Kinh nghiệm: Tuyệt chiêu tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi hoangphuc6789, 29/3/2014.

  1. hoangphuc6789

    hoangphuc6789 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    CÙNG TÌM HIỂU VỀ SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ
    NHỮNG CÁCH TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ


    Sức đề kháng là gì?
    [​IMG]

    Sức đề kháng
    là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng… Khi sức đề kháng yếu chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh tật phát triển. Đặc biệt là ở trẻ em và nhất là trẻ sơ sinh khi mới rời sự bảo vệ của cơ thể người mẹ. Vậy làm thế nào để có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ? Đây là câu hỏi của không ít các ông bố bà mẹ đang đặt ra.
    Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về sức đề kháng ở trẻ và những cách giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ:
    tang-cuong-suc-de-khang-cho-tre
    Tìm hiểu về sức đề kháng của trẻ
    Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân trẻ đã có một sức đề kháng nhất định để chống lại những tác nhân không có lợi, trong đó có kháng thể mẹ truyền cho con qua rau thai, vì vậy, khi mới sinh ra, đứa trẻ đã có sẵn một lượng kháng thể nhất định để chống lại một số tác nhân gây bệnh (nhưng không phải tất cả). Hầu hết các trẻ sơ sinh đều có sức đề kháng này cho nên chúng sống và phát triển một cách tự nhiên.
    Tuy vậy, cũng có một số trẻ từ khi mới sinh ra đã ốm yếu, không khỏe mạnh do bản thân người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt nên không truyền sang cho con được bao nhiêu. Sức đề kháng của mẹ truyền cho con bao gồm các yếu tố chung về khả năng sống, khả năng chống đỡ với một số tác động của ngoại lai và cả khả năng thích ứng (với thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường…), đặc biệt là các loại kháng thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (kháng thể chống vi khuẩn, virut, vi nấm) được gọi là sức đề kháng do mẹ cho con.
    Hầu hết sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn tại trong cơ thể đứa trẻ khoảng 6 tháng, sau đó dần dần biến mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức đề kháng của trẻ giảm xuống là thời kỳ trẻ rất dễ mắc bệnh tật, trong đó các bệnh nhiễm khuẩn là đáng lo ngại nhất (bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sốt xuất huyết…).
    => Như vậy, sức đề kháng của trẻ một phần do mẹ truyền cho, một phần tự cơ thể trẻ tạo ra để chống lại bệnh tật gọi là miễn dịch chủ động. Ngoài ra, cơ thể trẻ còn có miễn dịch thụ động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể hình thành kháng thể. Vì vậy, sức đề kháng của trẻ càng ngày sẽ được hoàn thiện dần chứ không thể trong ngày một, ngày hai được, vì vậy, để có sức đề kháng của trẻ càng ngày càng tốt thì cần nhiều yếu tố trong đó có vấn đề dinh dưỡng, vấn đề sử dụng các loại vắc-xin phòng chống bệnh nhiễm khuẩn, vấn đề môi trường sống.

    Tất cả các yếu tố này nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết tố của cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống lại tác nhân gây bệnh.
    tang-cuong-suc-de-khanng-cho-be
    Làm gì để tăng cường sức đề kháng cho trẻ
    Sức đề kháng của cơ thể không phải vĩnh viễn mà luôn luôn thay đổi tùy theo hoạt động của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm khi chế độ sinh hoạt không bình thường, đặc biệt là trẻ em. Chúng ta biết rằng khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ thì trẻ được bảo vệ hết sức an toàn, môi trường trong lành, yên tĩnh, mọi sự sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Người mẹ ăn uống hay sinh hoạt như thế nào đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
    Khi chào đời, trẻ bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn xa lạ và đầy thử thách như nhiệt độ, môi trường, khí hậu, tác nhân có hại (bụi, nóng, vi sinh vật gây bệnh…), đồng thời, sau khi rời khỏi mẹ (cắt rốn) thì nguồn kháng thể của người mẹ truyền sang cho trẻ bị ngưng đột ngột trong khi trẻ chưa thể tự tạo ra kháng thể để đáp ứng với các tác nhân gây bệnh đó. Vậy làm thế nào để có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi không còn ở trong cơ thể người mẹ nữa.

    [​IMG]

    Dưới đây là những cách giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà các bà mẹ cần phải biết:

    a) Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sữa mẹ
    Sữa mẹ là nguồn thức ăn rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển tòan diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là các kháng thể chỉ có trong sữa mẹ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho trẻ để có thể phòng chống các bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và các lọai nhiễm khuẩn khác. Mấy ngày đầu sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng nhỏ sữa màu vàng, được gọi là sữa non Colostrum, giúp cung cấp các kháng thể, đặc biệt giúp ngăn ngừa virus.
    [​IMG]
    Sữa mẹ là món quà vô giá của tự nhiên, có chứa một lượng lớn các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt biệt là các kháng thể, trong đó có cả các kháng thể được biết đến như globulin miễn dịch.
    tang-cuong-suc-de-khang
    Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa Oligosaccharides, đây là các Prebiotics được coi là nguồn thức ăn phong phú cho hàng triệu vi khuẩn có lợi trong ruột của trẻ, tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh và cải thiện chức năng tiêu hóa.
    Những vi khuẩn có lợi giúp tạo ra một đường ruột khỏe mạnh, một rào cản chắc chắn đối với vi khuẩn có hại và các chất gây dị ứng.
    Các thành phần khác có trong sữa mẹ bao gồm Lactoferrin, giúp ngăn ngừa sự lây lan của các mầm bệnh, và kích thích bạch cầu chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.

    b) Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các loại sữa non có tác dụng như sữa non của mẹ

