Thông tin: Uống Tinh Nghệ Chữa Đau Dạ Dày Đúng Cách

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tasscare, 22/4/2016.

  1. tasscare

    tasscare Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bệnh đau dạ dày gây cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu. Không chỉ vậy, người bệnh còn ăn uống kiêng khem rất khổ sở. Xung quanh bệnh đau dạ dày, có rất nhiều thông tin chia sẻ và kiến thức khác nhau. Vì vậy, các bạn nên chọn một phương pháp chữa trị đau dày đúng cách.

    Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh dạ dày

    Có khoảng hơn 40 nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu và các yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển gồm căng thẳng thần kinh, tâm lý do chấn thương. Hay buồn phiền do rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết. Do rối loạn nhịp điệu, và các chất thức ăn như rượu, các chất chua cay, thuốc lá… Ngoài ra, chế độ sinh hoạt, stress lâu ngày hoặc chế độ ăn uốngcũng là những tác nhân chính ảnh hưởng đến bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng hiện nay.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu ông bà, cha mẹ bị đau dạ dày thì nguy cơ con cháu bị đau bệnh này cũng khá cao.

    Thêm nữa, ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như độ ẩm, áp lực, nhiệt độ cũng là một tác nhân chính gây bệnh đau bao tử. Ở Việt Nam bệnh thường tiến triển vào mùa rét lạm dụng rượu, thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.

    Bệnh đau dạ dày không nhất thiết phải nằm viện. Vì vậy, chúng ta cần kiên trì để chữa hằng ngày để bệnh không tiến triển và cũng không tái phát lại nữa. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh cấp tính. Trừ những trường hợp tai biến như sốt huyết máu ở dạ dày thì cần phải nhập viện để bác sĩtheo dõi. Còn những trường hợp đau dạ dày bình thường, bạn vẫn có thể sinh hoạt và điều trị tại nhà bình thường.

    [​IMG]

    Uống tinh nghệ chữa đau dạ dày đúng cách

    Nhiều người mách nước, truyền tai nhau rằng uống tinh bột nghệ trị đau dạ dày rất tốt. Bên cạnh đó, nghệ vừa rẻ, lại dễ trồng nên người dân dễ dàng sử dụng loại thuốc quý này. Tuy nhiên, nhiều người cũng phàn nàn: tôi trộn nghệ với mật ong 03 tháng mà không thấy bệnh thuyên giảm, dù biết chất lượng nghệ của người quen.

    Nghệ là một loại thuốc quý điều trị và hỗ trợ bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả. Nghệ diệt vi khuẩnvà tăng dịch nhạy mosin để bảo vệ và làm lành các vết thương. Tuy nhiên cái hợp chất trongnghệ vàng rất là ít tan trong nước. Chính vì vậy, mà gần như cơ thể không hấp thụ được.

    [​IMG]

    Cho nên, khi sử dụng nghệ, bạn nên sử dụng số lượng cao. Trong tinh lượng nghệ thông thường chỉ có 3 – 5% hàm lượng chất dinh dưỡng. Để tinh bột nghệ có thể chữa được viêm loét dạ dày tá tràng, thì người dùng nên sử dụng 4 – 12g mỗi lần.

    Thêm vào đó, tinh bột nghệ không tan. Do đó, bạn nên cân nhắc và sử dụng một cách để có hiệu quả và phù hợp với tình hình bệnh của bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tasscare
    Đang tải...


  2. mebe_shushi

    mebe_shushi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/12/2014
    Bài viết:
    2,928
    Đã được thích:
    489
    Điểm thành tích:
    173
    Cái này chắc phải hỏi bác sỹ để xem uống bao nhiêu phải không ạ ?
     
  3. HuongLa87

    HuongLa87 Mật Ong Dak Lak

    Tham gia:
    20/9/2011
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    108
    Điểm thành tích:
    83
    Nên pha tinh nghệ với nước ấm. Ko pa nước nóng
    Bệnh nhân đau dạ dày nên uống đều đặn 2 lần/ ngày vào trước bữa ăn. Pha thêm cùng mật ong
     
  4. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Hic, bệnh dạ dày mà cũng lây được, đọc xong mà e vẫn k tin nổi
     
  5. thuydunggtvt

    thuydunggtvt Thành viên mới

    Tham gia:
    1/7/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Chưa đọc hết nhưng mình tự tin là không lây, suy nghĩ về nguyên nhân bệnh thì sẽ rõ
     
  6. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    mình cũng nghĩ bệnh dạ dầy không lây.
     
