Vén khéo mùa khai giảng

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi bupfshion2, 29/10/2012.

  1. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Chi tiêu mùa tựu trường là nỗi lo của nhiều phụ huynh có con đang tuổi ăn học. Làm sao để dù có dùng lại đồ cũ mà con không chạnh lòng cũng là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. TGGĐ mách bạn 5 bí quyết sau.



    1. Đi “chợ” sớm

    Chị Phạm Thị Hương (39 tuổi, Q. 3, TP. HCM) có 2 con, đứa lớn lớp 6 và đứa nhỏ học lớp 5. Rút kinh nghiệm cận ngày tựu trường, ai cũng nô nức đi sắm đồ cho con nên giá cả nhiều mặt hàng như tập vở, túi xách... hay tăng giá nên năm nay, bắt đầu nghỉ hè là chị đã tính đến chuyện đi sắm đồ cho con dần. “Để khuyến khích tinh thần học tập của con cái, chuyện mua sắm đồ mới cho chúng chỉ là không sớm thì muộn nên đi mua sớm sẽ tránh sức ép “tăng giá”. Hơn nữa, lúc này, nguồn hàng còn phong phú nên bạn cũng dễ lựa chọn”, chị Hương chia sẻ.

    2. Tham khảo giá nhiều nơi

    Trước khi đưa con đi mua dụng cụ học tập, bạn nên tham khảo giá nhiều nơi. Trẻ thường thích những vật dụng ngộ nghĩnh mà không quan tâm đến việc giá cả có thể quá sức với túi tiền của ba mẹ chúng. Vì thế, bạn nên lượng sức mình và đưa con đến những nơi biết chắc là những món đồ con chọn (dù có hơi đắt) nhưng vẫn trong khả năng chi trả của bạn. “Lượn lờ” qua nhiều nơi, bạn sẽ biết thêm về những chương trình ưu đãi, giảm giá đối với nhiều mặt hàng đồ dùng học tập dành riêng cho năm học mới. Cần thiết, bạn có thể “ra giá” cho tất cả các món đồ dùng mà con bạn cần mua để đảm bảo trẻ không chọn... quá đà.

    3. Dùng lại sách giáo khoa

    Mua một bộ sách giáo khoa mới phải mất vài trăm ngàn đồng, cộng thêm sách bổ trợ, sách tham khảo, bạn sẽ tốn khá nhiều tiền. Vì vậy, hãy tính đến chuyện cho con dùng lại sách giáo khoa của anh chị lớp trên.

    Bạn có thể nhắm trước “địa chỉ” để mượn/xin sách. Nếu muốn con nhỏ dùng lại sách giáo khoa của anh chị lớn trong nhà thì bạn cần nhắc đứa con lớn từ đầu năm học là giữ sách cẩn thận, không được viết bậy, xé sách để năm sau em mình còn dùng. Tâm lý chung của trẻ là thích dùng đồ mới nên khi cho con dùng lại sách cũ, mẹ hãy giúp con làm mới những cuốn sách “second hand” bằng cách bao lại bìa sách với những hình ảnh, màu sắc mà con bạn yêu thích để con bạn dù dùng sách cũ nhưng vẫn vui.

    4.Hô biến tập nháp xinh xắn

    Thay vì phải sắm thêm cho con vài cuốn nháp, năm nào cũng thế, chị Mỹ Linh (32 tuổi, Q. 8, TP. HCM) tận dụng những trang giấy trắng còn thừa trong những cuốn tập con dùng năm ngoái. Chị sẽ giúp con cắt những tờ giấy trắng còn thừa, đóng thành tập, sau đó rủ con gái (đang học lớp 3) cùng tham gia vào cuộc thi “thiết kế một cuốn nháp xinh xắn”.

    Chị Linh cho biết: “Bé nhà mình đã rất thích thú vì tự mình được tô vẽ, cắt dán. Theo cách này mình nghĩ bé còn cảm nhận được không khí của năm học mới sắp đến gần nữa”. Khá khéo tay nên chị Linh cũng hay tự tay thiết kế nhãn vở, nhãn sách, kẹp đánh dấu trang sách hình con ếch, thậm chí cả dây cột tóc mới cho con. Không chỉ tiết kiệm, việc làm nhỏ của mẹ còn khiến con gái chị rất hào hứng khi bắt đầu năm học mới.

    5. Chỉ mua vật dụng cần thiết

    Một bộ đồ dùng học tập của con rất nhiều thứ, để tránh lãng phí, trước khi đi mua, cha mẹ nên kiểm tra lại xem những món đồ năm trước của con còn dùng được cái nào, cần phải mua thêm những gì. Ví dụ: nếu bút chì, thước kẻ, cặp sách, quần áo, giày dép vẫn còn dùng được tốt, nên tận dụng lại. Chỉ mua những vật dụng cần thiết như tập mới, một bộ đồng phục mới để khuyến khích con, hay một chiếc xe đạp để con có thể tự đi học.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bupfshion2
    Đang tải...


