Cây chó đẻ được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bệnh gan, giải độc, lợi tiểu… Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra “Cây chó để có gây tác dụng phụ gì không?, không bị bệnh gì có uống được cây chó đẻ không?” Bài viết hôm nay, thegioithuocnam.vn sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên cho quí bạn đọc. Giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời nhé. Về tính vị của cây chó đẻ, một số lương y, dược sĩ mà người viết tiếp xúc cho biết cây chó đẻ có tính hàn, nên có tác dụng giải nhiệt. Vấn đề ở chỗ nếu người sử dụng dùng thường xuyên và dùng nhiều là người ở thể hàn thì vô cùng nguy hại vì khi ấy, cây thuốc này không giúp họ được quân bình mà càng “hàn” hơn. 1/ Cây chó đẻ có thể gây vô sinh cho đàn ông Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt làm giảm khả năng thụ thai cho cả phụ nữ và gây vô sinh cho đàn ông. “Về chuyện gây vô sinh, đó là suy luận của một số thầy thuốc dựa trên lý luận nền tảng y học cổ truyền, điều đó có khả năng xảy ra, nhưng chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập. Riêng chuyện cây chó đẻ tối kị với phụ nữ mang thai là sự thật bởi đặc tính của cây thuốc này gây co mạch máu và tử cung, uống vào sẽ bị trụy thai. Nguy hại hơn, chó đẻ còn có tính phá huyết, dùng vô tội vạ, không bệnh mà dùng sẽ đổ bệnh nghiêm trọng” – dược sĩ T.P.T. khuyến cáo. 2/ Cây chó đẻ có không tốt cho những người áp huyết thấp Bên cạnh đó, không riêng gì cây chó đẻ, việc uống độc vị (chỉ uống một vị thuốc mà không phối với các vị thuốc khác) vô cùng nguy hại. Nếu như chó đẻ có tính phá huyết (giảm hồng huyết cầu, hạ huyết áp, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể) thì những trường hợp chỉ uống nghệ chữa đau bao tử sẽ gây hậu chứng bao tử bị bào mỏng, rau má mát nhưng chỉ thích hợp với người cao huyết áp (người huyết áp thấp uống vào sẽ bị hạ áp), cây trinh nữ hoàng cung ngăn ngừa phòng trị ung thư tử cung rất hay, nhưng uống nhiều sẽ gây nôn ói, cây nhân trần cũng làm giảm huyết áp nên những người bị huyết áp thấp tốt nhất là không nên sử dụng. 3/Cây chó đẻ chứa nhiều kháng sinh Theo kỹ sư hóa Bùi Văn Cứ (Hội hóa học TPHCM), phân tích cho thấy trong thành phần CCĐ răng cưa có một số chất kháng sinh đối kháng với các vi khuẩn gồm tụ cầu trùng, coli, sonnei, shiga… Vì thế mà chó mẹ sau khi sinh con thường ăn CCĐ để mau lành vết thương. Dược sĩ Trương Phúc Tinh lưu ý, vì trong CCĐ có chất kháng sinh mà theo nguyên tắc ngành y, loại này không được tự ý dùng, không được lạm dụng và sử dụng kéo dài. Tính phá huyết của CCĐ bắt nguồn từ cơ sở đó. Trên đây, thegioithuocnam.vn đã giải đáp thắc mắc “cây chó đẻ có gây tác dụng phụ không?” Hi vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về cây chó đẻ cũng như biết cách sử dụng cây chó đẻ sao cho hợp lý nhất.
Cây này có tính dược rất nóng, dùng độc vị gây ra nhiều phản ứng phụ. Trước đây đã có người dùng cây chó đẻ để giảm cân, hậu quả dùng lâu dài dẫn đến tử vong. Tốt nhất nên dùng kết hợp và phối ngũ với các vị thuốc khác như nhân trần, bòng bong, cam thảo,..