  7. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
    không lây.
     
  8. bangkhoi

    bangkhoi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2015
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    57
    Điểm thành tích:
    28
    E cũng mới nghe nói đến vi khuẩn HP, bé nhà bạn e đi xét nghiệm nghe bác sỹ nói mới giật mình đấy ạ! :(
     
  9. Benco_Vietnam

    Benco_Vietnam An ninh cho cuộc sống

    Tham gia:
    24/3/2014
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    298
    Điểm thành tích:
    103
    bột nghệ xưa nay vẫn dc nhìu người áp dụng với mật ong để chữa bệnh dạ dày, đại tràng mà
     
  10. tasscare

    tasscare Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong đời sống công nghiệp hiện đại ngày nay. Đau dạ dày thường có thể là những cơn đau bụng cấp tính ở vùng thượng vị. Tuy nhiên cũng có thể là những cơn đau âm ỉ kéo dài gây khó chịu cho cuộc sống của bạn. Những cơn đau này xảy ra có thể do bạn đã bị viêm nhiễm hoặc loét một phần của dạ dày, bị nhiễm vi khuẩn HP.

    [​IMG]



    Để việc điều trị chứng đau dạ dày được hiệu quả bạn cần phải được điều trị theo phác đồ điều trịbệnh phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.


    Phác đồ điều trị đau dạ dày do H.Pylori


    Chỉ sử dụng phác đồ diệt H.P có hiệu quả đã được chứng minh và được bác sỹ điều trị của bạn cho phép. Để trống viêm nhiễm thậm chí làm lành vết loét, thông thường, dùng thuốc từ 10 - 14 ngày có tỉ lệ thành công cao hơn 7 - 10 ngày.

    Phác đồ: PPI + clarithromycin + amoxicillin hoặc metronidazol. Amoxicillin nên sử dụng ưu tiên (ít kháng), metronidazol sử dụng thay thế (kháng nhiều, mệt mỏi..) nếu trường hợp người bệnh có dị ứng penicillin có thể sử dụng: PPI (esomeprazol 40mg) x 2 lần/ngày, Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày, Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày hoặc Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày

    [​IMG]

    Phác đồ điều trị thay thế nếu phác đồ trên thất bại


    Phác đồ:pPI hoặc kháng H2 x 2 lần/ngày. Sẽ bao gồm: Bismuthsubsalicylte/subcitrate 120mg x 4 lần/ngày, Metronidazole 250-500 mg x 4 lần/ngày, etracycline 500 mg x 4 lần/ngày. Thời gian điều trị 10-14 ngày, sau đó PPI hoặc kháng H2 thêm: 4-6 tuần


    Phác đồ khác: PPI x 2 lần/ngày, Levofloxacin 250mg x 1 viên x 2 lần/ngày, Amoxicillin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày. Thời gian điều trị 10 ngày, sau đó PPI thêm: 4-6 tuần


    Phác đồ điều trị tái nhiễm HP không kèm viêm loét

    [​IMG]

    Sau một đợt điều trị bệnh nhân có thể khỏi dứt điểm hoặc nếu không giữ gìn có thể bị lây nhiễm hoặc vẫn tổn tại vi khuẩn hp. Trong trường hợp tái nhiễm HP nhưng không kèm viêm loét bạn có thể sử dụng theo phác đồ 4 thuốc: Proton pump inhibitors + BMT trong 1 tuần, hoặc phác đồ 3 thuốc: Proton pump inhibitors + 2 kháng sinh trong 1 tuần.
     
  11. nhạn phạm nhạn 90

    nhạn phạm nhạn 90 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    16/9/2015
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    115
    Điểm thành tích:
    83
    xã e cũng bị vi khuẩn HP này mỗi lần nó hành là đau tái mặt ko ăn k uống được, xong đi khám bv bạch mai rồi cho thuốc rồi cũng k ổn hơn nhiều
    bg xã chịu khó thể dục thể thao ăn uống thế là sk đã ổn hơn ạ và mình đã đánh bại được con HP khó nhằn đó ạ
     
  12. tasscare

    tasscare Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Viêm dạ dày đặc biệt là viêm dạ dày cấp tính là căn bệnh thường gặp. Bệnh này xuất phát từ điều kiện ăn uống, sinh hoạt hàng ngày kém chất lượng gây ra. Bệnh viêm dạ dày cấp chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày này thường có tính chất tạm thời. Bênh có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu không được chú ý ngay từ đầu bệnh sẽ nặng hơn và tiến triển rất nhanh.