  2. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    “Đào tạo” người giúp việc

    Không có sự hỗ trợ từ ba mẹ, trong khi hai bạn lại quay cuồng với công việc, không có thời gian cho gia đình. Giải pháp duy nhất: thuê người giúp việc. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những chi phí sinh hoạt phát sinh, bạn cần lên kế hoạch “đào tạo” người giúp việc.

    Hướng dẫn người giúp việc kỹ càng, bạn sẽ tránh được những khoản chi không đáng có
    Hầu hết người giúp việc thường có tâm lý “xài thả cửa” do không phải nhà mình. Để tránh những khó chịu và tổn thất về vật chất, bạn nên “huấn luyện” kỹ người giúp việc khi họ mới bắt đầu công việc.

    Tiết kiệm điện

    Ngày nay, hầu hết các công cụ phục vụ con người đều phụ thuộc vào điện. Từ nồi cơm, máy giặt, tủ lạnh… đều tiêu tốn một lượng điện không nhỏ. Vì vậy, bạn hãy yêu cầu người giúp việc thuộc nằm lòng những bí kíp sau:

    Một số người giúp việc thường có thói quen nấu cơm sớm rồi... xem tivi, bạn hãy thay đổi thói quen này của họ ngay nhé! Chỉ nên nấu trước khi ăn từ 30-45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng. Đồng thời thường xuyên nhắc họ lau chùi đáy nồi, mâm nhiệt để giảm tải lượng điện sử dụng.

    Nhắc người giúp việc lau sạch bề mặt trước khi ủi đồ để bàn ủi nóng nhanh. Tập trung ủi một lần theo trình tự quần áo mỏng vừa ủi trước, dày ủi sau. Sau đó rút phích cắm và tận dụng độ nóng ủi những đồ mỏng. Tránh ủi đồ trong phòng có mở máy lạnh.

    Khi mở máy lạnh hay quạt, bạn cũng nên nhắc người giúp việc đóng kín cửa, hạn chế để ánh nắng chiếu vào, sẽ làm giảm hiệu quả của máy móc.

    Tiết kiệm nước

    Luôn luôn kiểm tra các vòi nước, không để nước rò rỉ bởi như thế lượng nước lãng phí theo thời gian sẽ rất lớn.

    Sử dụng máy giặt, bạn nên hướng dẫn họ mỗi khối lượng quần áo khác nhau cần điều chỉnh mức nước khác nhau, tránh áp dụng mức nước cao nhất và thời gian giặt quá lâu khi không cần thiết. Nếu máy có chế độ tiết kiệm, hãy nhắc người giúp việc chọn chế độ này.

    Nước rửa rau, nước xả quần áo còn sạch... nên hướng dẫn người giúp việc giữ nước đó lại để giặt khăn lau, lau nhà.

    Khi làm vệ sinh cá nhân như đánh răng rửa mặt, thay vì để nước chảy xối xả, hãy dặn người giúp việc hứng nước vào cốc và giữ nước trong bồn rửa mặt.

    Tiết kiệm gas

    Bạn nên nhắc người giúp việc lau bếp hàng ngày, tránh tình trạng cáu bẩn sẽ bít các lỗ dẫn gas khiến một phần gas thất thoát ra ngoài. Giúp họ hiểu vì sao những chiếc bếp gas mới mua về thường tiêu hao ít gas hơn bếp cũ.

    Không chỉ tắt bếp, sau mỗi lần nấu xong bạn hãy yêu cầu người giúp việc khóa van bình gas. Điều này vừa an toàn lại vừa tiết kiệm gas triệt để.

    v Yêu cầu người giúp việc chọn mức lửa phù hợp với từng loại nồi, như thế một lượng gas không nhỏ sẽ được tiết kiệm. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín, bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.

    Nên nhắc người giúp việc tập trung khi nấu nướng, không vừa nấu vừa làm việc khác. Việc này vừa đảm bảo thức ăn ngon, lại không bị tốn gas vô ích.

    Các vật dụng khác

    Ngoài chi phí điện, nước, gas, còn rất nhiều những vật dụng khác mà bạn cần yêu cầu người giúp việc tiết kiệm ví dụ như giấy ăn, giấy vệ sinh, nước rửa chén, xà bông… Bạn có thể nhắc người giúp việc gom quần áo vài ngày giặt một lần thay vì ngày nào cũng giặt những đồ lẻ tẻ. Xà bông giặt quần áo nếu còn dùng được, có thể ngâm khăn lau nhà cho sạch và lại tiết kiệm được xà bông…

    Bạn hãy theo dõi tình hình sử dụng điện, nước... của nhà mình trước đây và so sánh. Nếu tháng nào có sự nhảy vọt, bạn có thể nhắc nhở người giúp việc của mình tiết kiệm hơn. Khi họ đã quen và bắt đầu đi vào nề nếp, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với mức chi phí của gia đình, tránh rơi vào trường hợp vừa tốn tiền thuê người giúp việc, vừa phải tốn thêm những khoản không cần thiết khác.
     
