Cũng giống như trong hôn nhân, sức mạnh của bậc cha mẹ cần sự hợp tác của cả hai người. Có rất nhiều bài viết về chăm sóc, nuôi dạy con dành cho các bà mẹ, còn các ông bố thì sao? Là một người bố, bạn có thể làm được những gì? 1. Giúp đỡ mẹ trong việc chăm sóc con cái hằng ngày Trước đây, đa số đàn ông là người gánh vác tránh nhiệm nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều chị em tham gia vào việc đi làm, kiếm tiền và chia sẻ gánh nặng tài chính, ngược lại, các đấng nam nhi cần tham gia nhiều hơn vào việc trực tiếp chăm sóc con cái. Bố có thể giúp mẹ tắm cho con, cho con ăn hoặc thay quần áo cho con. Những việc làm này không chỉ giúp giảm bớt phần nào áp lực của mẹ mà còn thúc đẩy sự gắn kết tình cảm trong gia đình, giữa vợ chồng, giữa bố mẹ và con cái. 2. Bố mẹ giữ những vai trò riêng biệt nhưng hỗ trợ nhau Dễ dàng nhận ra các ông bố và các bà mẹ có sức mạnh và phong cách nuôi dạy con khác nhau. So với mẹ, bố có nhiều hoạt động tương tác trực tiếp với con hơn, đồng thời các ông bố thường khá vui nhộn khi chơi cùng con, cả trai lẫn gái. Thông qua những tương tác này, trẻ sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và hành vi, đồng thời thấy thoải mái hơn khi khám phá thế giới xung quanh, ngoài ra trẻ còn có cơ hội thể hiện khả năng tự chủ và các tính cách thiên về mặt xã hội của mình. Trong khi đó, mẹ lại là người hiểu rõ từng bước phát triển của con, đặc biệt là thế giới nội tâm, biết được con nghĩ gì, con cảm giác như thế nào, do đó, mẹ thường có ảnh hưởng lớn hơn đối với cách con trẻ ứng xử trong các mối quan hệ bên ngoài. Hầu hết các ông bố cho con cái được mạo hiểm, khuyến khích con học hỏi từ trải nghiệm của chính mình trước khi can thiệp để bảo vệ con. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển tích cực của con trẻ. Bố có xu hướng dạy con từ những ví dụ trong thực tế với tính kỷ luật nghiêm ngặt, còn mẹ lại thiên về động viên, an ủi, hai thái cực này kết hợp lại sẽ tạo nên tác động cân bằng lên sự phát triển của trẻ. 3. Đề cao vai trò của mẹ Là một người bố, bạn có vai trò quan trọng trong việc củng cố ở con sự kính trọng đối với mẹ của bé. Để làm được điều đó, cả hai bạn phải thống nhất ý kiến với nhau trước mặt con, không chỉ trong lời nói mà cả trong thái độ, cử chỉ. Nếu con tỏ ra thiếu tôn trọng mẹ, người bố cần can thiệp ngay để điều chỉnh hành vi này. Đứng cùng phe với mẹ và nhắc lại những yêu cầu của mẹ trước con sẽ giúp củng cố tình cảm và sự nhất trí giữa hai vợ chồng, từ đó mang đến nhiều kết quả tích cực hơn trong việc nuôi dạy con. Khi được bố và con đánh giá cao, mẹ sẽ có tinh thần kiên định để hoàn thành trách nhiệm làm mẹ nhiều thách thức của mình. Điều quan trọng nhất là khi thấy bố thể hiện tình yêu và sự tôn trọng với mẹ, con cũng sẽ làm theo như vậy. Nếu bạn không đồng ý với cách hành xử của mẹ, nên trao đổi riêng khi chỉ có hai vợ chồng để dung hòa hai quan điểm trái ngược nhau và đi đến một kết luận thống nhất. Nếu bạn tỏ ra coi thường hoặc cắt ngang trong lúc mẹ dạy con, bạn có thể làm suy giảm lòng tôn trọng mẹ của trẻ cũng như khiến cho những chỉ dẫn của mẹ không còn nhiều tác dụng với con nữa. Sự tranh chấp này có thể dẫn tới một số vấn đề về hành vi trong quá trình phát triển của trẻ.
Nhà có con trai, bố chính là tấm gương về lối sống của một người đàn ông, về cách đối xử với phụ nữ. Trong nhà, vai trò của bố hay của mẹ đều không thể thiếu được. Vậy nên đừng có đổ là "con hư tại mẹ", các ông cũng chình ình trách nhiệm ra đấy.
Bố có vai trò rất quan trọng đấy. Không phải ngẫu nhiên mà 70% gia đình không có bố, con cái sau này thường không đạt được thành công như mong đợi đâu
người bố trong gia đình cực quan trọng , mà hay một cái là sao bố nào cũng yêu con gái hơn con trai ấy nhợ.
mẹ tuyệt vời, nhưng nếu không có bố thì chằng có gì tuyệt vời nữa.. "cả thế giới nằm trong túi bố" ))
khi con té, mẹ là người chạy đến đỡ con đứng dậy. Bố sẽ là người vỗ tay và hô to :"không sao cả, đứng dậy nào !"
Bình thường thì cả Bố và Mẹ cùng dạy con, Cả 2 Bố Mẹ sẽ bổ sung đầy đủ để hình thành nhân cách cho con sau này