Vải Polyester Là Gì? Kiến Thức Về Vải Dành Cho Các Mẹ Quan Tâm

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi zemzemshop, 29/2/2020.

  1. zemzemshop

    zemzemshop Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    28/12/2013
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Chào các mẹ, các mẹ có ai làm về may mặc hay quan tâm tới thêu thùa may vá thì góp ý cùng với em đôi chút kiến thức về vải Polyester nhé.

    Polyester hay còn được biết đến với tên gọi khác là Poly. Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các loại vải được làm bằng sợi Polyester. Vậy vải sợi Polyester là gì? Đây là một loại vải tổng hợp nhân tạo có tên đầy đủ là Polyetylen Terephthalate (PET). Chất liệu này được tạo ra bằng cách trộn Ethylene glycol và Terephthalic acid. Quá trình này được gọi là quá trình trùng hợp.

    Lịch sử của Polyester
    Có thể nhiều người chưa biết nhưng Polyester được phát minh lần đầu tiên vào năm 1941 bởi 2 nhà hóa học nổi tiếng người Anh là John Rex Whinfield và James Tennant Dickson. Cho đến những năm 1970 chất liệu vải này được sử dụng ngày càng phổ biến trong lĩnh vực may mặc nhờ những lời quảng bá hấp dẫn như: “Một loại sợi thần kì có thể mặc trong 68 ngày mà không cần là ủi”.

    Cho tới ngày nay, chất liệu vải Polyester sở hữu cho mình những ưu điểm vượt trội nên chúng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như sản xuất chăn ga gối, quần áo thể thao, quần đi biển…

    Cách nhận biết vải Polyester chống thấm
    Một trong những tính năng nổi bật nhất của vải Poly chính là khả năng chống thấm nước. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có rất nhiều những loại vải được sản xuất “nhái” với nhãn mác vải 100% Polyester khiến người dùng cảm thấy băn khoăn vì không biết đâu là vải chống thấm nước. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, Travelgear sẽ hướng dẫn cách nhận biết vải Polyester chống thấm đơn giản nhất:

    • Sử dụng nước
    Chắc chắn rồi, để phân biệt vải Polyester chống thấm đơn giản nhất chính là sử dụng nước. Hãy thử cho 1/2 cốc nước lên bề mặt của vải. Nếu như bạn thấy nước tạo thành những giọt và nằm trên bề mặt mà không thấm vào vải thì đây chính là chất liệu vải chống nước. Ngược lại, với những chất liệu vải không chống thấm, khi tiếp xúc với nước vải sẽ nhanh chóng bị hấp thụ và trở nên ướt trong thời gian ngắn.

    [​IMG]

    • Quan sát bề mặt vải
    Để tạo khả năng chống thấm cho chất liệu Polyester người ta thường cấu tạo thêm một lớp tráng bạc. Chính vì vậy mà khi quan sát bằng mắt bạn sẽ thấy bề mặt của Polyester thường rất trơn bóng và mươt. Các sợi vải được dệt đều nhau. Với những dòng vải không thấm nước bề mặt thường mịn nhưng không có độ bóng.

    [​IMG]

    • Khả năng mau khô
    Vải chống nước có ưu điểm vượt trội về khả năng mau khô trong thời gian ngắn. Chính vì điều này nên chúng thường được sản xuất những thứ dùng ngoài trời như túi ngủ, quần đi biển, túi đựng đồ du lịch… Ngược lại, với chất liệu không có khả năng chống thấm sẽ mất tương đối thời gian để phơi khô.

    Các dòng quần đi biển hay áo đi biển thường được làm từ chất liệu vải Polyester bởi chúng có khả năng chống thấm nước hiệu quả, nhằm mang đến cảm giác thoải mái, không gây gò bò khi bạn hoạt động dưới nước.

    5 điều cần biết về chất liệu vải Polyester
    Bên cạnh việc tìm hiểu vải Poly là vải gì và cách nhận biết vải chống nước, bạn cũng nên tìm hiểu thêm những điều cần biết về chất liệu này nhé!

    Polyester có khả năng chống nhăn hiệu quả
    Ngoài khả năng chống thấm nước, ưu điểm của chất liệu vải Polyester là gì? Một ưu điểm nổi bật không kém khác chính là khả năng chống nhăn hiệu quả. Do đó bạn có thể dễ dàng giặt chúng mà không cần phải lo lắng đến tình trạng vải bị co, dãn hay nhăn nhúm sau mỗi lần giặt.

    [​IMG]

    Nhờ vào đặc điểm này mà những bộ trang phục được làm từ Polyester thường có độ bền trong thời gian dài, ngay cả khi bạn thường xuyên giặt cũng không làm mất đi các sản phẩm này vẫn được đảm bảo chất lượng như ban đầu.

