Đậu nành là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhất là có nhiều lợi điểm cho phái nữ. Dẫu vậy, nhiều người lại lo lắng về những tác động xấu của việc đậu nành đến bệnh ung thư. Có phải bệnh nhân ung thư kiêng ăn đậu nành? Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa rất lớn với bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, nhiều người lại có quan niệm chưa đúng lắm về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư, chẳng hạn như "bệnh nhân ung thư kiêng ăn đậu nành, hay đậu này không tốt cho người ung thư".... Một số ý kiến cho rằng cần phải giảm thực phẩm giàu đạm để “bỏ đói” tế bào ung thư. Đây là ý kiến rất sai lầm. Vì nhóm đạm là nhóm chất cơ bản giúp cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh, củng cố hàng rào miễn dịch và tăng miễn dịch tự nhiên để chống lại các tác nhân gây bệnh. Để trả lời cho câu hỏi là bệnh nhân ung thư kiêng ăn đậu nành có đúng không thì còn phụ thuộc vào loại ung thư nào, mức độ bệnh, thuốc điều trị là gì và những chống chỉ định trên bệnh nhân đó ra sao. Nếu bệnh nhân ung thư được bác sĩ điều trị tư vấn hoặc đang dùng một số loại thuốc có tương tác với đậu nành thì cần hạn chế theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, đậu nành là một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật nên rất bổ dưỡng và an toàn cơ thể. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định người ung thư kiêng ăn đậu nành là hoàn toàn đúng, kể cả người bị ung thư vú. Thậm chí, nhiều chuyên gia y tế còn cho biết thêm là việc sử dụng các thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là ngăn ngừa nhiều bệnh khác, như bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Đậu nành có phải là nguyên nhân gây nên ung thư? Sở dĩ có nhiều hiểu lầm về người ung thư kiêng ăn đậu nành và việc đậu nành làm tăng nguy cơ và phát triển các khối u, vì trong đậu nành có chứa isoflavone. Đây là các phytoestrogen được xem như một loại estrogen thực vật giúp tăng cường nội tiết tố cho phụ nữ. Trong khi đó, những người phụ nữ bị ung thư vú lại rất nhạy cảm với estrogen. Do đó, đậu nành thường không được khuyến khích dùng với người đang mắc ung thư vú. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh mối liên quan giữa đậu nành và ung thư vú. Trái lại, một số nghiên cứu cho thấy uống sữa đậu nành hay ăn đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Bởi lẽ, sự lo lắng này xuất phát từ một nghiên cứu trên động vật gặm nhấm tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa isoflavone có dấu hiệu tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng cơ chế tiêu thụ isoflavone ở động vật và con người khác nhau rất nhiều. Theo đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer khẳng định một lần nữa cho thấy đậu nành không gây bất lợi gì cho bệnh nhân ung thư vú, thậm chí còn mang lại nhiều tác dụng có lợi cho người bệnh. Nghiên cứu này được khảo sát trên 6.235 phụ nữ châu Mỹ Latinh và châu Úc có ung thư vú. Dữ liệu được thu thập từ chế độ ăn uống khoảng 5 năm trước và sau khi theo dõi bệnh ung thư. Kết quả ghi nhận trong 9,4 năm có tất cả 1.224 ca tử vong. Trong đó, phụ nữ có chế độ ăn với tỷ lệ phần trăm isoflavon trong chế độ ăn kiêng cao nhất với ≥1.5mg/ngày có tỷ lệ tử vong giảm 21% so với nhóm ít sử dụng. Những lưu ý cho khi ăn đậu nành cho người bệnh ung thư Người ung thư kiêng ăn đậu nành là sai nhưng cũng không ăn quá nhiều và lạm dụng đậu nành cũng như những sản phẩm từ đậu nành để thay thế cho các loại thực phẩm khác. Nên sử dụng những chế phẩm chưa qua chế biến quá nhiều như sữa đậu nành, đậu phụ tươi, súp miso… để giữ lại tối đa những thành phần tốt sức khỏe. Mức khuyến cáo sử dụng đậu nành mỗi ngày khoảng 25g. Không nên quá 100g/ngày và cũng không nên ăn liên tục trong nhiều tuần. Với sữa đậu nành, chỉ nên uống khoảng 200-300ml/ngày, tối đa 500ml/ngày. Với bệnh nhân ung thư vú, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa đậu nành để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, cần đảm bảo khẩu phần ăn cho người bệnh đa dạng để cơ thể nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Sử dụng thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… Ưu tiên thực phẩm hữu cơ. Nên ăn đậu nành kết hợp với nhiều loại rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt khác để tăng cường các chất dinh dưỡng, vitamin và dưỡng chất trong khẩu phần ăn. Đặc biệt, cần cung cấp nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa trước và sau các đợt điều trị để giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị. Nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, ướp muối mặn, thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, và những thực phẩm chiên rán nhiều lần. Như vậy có thể kết luận rằng người ung thư không được ăn đậu nành là một quan niệm sai lầm, cần được đính chính, không những thế đậu nành còn tốt cho sức khỏe, nhưng không vì thế mà lạm dụng đậu nành. >> Đọc thêm bài viết " bệnh nhân ung thư kiêng ăn đậu nành liệu có đúng " để tìm hiểu chi tiết giá trị dinh dưỡng công dụng và cách sử dụng đậu nành cho đúng với người mắc bệnh ung thư <<