Ứng xử với trẻ bướng bỉnh tuổi dậy thì

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support, 1/10/2012.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    "Tôi có con gái năm nay 13 tuổi. Tôi sai cháu làm gì nó cũng dùng dằng cãi lại bất kể đúng sai. Đi học về, chưa kịp thay quần áo cháu đã chạy tót lên phòng, bật máy tính trước rồi mới lo đi tắm rửa, ăn cơm", chị Hiền tâm sự.

    Chia sẻ với VnExpress.net, chị Hiền (quận 3, TP HCM) nói: "Tôi thấy nuôi con giờ sao khổ quá. Con gái 13 tuổi của tôi hay cãi, sớm không học mà đêm nào cũng ngồi vào bàn ôn bài xong là gần nửa đêm".

    Người mẹ cho biết chồng chị hay bực bội và la rầy con. Thay đổi được vài bữa rồi mọi thứ lại đâu vào đấy. Chị ít khi lớn tiếng bắt con thế này thế nọ nhưng chỉ cần nói ra câu nào là con cãi lại ngay.

    "Giờ cơm con gái hay mang bát vào phòng riêng để ăn. Tuổi này con đã bắt đầu có những mối giao tiếp khá rộng bên ngoài, nhiều lúc tôi cảm thấy mình không thể quản lý nổi", chị Hiền băn khoăn.

    [​IMG]

    Chuyên viên tư vấn tâm lý Vũ Cẩm Vân cho rằng tâm trạng lo lắng của chị Hiền cũng là tâm sự chung của rất nhiều bố mẹ đang có con bước vào tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này, tâm sinh lý trẻ thay đổi rất phức tạp, vui buồn thất thường, hay nóng nảy, cáu giận và cũng rất dễ tự ái, tổn thương. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơ thể, trẻ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chậm chạp và lười biếng hơn.

    Đây cũng là thời gian mà trẻ thích khẳng định bản thân, muốn được bố mẹ tôn trọng và xem mình là người lớn thực thụ. Vì thế nếu không hiểu hết được những khó khăn của lứa tuổi dậy thì thì giữa bố mẹ và trẻ dễ xảy ra xung đột. Trẻ sẽ phản ứng bằng lời nói gay gắt, thái độ thách thức khi thường xuyên bị la mắng, chỉ trích. Trẻ nghĩ rằng bố mẹ không hiểu và tôn trọng mình, vì thế cháu tự thiết lập cho mình không gian riêng, tách rời bố mẹ và đồng thời tìm sự chia sẻ ở bạn bè.

    Theo bà Vân, để tạo mối quan hệ gần gũi với con trong giai đoạn này, trước tiên cha mẹ cần có sự nhất quán trong việc cư xử, trò chuyện với con. Bố mẹ hãy cùng thiết lập một kỷ luật chung về giờ giấc sinh hoạt cho cả gia đình và là người đầu tiên tôn trọng, tuân thủ quy định đó. Kỷ luật này giúp rèn luyện để các con có thói quen sinh hoạt, học tập đúng giờ.

    "Hơn bao giờ hết đây là giai đoạn mà trẻ rất cần sự thấu hiểu và thông cảm của bố mẹ", chuyên gia Cẩm Vân nói. Theo bà, người lớn hãy cố gắng kiềm chế nóng giận trong những lúc con tỏ ra ngang bướng hoặc tỏ thái độ thù nghịch. Đợi đến khi không khí lắng dịu, bố mẹ sẽ bình tĩnh ngồi lại và nhẹ nhàng, ân cần nói chuyện với con trên nguyên tắc tôn trọng, đồng cảm. Người lớn cần nói để trẻ biết rằng "bố mẹ rất hiểu và thông cảm với những khó khăn mà con đang trải qua", gợi mở để cháu chia sẻ những bực bội, khó chịu trong lòng.

    Bà Vân nhấn mạnh: "Có được sự đồng cảm từ bố mẹ, trẻ sẽ tin tưởng và dễ dàng tâm sự chuyện bạn bè, trường lớp, những băn khoăn, lo lắng… Nhờ đó, dù không quản lý chặt chẽ thì bố mẹ vẫn có thể nắm bắt và kịp thời định hướng, uốn nắn cho con. Hãy khéo léo và kiên nhẫn, qua giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, tâm lý lứa tuổi trở nên ổn định, trẻ lại sẽ vui vẻ, hoạt bát và gần gũi với bố mẹ hơn".

    Trang Vân
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. cha_cua_be

    cha_cua_be Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/12/2012
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ứng xử với trẻ bướng bỉnh tuổi dậy thì

    Cái tuổi dạy thì là cái tuổi dở uong dở bướng , nhưng rất nhạy cảm
     

Chia sẻ trang này