Vai trò của LACTOFERRIN trên hệ miễn dịch

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi ngochoangan, 10/11/2011.

  1. ngochoangan

    ngochoangan Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/8/2011
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Sữa non

    Tên gọi “sữa non” đôi khi làm cho chúng ta hiểu nhầm là sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Thực ra không phải vậ̣y! Sữa non là sữa hình thành trong tuyến sữa của bà mẹ ngay từ những tháng cuối của thai kỳ và được tiết ra chỉ trong vài ngày đầu sau sinh mà thôi. Sữa non rất đậm đặc, số lượng ít, nhưng chứa nhiều chất đạm, đường, các chất miễn dịch và ít chất béo. Sau tuần đầu tiên, sữa non sẽ dần loãng ra, nhạt màu dần và chuyển thành sữa vĩnh viễn sau này (gọi là sữa trưởng thành) với thành phần hoàn toàn khác.

    Đặc điểm nổi bật của sữa non là chứa rất nhiều các yếu tố miễn dịch, giúp bảo vệ bé trong những ngày tháng đầu sau khi mới sinh.

    [me_va_be]

    Lactoferrin

    Sữa non chứa nhiều IgA là kháng thể tự nhiên hiện diện rất nhiều trong niêm mạc đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu. Ngoài IgA, một số yếu tố khác trong hệ miễn dịch cũng có rất nhiều trong sữa non và được mẹ truyền qua cho bé như các loại cytokine, lyzozyme và đặc biệt là lactoferrin, một yếu tố miễn dịch được nhắc đến nhiều trong thời gian gầnn đây, là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể

    Lactoferrin bản chất là một chất đạm (glycoprotein), nhưng điều đặc biệt là lactoferrin có khả năng gắn với các phân tử sắt rất cao. Chính nhờ đặc điểm này, lactoferrin có khả năng “giành giật” chất sắt với các vi khuẩn. Thông thường, khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn đòi hỏi phải có một số chất liệu để chúng có thể sinh sôi và phát triển và sắt là chất mà các vi khuẩn rất cầb đến. Nhờ khả năng cạnh tranh chất sắt rất cao của mình mà lactoferrin trở thành một yếu tố miễn dịch rất quan trọng trong cơ thể, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể còn non nớt của bé. Lactoferrin có nhiều nhất trong sữa một số loài động vật có vú, đặc biệt là sữa non. Nồng độ lactoferrin trong sữa non cao gấp vài lần so với sữa trưởng thành. Điều đặc biệt là lactoferrin có trong sữa mẹ là cao nhất và cao hơn nhiều so với sữa bò. Cụ thể, sữa non của bò có chứa từ 0,5-0,8mg lactoferrin trong mỗi ml sữa, trong khi sữa non của người mẹ có đến 6-10mg/ ml. Tương tự, sữa bò bình thường chỉ có 0,1-0,3mg lactoferrin /ml trong khi mỗi ml sữa mẹ bình thường (sữa trưởng thành) có chứa 2-4mg lactoferrin. Ngoài ra, lactoferrin còn được thấy trong các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mắt, dịch mật, … và trong các bạch cầu đa nhân.

    Ứng dụng của lactoferrin trong cuộc sống hiện nay

    Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngoài việc cạnh tranh chất sắt với vi khuẩn, lactoferrin còn có thể gắn trực tiếp trên màng vi khuẩn, làm phá vỡ tế bào vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Hiệu quả của lactoferrin trên việc duy trì một hệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hoá, chống tạo thành mảng bám trên răng miệng cũng như giúp làm giảm nhiễmm khuẩn cho hệ hô hấp cũng đã được thấy rõ trong các nghiên cứu.

    Lactoferrin cũng đã được chứng minh có tính chất kháng một số virus như virus viêm gan C, rotavirus, virus bại liệt, virus hợp bào hô hấp thường gây viêm hô hấp ở trẻ em và cả một số loại virus nguy hiểm như CMV và HIV. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành kết hợp lactoferrin vào trong các loại thuốcc kháng virus nhằm tăng cường tính kháng khuẩn và làm giảm các tác dụng phụ do các thuốc này gây ra.

    Tình hình trẻ sơ sinh bú sữa mẹ tại Việt Nam và biện pháp bổ sung lactoferrin

    Theo số liệu tại Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ năm 2010, tại Việt Nam chỉ có 55% trẻ sơ sinh được bú mẹ ngay trong 1 giờ đầu sau sinh và chỉ 10% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Điều này làm giảm rất nhiều khả năng trẻ nhận được lactoferrin từ sữa mẹ. Nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, việc thay thế toàn bộ hay một phần sữa mẹ bằng sữa bò hay sữa bột công thức sẽ làm sự “gia cố hàng phòng thủ” cho trẻ bằng lactoferrin bị sụt giảm đáng kể dẫn tới việc trẻ có hệ miễn dịch yếu.

    Việc tuyên truyền cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm ngay giờ đầu tiên và tiếp tục bú mẹ hoàn toàn ít nhất đến 6 tháng tuổi là rất cần thiết, nhằm cung cấp cho trẻ một cách tốt nhất các thành phần dinh dưỡng và miễ̃n dịch. Nếu vì lý do nào đó trẻ không được bú sữa non hoặc không được bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời, việc bổ sung thêm các yếu tố miễn dịch từ bên ngòai, đặc biệt là lactoferrin, nên được quan tâm.

    TS.BS Nguyễn Anh Tuấn
    Giảng viên Bộ môn Nhi
    Trường Đại học Y Dược TP. HCM
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngochoangan
    Đang tải...


Chia sẻ trang này