    [​IMG]

    Giải pháp chữa viêm dạ dày cấp



    Khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ là viêm dạ dày, các thầy thuốc sẽ cho làm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ mất máu; xét nghiệm phân tìm vi khuẩn H.Pylori; nội soi dạ dày tá tràng để đánh giá mức độ thương tổn của dạ dày, và sinh thiết nơi nghi ngờ khi cần thiết. Kết quả sinh thiết sẽ cho thông tin về bệnh, hướng điều trị và tiên lượng quá trình lành bệnh của bệnh nhân.

    Bước tiếp theo là xem xét chế độ ăn. Tùy theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn thay bằng truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu. Sau đó uống sữa, ăn súp, thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.

    [​IMG]

    Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock (sooscs). Nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh. Hay nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa. Còn do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày…

    Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cuối cùng là dùng thuốc kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori. Hiện nay thường phối hợp cả thuốc ức chế và bài tiết acid dạ dày với tối thiểu hai loại kháng sinh, thời gian dùng thuốc là từ 7 đến 15 ngày.

    [​IMG]

    Nếu là viêm dạ dày cấp tính do stress thì tốt nhất nên được điều trị phòng ngừa ở những bệnh nhân nằm viện có nguy cơ bị stress nặng. Như chấn thương nặng, mổ lớn, bỏng nặng, choáng nhiễm trùng… phải được dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày như thuốc ức chế bơm proton ngay khi chưa có triệu chứng rõ.

    Tóm lại, nếu điều trị tốt tình trạng bệnh sẽ cải thiện nhanh không để lại di chứng gì. Nếu không sẽ dẫn đến tới viêm dạ dày mãn tính. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần tuân thủ việc ăn kiêng và duy trì chế độ ăn uống điều độ, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
     
  13. tasscare

    tasscare Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Viêm dạ dày đặc biệt là viêm dạ dày cấp tính là căn bệnh thường gặp. Bệnh này xuất phát từ điều kiện ăn uống, sinh hoạt hàng ngày kém chất lượng gây ra. Bệnh viêm dạ dày cấp chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày này thường có tính chất tạm thời. Bênh có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu không được chú ý ngay từ đầu bệnh sẽ nặng hơn và tiến triển rất nhanh.

    [​IMG]

    Giải pháp chữa viêm dạ dày cấp



    Khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ là viêm dạ dày, các thầy thuốc sẽ cho làm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ mất máu; xét nghiệm phân tìm vi khuẩn H.Pylori; nội soi dạ dày tá tràng để đánh giá mức độ thương tổn của dạ dày, và sinh thiết nơi nghi ngờ khi cần thiết. Kết quả sinh thiết sẽ cho thông tin về bệnh, hướng điều trị và tiên lượng quá trình lành bệnh của bệnh nhân.

    Bước tiếp theo là xem xét chế độ ăn. Tùy theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn thay bằng truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu. Sau đó uống sữa, ăn súp, thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.

    [​IMG]

    Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock (sooscs). Nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh. Hay nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa. Còn do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày…

    Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cuối cùng là dùng thuốc kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori. Hiện nay thường phối hợp cả thuốc ức chế và bài tiết acid dạ dày với tối thiểu hai loại kháng sinh, thời gian dùng thuốc là từ 7 đến 15 ngày.

    [​IMG]

    Nếu là viêm dạ dày cấp tính do stress thì tốt nhất nên được điều trị phòng ngừa ở những bệnh nhân nằm viện có nguy cơ bị stress nặng. Như chấn thương nặng, mổ lớn, bỏng nặng, choáng nhiễm trùng… phải được dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày như thuốc ức chế bơm proton ngay khi chưa có triệu chứng rõ.

    Tóm lại, nếu điều trị tốt tình trạng bệnh sẽ cải thiện nhanh không để lại di chứng gì. Nếu không sẽ dẫn đến tới viêm dạ dày mãn tính. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần tuân thủ việc ăn kiêng và duy trì chế độ ăn uống điều độ, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
     
  14. tasscare

    tasscare Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bạn đi khám dạ dày và được bác sỹ chuẩn đoán là bị nhiễm vi khuẩn HP dương tính, đồng thời được bác sỹ kê toa thuốc về điều trị và diệt vi khuẩn HP. Bạn vẫn băn khoăn và lo lắng chưa biết bệnh dạ dày hp là gì? Liệu có nguy hiểm và có biến chứng gì không? Dấu hiệu phát hiện sớm như thế nào?

