi sẽ tiến hành việc quy trách nhiệm và tiến hành khắc phục hậu quả. Với tôi, việc xin lỗi khách hàng là điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất bởi niềm tin của khách hàng một khi đã mất thì sẽ khó lòng có thể hàn gắn lại được.

    7. Bạn đã bao giờ không thống nhất quan điểm với sếp?
    Đối với tôi, sự không thống nhất là điều rất đỗi bình thường nhưng quan trọng là cần và rất cần một sự đàm phán, thương thảo giữa sếp và trưởng bộ phận sản xuất. Đó là lúc đặt lợi ích của doanh nghiệp lên bàn cân, là lúc những người lãnh đạo phải đưa ra quyết định sáng suốt vì sự phát triển chung của tập thể. Họ ngồi lại cùng nhau về việc giữ người tài ở lại hay có nên không việc đào tạo một nhân sự chưa vững tay nghề.

    Không chỉ là câu chuyện nhân sự, CEO và CPO còn cần quyết liệt trong bài toán đầu tư công nghệ sản xuất hay cân nhắc chi phí sản xuất,... Đôi khi mỗi người phải dẹp đi cái tôi của mình mới đạt được sự thống nhất hoàn hảo về giải pháp sáng suốt nhất, bền vững nhất.

    Một CPO giỏi là người dám lên tiếng, dám đề xuất, dám phản biện và dám thực hiện và khiến CEO và các C – suit khác “tâm phục khẩu phục” và “xắn tay áo lên” ủng hộ các quyết định của mình. Họ sẽ càng tiến lên phía trước nếu tìm được tiếng nói chung với những đồng nghiệp cao trong tổ chức.

    Trên đây là Top các câu hỏi phỏng vấn mà các ứng viên CPO thường gặp. Hi vọng bài viết của HRchannels sẽ mang đến cho bạn đọc những cách ứng xử thông minh và khéo léo với các tình huống đầy tính thử thách, đòi hỏi ứng viên phải có một background kiến thức chuyên ngành và bề dày kinh nghiệm “bậc thầy”.

    [​IMG]

    Nếu bạn đọc có hứng thú với vị trí CPO – Giám đốc sản xuất thì đừng ngại ngần gì nữa, hãy nhanh chân gọi điện tới số hotline hoặc ghé thăm văn phòng HRchannels ngay nào!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này