  3. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Chuẩn bị tài chính cho Giáng Sinh


    Càng về cuối năm thời tiết càng se lạnh và không khí đón chờ Giáng Sinh càng trở nên nhộn nhịp. Chắc hẳn ai cũng đang lên cho mình những kế hoạch để cùng gia đình, bạn bè và người thân vui chơi. Tuy nhiên, để không bị lúng túng hay lo lắng về các khoản chi phí làm ảnh hưởng đến niềm vui Giáng Sinh, các bạn nên chuẩn bị cho mình những gói tài chính phù hợp với nhu cầu của mỗi người ngay từ bây giờ.

    Học sinh _ Sinh viên: 100.000 – 200.000 VNĐ

    Đối với các bạn học sinh sinh viên, chắc hẳn túi tiền hạn chế. . Tuy nhiên dịp vui thì không thể bỏ qua. Với nguồn kinh phí có hạn của mình, các bạn có thể lên một kế hoạch cùng nhau xuất phát sớm tại một địa điểm đã hẹn trước, theo đó rong ruổi theo các khu xóm đạo (như quận 8, quận Tân Bình - TP.HCM…) để lưu giữ một vài khoảnh khắc đáng nhớ trong đêm Giáng Sinh.

    Kế đến ghé qua các khu trung tâm Quận 1 tham quan. Sau hai ba giờ mệt nhoài ngoài đường phố, các bạn có thể chọn cho mình một địa điểm để ăn uống phù hợp với túi tiền như các quán lẩu bình dân ở Quận 5, Quận Tân Bình hoặc Quận 10, 11.

    Với hình thức “góp gió thành bão” có lẽ một buổi tối như thế sau khi mỗi người đã được tham quan và ăn uống no nê thì “hậu quả” của một đêm Noel như thế cũng chỉ khoảng một đếm hai trăm ngàn. Một mức chi phí có thể chấp nhận được mà phải không?


    500.000 – 1.000.000 VNĐ

    Với mức chi phí cao hơn một chút như ở khoản nêu trên thì chủ nhân có thể lên một kế hoạch “phức tạp” hơn phù hợp với gia đình hoặc một đôi tình nhân. Một cuộc dạo quanh các khu vực trung tâm thành phố trong khung cảnh tràn ngập sắc đỏ, trắng và xanh của Giáng Sinh. Một bữa tối ấm áp tại một nhà hàng nào đó dành cho 2 người. Sau đó cùng nhau chọn một địa điểm để thưởng thức ly café trong không khí du dương của nhạc điệu giáng sinh an lành.

    2.000.000 – 4.000.000 VNĐ

    Đối với những ai muốn thay đổi không khí sau những ngày làm việc mệt nhọc và hòa mình vào không khí đón chào Noel ở một không gian yên bình hơn thì họ có thể chọn cho mình một địa điểm có những hoạt động Giáng Sinh đặc biệt như Đà Lạt, Biên Hòa Đồng Nai, Vũng Tàu…


    Tuy nhiên để có một kế hoạch chu đáo như vậy thì cũng cần chuẩn bị một nguồn tài chính kha khá khoảng 2-4 triệu. Ngoài chi phí ăn ở sẽ đặc biệt tăng cao (có thể gấp 2-3 lần ngày thường) tại các khu vực này trong dịp lễ, các bạn còn phải trang trải cho các hoạt động vui chơi sẽ được tổ chức trong ngày Giáng Sinh hoặc để mua sắm vài món quà lưu niệm.

    Giáng Sinh là một kỳ nghỉ đặc biệt, không chỉ với những người Công Giáo mà còn là một dịp lễ cuối năm để lấy lại tinh thần chuẩn bị bước qua một năm mới với nhiều động lực và mục tiêu mới. Chính vì vậy, nhiều người không muốn bỏ lỡ kỳ nghỉ đặc biệt này.

    Đó cũng là cơ hội để mọi người chuẩn bị những mâm cơm gia đình đầm ấm xua tan đi cái se lạnh của mùa động. Tuy nhiên để niềm vui được trọn vẹn và kéo dài thì chúng ta cần chuẩn bị một nguồn tài chính ổn định và đầy đủ. Và thời điểm này là thích hợp để mọi người tính toán cho riêng mình một kế hoạch.
    HQ




     
    pnh11082005 thích bài này.
  4. pnh11082005

    pnh11082005 0988.44.00.51

    Tham gia:
    11/6/2012
    Bài viết:
    4,722
    Đã được thích:
    800
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chuẩn bị tài chính cho Giáng Sinh

    Mình thì chưa nghĩ tới ngày này bạn ạ, chắc chỉ cho tụi nhỏ đi loanh quanh ngắm phố phường và chụp ảnh thôi.
     
  5. vietshoes08

    vietshoes08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/9/2012
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chuẩn bị tài chính cho Giáng Sinh

    Đối với mình giáng sinh thì đơn giản là xách xe máy cả v/c con cái lượn phố thế là xong, do vậy không có gì cần chuẩn bị cả cũng như 1 ngày bình thường chỉ khác phố xá sẽ được trang hoàng đẹp hơn.
     

Chia sẻ trang này