    [URL="http://www.suanon.us/2014/01/sua-non-la-gi.html"Sữa non là gì?[/URL]
    Có lẽ là câu hỏi của các mẹ gặp phải nhiều nhất trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thai nhi, cơ thể bà bầu trước và sau khi sinh con.
    - Hiện nay, có quá nhiều phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về tầm quan trọng của [​IMG]dành cho bé. Tuy nhiên không biết rằng có mấy bà mẹ nhận được những câu trả lời sát đáng và chính xác nhất. Ngày xưa người ta quan niệm rằng sữa non là loại sữa đầu tiên rất bẩn do đó không được cho em bé bú nhưng thực chất theo các nghiên cứu khoa học của những nhà khoa học người Mỹ thì sữa non là loại sữa không thể có được ở đâu khác, tốt hơn như thế.
    [​IMG]
    Giá trị dinh dưỡng cao, kháng thể mà sữa non mang lại cho bé là những thứ tuyệt vời nhất ở người mẹ sau khi sinh từ 3-5 ngày mà thôi. Chứa nhiều kháng thể và bạch cầu, sữa non giúp cho em bé tăng cường sức đề kháng để có thể chống lại được các loại vi khuẩn sau khi lọt lòng mẹ, mất đi sự bảo bọc kỹ lưỡng bấy lâu nay. Ngoài ra sữa non còn rất giàu các yếu tố tăng trưởng, kích thích sự phát triển của ruột em bé, chưa được trưởng thành hết, rất khó hấp thu thức ăn và tiêu hóa.
    nguồn: www.suanon.us
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoangphuc6789
    Đang tải...


  2. Mẹ.bimbim

    Mẹ.bimbim Zalo/Viber:0046765672828(Sữa Semper)

    Tham gia:
    12/10/2010
    Bài viết:
    3,171
    Đã được thích:
    782
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tuyệt chiêu tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

    Ngoài sữa mẹ thì còn nhiều tip hay để tăng sức đề kháng,các mẹ cùng tham khảo cái này nhé
    "Có những thói quen lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé một cách hiệu quả.
    Ai hỏi con em bao nhiêu tuổi rồi, em nói hơn 2 thì ít người tin lắm. Bởi bé gầy yếu và xanh xao nên nhìn nhỏ hơn tuổi khá nhiều. Đến bây giờ bé mới hơn 10kg. Làm mẹ mà em xót con ‘kinh khủng’. Chẳng biết có phải vì từ khi sinh ra đến giờ, con uống sữa ngoài hoàn toàn không mà hay ho hen, sổ mũi lắm. Hầu như tháng nào cũng ốm. Làm sao để tăng sức đề kháng cho bé đây?

    Thắc mắc trên đây của chị Nguyễn Trần Thu Linh (Giáp Bát, Hà Nội) có lẽ là nỗi lòng chung của nhiều bậc cha mẹ. Thực tế, bị ốm khi còn nhỏ là một việc bắt buộc phải xảy ra. Theo bác sĩ Charles Shubin, giáo sư Nhi khoa tại Đại học Maryland, Baltimore, thì "Tất cả chúng ta đều bước vào thế giới này với một hệ miễn dịch hoàn toàn non nớt". Dần dần, qua những lần chống chọi liên tục với vi khuẩn, vi trùng cũng như các sinh vật khác, bé mới phát triển hệ miễn dịch - điều này lí giải tại sao nhiều bác sĩ khoa nhi coi là bình thường khi bé bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm tai 6 - 8 lần/năm.

    Tuy vậy, hình thành và có những thói quen lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé một cách hiệu quả.

    1. Cho trẻ bú sữa mẹ

    Sữa mẹ luôn là 'vitamin' quý nhất giúp trẻ chống chọi lại bệnh tật một cách hiệu quả. Bởi nó chứa tất cả các dưỡng chất bổ dưỡng như đạm, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng... Vì thế, các chuyên gia Nhi khoa và dinh dưỡng hàng đầu thế giới luôn khuyến cáo các mẹ NÊN cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời.


    Có những thói quen lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé một cách hiệu quả
    2. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ

    Việc tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ là top đầu việc cần ghi nhớ của mẹ khi chăm sóc con. Đây là biện pháp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất cho bé. Thông thường, có khoảng 12 mũi vacxin cần tiêm cho trẻ là: Vacxin ngừa viêm gan B; Vacxin DTaP; Vacxin MMR; Vacxin ngăn ngừa thủy đậu...


    3. Rèn thói quen ngủ tốt

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và sức khỏe của trẻ. Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên - vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Bởi vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc và năng vận động.

    Thông thường, khoảng thời gian ngủ chuẩn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ ngày, trẻ ở tuổi tập đi thì 12-13 tiếng...


    4. Uống đủ nước

    Việc thường xuyên bổ sung thêm nước cho trẻ giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Do đó, hãy tập cho trẻ thói quen uống nước mỗi ngày. Thông thường, trẻ từ 0-6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung thêm nước; trẻ từ 6 tháng-1 tuổi thì nhu cầu của trẻ lúc này là khoảng 200 – 300ml/ngày. Trẻ trên 1 tuổi, lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé...


    5. Cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh

    Muốn con khỏe mạnh thì tuyệt đối không được 'ủm' con quá kỹ hoặc nuôi 'vô trùng' đó là phương châm của bà mẹ 'sở hữu' những đứa con có sức đề kháng tuyệt vời. Tiếp xúc với môi trường xung quanh, trẻ sẽ sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.

    6. Giữ vệ sinh sạch sẽ

    Bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Bé sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người.

    7. Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh

    Hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với một vài loại vi khuẩn tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

    Đặc biệt, có một số loại thuốc cực kỳ nguy hại nếu mẹ cho trẻ dùng. Ví dụ như: Aspirin; "
    Nguồn:ST
     

Chia sẻ trang này