    Để các bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này, chúng tôi xin giải đáp rõ như sau:

    Bệnh dạ dày hp là gì? Bị nhiễm vi khuẩn hp dương tính là sao?


    Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori. Khi bác sỹ chuẩn đoán bạn bị vi khuẩn hp dương tính có nghĩa là dạ dày của bạn đã bị nhiễm vi khuẩn hp bằng một hoặc nhiều đường vào nào đó.

    [​IMG]

    Thông qua một số xét nghiệm vi khuẩn Hp trong dạ dày như nội soi kiểm tra mô bệnh học, test nhanh ure, test thở UBT, test phân, xét nghiệm máu…bác sỹ sẽ đánh giá mức độ nhiễm khuẩn của bạn một cách chính xác.

    Vi khuẩn hp là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày


    Mặc dù được coi là một loại khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày nhưng lại là nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Đây là một loại khuẩn gram (-) kỵ khí tức là vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy.

    Loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh catalase, chất này phá huỷ thànhniêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.

    [​IMG]

    Các triệu chứng nhiễm khi nhiễm hp


    Do là một loại vi khuẩn không gây độc tính cấp nên các triệu trứng nhiễm HP rất mơ hồ. Tuy nhiên khi tình trạng nặng hơn một chút nó sẽ gây ra những tổn thương về viêm loét đường tiêu hoá bạn có thể xác định qua những triệu trứng sau: Đau bụng âm ỉ, mệt mỏi, ăn uống khó tiêu,bụng liên tục thấy nóng rát, cồn cào.

    Khi có bất cứ một dấu hiệu nghi ngờ nào về bệnh để biết chính xác có bị nhiễm hp hay không bạn chỉ có cách duy nhất là bạn phải đi xét nghiệm.
     
  15. tasscare

    tasscare Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Dạ dày hay còn gọi là bao tử là một bộ phận trong hệ tiêu hóa. Dạ dày có hai chức năng chính là nghiền thức ăn, thấm dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.

    [​IMG]



    Các bệnh dạ dày thường do một số nguyên nhân phổ biến gây ra như: thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, căng thẳng –stress kéo dài, nhiễm trùng hp…

    Các bệnh liên quan đến dạ dày phổ biến hiện nay


    Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp dương tính): là kết quả xét nghiệm cho thấy trong dạ dày của bạn có vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP chủ yếu là gây bệnh đau dạ dày cấp tính và mãn tính ở dạ dày và hành tá tràng.

    [​IMG]

    Đau dạ dày: Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá.

    Co thắt dạ dày (còn được nhiều người gọi là chuột rút dạ dày): là hiện tượng đau đột ngột xảy ra ở dạ dày. Cơn đau có thể khiến người bệnh không thể chịu nổi.

    Viêm dạ dày: là viêm một phần hoặc toàn bộ lớp niêm mạc của dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra bất ngờ (cấp tính) hoặc diễn biến từ từ (mạn tính). Đa phần, viêm dạ dày không nghiêm trọng và thường nhanh chóng được cải thiện nhờ điều trị đúng phác đồ

    Viêm loét dạ dày: là kết quả của sự mất cân bằng giữa 1 bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng và 1 bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.

    Trào ngược dạ dày thực quản ( viêm thực quản trào ngược): là hiện tượng các chất dịch có trong dạ dày như pepsin, HCl, dịch mật… trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản, gây nên các tổn thương trên thực quản

    [​IMG]

    Sa dạ dày: là toàn bộ dạ dày không nằm ở vị trí bình thường mà nằm thấp hơn bình thường. Đây là một di lệch vị trí của các tạng nói chung, của dạ dày nói riêng, trường hợp này hiếm gặp.Bệnh sa dạ dày là một căn bệnh ít gặp thế nhưng lại là một mối nguy hiểm khôn lường mà bạn có thể gặp phải.

    Viêm hang vị dạ dày (Viêm loét dạ dày - tá tràng): một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày - tá tràng.

    Polyp dạ dày còn gọi là khối u dạ dày: là khối tế bào hình thành bên trong lớp lót dạ dày. Hầu hết khối u dạ dày không có nguy cơ trở thành ung thư, tuy nhiên, vẫn có một số loại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

    Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày: là một dạng xuất huyết tiêu hóa, là mối nguy hiểm tiềm ẩn, có thể gây nguy hại đến tính mạng bởi bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng như: chảy máu niêm mạc dạ dày dẫn đến ói ra máu, đi cầu ra máu.

