Thông tin: Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi methaonguyen177284, 26/9/2016.

By methaonguyen177284 on 26/9/2016 lúc 3:13 PM
  1. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong tháng đầu tiên khi trẻ mới sinh ra, bệnh biểu hiện rõ và đặc biệt ở 2 tuần đầu. Bệnh vàng da có thể xảy cả với trẻ sinh đủ tháng đủ ngày và những trẻ sinh non. Trẻ có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, thì bệnh vàng ra có thể gây tử vong cho bé hoặc giảm thị lực, thính lực, bị bại não suốt đời.

    [​IMG]

    Theo Sức Khỏe Đời sống có bài viết: "Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh" được đăng ngày 16/10/2009, thì nguyên nhân "vàng da bệnh lý thường do tăng bilirubin gián tiếp: do tán huyết, thiếu men G6PD, suy giáp, bệnh nhiễm trùng mà hay gặp nhất là nhiêm trùng tiểu... Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý, thì có thể cháu bị vàng da lành tính do sữa mẹ. Trong trường hợp này, bé bú mẹ hoàn toàn, bú tốt, tăng cân bình thường, không có bằng chứng tán huyết. Vàng da do sữa mẹ không đáng lo, sẽ tự hết sau 6 tuần đến 3 tháng tuổi."

    Vàng da sinh lý sẽ hết trong vòng 1 đến 2 tuần, vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng. Những triệu chứng vàng da nhẹ: Chỉ vàng da ở vùng bụng phía trên rốn, cổ, ngực và mặt.

    Vàng da bệnh lý, bé bị vàng da toàn thân từ khi lọt lòng và không hết sau 1, 2 tuần. Trẻ có một số triệu chứng như: Lừ đừ, bỏ bú, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

    Cách phát hiện bé bị vàng da:

    - Nước tiểu của bé có màu tối hoặc màu vàng.

    - Bố mẹ hãy quan sát màu da của bé trên cơ thể ở nơi có ánh sáng, sau sinh khoảng 1 đến 2 ngày.

    - Lấy tay ấn nhẹ vào cơ thể bé, mũi, trán. Khi bỏ tay ra, ở vết ấn đó nếu có màu vàng thì lúc này bé đã bị bệnh vàng da.

    - Nếu bé bú ít, quấy khóc, không đi tiểu phân su, ngủ nhiều thì bố mẹ cũng nên cảnh giác và theo dõi con thường xuyên.

    Khi có các triệu chứng trên thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

    Hiện nay có 2 phương pháp điều trị vàng da cho bé được áp dụng đó là:

    - Chiếu đèn được cho là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay

    - Truyền máu

    Bố mẹ nên theo dõi trẻ để phát hiện kịp thời trường hợp bé bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý. Bởi vàng da có thể để lại di chứng bại não và nặng hơn nữa có thể tử vong. Trong thời gian mang thai mẹ bầu nên khám thai định kỳ. Đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Đối với những bé bị vang da sinh lý thể nhẹ, bố mẹ có thể tắm nắng vào sáng sớm cho con. Với bất kỳ trường hợp nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bạn nhé.

    Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

    Tham khảo thêm:
    Bé Bị Vàng Da
    Vàng da sinh lý
    Trẻ bị vàng da có nguy hiểm?
    Chứng vàng da ở bé sơ sinh
    Bé nhà em bị vàng da. Giúp với
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi methaonguyen177284
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi methaonguyen177284, 26/9/2016.

Chia sẻ trang này