    Vải Polyester có thể nhuộm màu ấn tượng
    Trong lĩnh vực công nghiệp may mặc thì điều quan trọng thứ yếu chính là màu sắc và họa tiết được in trên vải chính vì vậy mà công đoạn nhuộm màu được xem là vô cùng quan trọng bởi chúng sẽ quyết định trực tiếp đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Nếu như một vài chất liệu khác sau khi nhuộm màu thường bị phai thì Polyester lại cho phép các nhà sản xuất có thể nhuộm một cách dễ dàng.

    [​IMG]

    Nhờ vào quy trình nhuộm vải Polyester tỉ mỉ và theo công nghệ mới nên màu sắc trên vải thường rất đậm và rõ nét. Không những vậy, với những loại vải cần có họa tiết hay hình nổi bật cũng sẽ được in rất rõ ràng. Ngoài ra, Polyester còn có khả năng giữ màu rất tốt nên trong quá trình giặt không làm bị phai màu ra những trang phục khác.

    [​IMG]

    Có lẽ nhờ vào những tính năng vượt trội như vậy mà Polyester thường được các nhà sản xuất lựa chọn làm chất liệu chính cho các sản phẩm của mình. Đặc biệt với những trang phục ngoài trời như quần 7 màu, quần họa tiết đi biển,… hay các trang phục thể thao, chất liệu Polyester sẽ giúp màu được in sắc nét và không bị nhòe, phai ngay cả khi bạn thường xuyên giặt chúng.

    Không bị bám bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh
    Như đã nói ở trên, bề mặt của Polyester thường khá bóng, mềm mượt và có khả năng hấp thụ kém chính vì vậy mà chúng còn có khả năng chống bám bụi bẩn hiệu quả.

    Nếu như các chất vải cotton thường rất dễ bị bám bẩn thì các chất bẩn lại rất khó khăn để xâm nhập vào Polyester. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng vệ sinh và không cần phải tốn nhiều công sức. Bạn có thể giặt sạch bằng tay hoặc bằng máy mà không làm ảnh hưởng đến độ bền của sợi vải Polyester.

    [​IMG]

    Vải Polyester có nóng không?
    Mặc dù sở hữu rất nhiều những ưu điểm vượt trội thế nhưng Polyester lại có một nhược điểm nhỏ. Vì chất liệu Polyester thường có kết cấu khá chắc nên vải sẽ có độ thô cứng nhất định. Ngoài ra, vì có tính năng hấp thụ kém nên Polyester sẽ không có khả năng thấm hút mồ hôi như các chất liệu thông thường. Do vậy, Polyester thường chỉ thích hợp để sản xuất cho các trang phục ngoài trời như đồ đi biển, bơi lặn hay trang phục thể thao…

    Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm trên, một số nhà sản xuất thường kết hợp Polyester cùng với 1 số chất liệu khác để tạo độ mềm mại, thoải mái cho người mặc như chất Cotton Poly hay vải thun Poly.

    Chất Cotton Poly là gì? Chất liệu cotton poly được tạo ra trong quá trình tổng hợp sợi cotton nguyên chất kết hợp cùng xơ Polyester nhằm mang lại ưu điểm về khả năng chống thấm mồ hôi nhưng vẫn đảm bảo về độ bền màu. Vải thun Poly là gì? Vải thun Poly có thành phần chính là sợi Nylon nhân tạo, được dệt từ những sợi nhỏ tạo giúp bề mặt vải được láng mịn, bền đẹp và có ưu điểm ít nhăn, bền màu.

    Polyester có tính ứng dụng cao
    Có lẽ vì sở hữu cho mình những tính năng vượt trội trong chất liệu nên Polyester thường có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong ngành công nghiệp may mặc với những dòng sản phẩm chủ yếu như:

    • Quần áo thể thao:
    Việc lựa chọn những chất liệu thấm mồ hôi và hút nước có thể khiến người mặc cảm thấy nhẹ nhõm, thoáng hơn hơn thế nhưng chúng lại khiến cho trọng lượng quần áo trên người nặng, gây cản trở cho việc di chuyển. Chính vì vậy mà chất liệu Polyester thường xuyên góp mặt trong các trang phục thể thao của các hãng nổi tiếng.

    [​IMG]

    • Chăn ga gối đệm
    Chất liệu vải Polyester còn được sử dụng trong những chiếc đệm bông ép để tạo độ cứng nhưng vẫn đảm bảo về sự đàn hồi, nâng đỡ cột sống cho người sử dụng. Bên cạnh đó, Polyester còn được yêu thích để may phần vỏ bọc cho ghế sofa hay làm rèm cửa nhờ khả năng chống nước và chống bám bụi bẩn hiệu quả.

    [​IMG]

    Ngoài ra, chất liệu Polyester cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như may ô dù, lều cắm trại, túi ngủ, quần áo mưa,…

    Tham khảo tại
    và trên Wiki tiếng Anh: https://en.wikipedia.org/wiki/Polyester
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi zemzemshop
    Đang tải...


Chia sẻ trang này