    [​IMG]

    Ung thư dạ dày: phát triển từ khối u ác tính gồm các tế bào ung thư. Nếu không được điều trị, các tế bào này sẽ xâm lấn và phá hủy các mô xung quanh. Các tế bào ung thư thường tách khỏi ung thư ban đầu và đến các cơ quan khác. Khi những tế bào này đến vị trí mới, chúng tiếp tục phát triển thành khối u, khối u này được gọi là di căn. Ung thư dạ dày hay đi theo đường hệ thống bạch mạch để đến các bộ phận khác của cơ thể.

    Trên đây là một số bệnh phổ biến liên quan đến dạ dày, tùy vào mức độ của bệnh và việc phát hiện sớm hay muộn mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ chủ quan với các dạng bệnh lý này.
     
  16. Hà Giản

    Hà Giản Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    2/3/2015
    Bài viết:
    5,207
    Đã được thích:
    753
    Điểm thành tích:
    823
    e bị xuất huyết dạ dày 1 lần, hết hồn, từ đấy ăn uống để ý hơn hẳn
     
    tasscare thích bài này.
  17. tasscare

    tasscare Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh bao tử ngày càng có dấu hiệu gia tăng và có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, do những triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên thường bị bỏ qua.

    Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đề cập đến những dấu hiệu cơ bản của bệnh đau dạ dày để giúp bạn đọc dễ dàng nhận biết và phân biệt chứng đau dạ dày với những căn bệnh khác.

    Những dấu hiệu cơ bản của bệnh đau dạ dày

    [​IMG]

    Đau bụng: là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất, tuy nhiên khác với chứng đau bụngthông thường. Hiện tượng đau bụng do đau dạ dày thường là những cơn đau giữa bụng trên rốn, cũng có thể lan hoặc không lan ra sau lưng.

    Đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn 2-3 giờ hoặc khi đang đói mà ăn vào sẽ đau ngay, có khi cơn đau hành hạ bạn vào lúc nửa đêm. Có thể là đau âm ỉ, đau bỏng rát, đau tức bụng, đau quặn từng cơn, cơn đau nặng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, bạn có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lưng...

    Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị: Đa số những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét đại tràng gặp phải trường hợp này. Trong thời kì đầu phát triển của bệnh này thường thấy dịch vị có độ chua cao. Chính vì thế, đa số những người bị loét dạ dày đều có triệu chứng ợ chua trong thời kì đầu của bệnh. Ợ chua và đau có liên quan đến các phản ứng tiêu hóa. Thường thì khi ợ chua, ợ hơibạn sẽ cảm nhận được có mùi tanh sắt rỉ ở miệng là hai triệu chứng gặp bất kì ở bệnh nhân nào mới bị loét dạ dày.

    [​IMG]

    Nôn hoặc buồn nôn: Khi bạn mắc bệnh viêm loét dạ dày thường có cảm giác nôn ói. Triệu chứng này thường gặp lúc đang tiêu hóa thức ăn, khi bị đau nhiều gây co bóp dạ dày phản xạ trongbệnh viêm loét dạ dày cấp tính.

    Những dấu hiệu nặng hơn của bệnh đau dạ dày


    Rối loạn tiêu hóa: Khi bị viêm loét dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra ở dạ dày bị gián đoạn đáng kể. Bạn có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, đi phân sống...

    Giảm cân: Khi dạ dày bị viêm thì việc tiêu hóa và hấp thụ các chất đi nuôi cơ thể không tốt nên việc thấy sụt cân giảm nhanh. Khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng thường cảm giác đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, đau khi ăn các thức ăn chua, cay, hoặc căng thẳng thần kinh...

    [​IMG]

    Trên đây là những dấu hiệu không quá khó khăn để bạn nhận biết chứng đau dạ dày, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị sớm. Vì thế, bạn hãy chú ý quan sát bản thân và người thân trong gia đình khi có những dấu hiệu về bệnh dạ dày như trên. Để đi khám bác sỹ và điều trị kịp thời tránh những đáng tiếc xảy ra.
     
  18. Duy Huyên

    Duy Huyên Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/8/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Mình cũng bị đau dạ dày nhẹ thôi. Mình cũng có uống viên tinh nghệ mật ong nông lâm thì thấy hiệu quả rất tốt.
     

Chia sẻ trang này