Kinh nghiệm: Vì Sao Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng? 5 Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bởi giangmy1993, 18/6/2022.

  1. giangmy1993

    giangmy1993 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/5/2022
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Nguyên nhân gây ra hôi miệng sau khi bọc răng sứ
    Thông thường, các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ có thể kể đến như: quy trình bọc răng sứ không đảm bảo đúng kỹ thuật, do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi bọc răng sứ không đúng cách, hoặc do loại răng sứ mà khách hàng lựa chọn để phục hình là răng sứ kim loại (răng sứ bán phần có lõi bên trong được làm từ kim loại), do khách hàng không đến phòng khám nha khoa thăm khám định kỳ thường xuyên, v.v. …

    [​IMG]
    Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc răng sứ là gì?
    Hôi miệng do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ
    Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ là do thói quen chăm sóc răng miệng chưa đảm bảo vệ sinh. Việc vệ sinh răng miệng không kĩ lưỡng sẽ khiến vi khuẩn và các mẩu thức ăn bị đọng lại trong miệng của bạn, theo thời gian sẽ tích tụ quanh khoang miệng và các chân răng, bên cạnh đó vi khuẩn còn tạo ra các hợp chất vi khuẩn gây ra mùi khó chịu trong miệng. Việc này rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nướu, sưng tấy, mưng mủ và nhiều bệnh lý răng miệng khác.

    Tuy nhiên, các bệnh lý về nướu răng còn có thể xảy ra do yếu tố di truyền hoặc do thể trạng, sức khỏe của khách hàng, ví dụ như các bệnh nhân tiểu đường, tiền tiểu đường,… Viêm nướu có thể dẫn đến thoái hóa nướu, tụt lợi, viêm quanh răng, nặng hơn nữa có thể gây mất răng, v.v. …

    [​IMG]
    Hôi miệng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
    Không những vậy, sau khi bọc răng sứ, bạn cần phải đến phòng khám nha khoa để thăm khám thường xuyên, định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần. Nếu bạn không thăm khám định kỳ theo nha sĩ khuyến nghị, rất có thể bạn sẽ không phát hiện ra các vấn đề răng miệng cũng như là các vấn đề trong khâu chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bản thân, hoặc bạn sẽ không thể kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề tiềm ẩn hiện tại.

    Các mảng bám, cao răng lâu ngày không được xử lý cũng rất có thể là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng và viêm lợi, tụt lợi, thậm chí là gây ra tình trạng tiêu xương, mất răng.

    Do răng sứ mà bạn đã bọc là răng sứ kim loại
    Nếu như loại răng sứ mà bạn đã lựa chọn để phục hình từ trước là răng sứ kim loại thì điều này cũng rất dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ. Các dòng răng sứ kim loại thường xảy ra tình trạng bị oxy hóa sau một thời gian sử dụng. Quá trình oxy hóa này diễn ra dưới tác động của các loại hóa chất, các enzyme, các loại vi khuẩn trong khoang miệng trong khi ăn nhai hàng ngày, gây kích ứng cho nướu và răng thật, dẫn đến tình trạng viêm tấy nướu răng, từ đó sinh ra mùi hôi khó chịu trong miệng.

    [​IMG]
    Viêm lợi sau khi bọc răng sứ
    Hiện nay, dòng răng sứ kim loại không còn thịnh hành như thời gian trước đây nữa, thay vào đó, khách hàng hiện đang dành nhiều sự ưu ái hơn cho dòng răng toàn sứ mới, với cấu tạo cả hai lớp (lớp sườn trong lẫn lớp mão ngoài) đều được làm từ chất liệu sứ. Dòng răng sứ toàn sứ không chỉ khắc phục được mọi nhược điểm của dòng răng sứ kim loại cũ mà còn đảm bảo được độ trong và tính thẩm mỹ cao cho răng.

    Để được tham khảo về chi phí cũng như dòng răng sứ phù hợp nhất với tình trạng răng hiện tại của mình, bạn hãy đến với Nha khoa BeDental để được thăm khám và tư vấn một cách tận tình nhất nhé!

    Quy trình bọc răng sứ không đảm bảo về mặt kỹ thuật
    Khi tiến hành bọc răng sứ, nha sĩ hoặc kỹ thuật viên bọc sứ cần phải đảm bảo rằng răng sứ phải bọc khớp với nướu răng và cùi răng thật, không được để thừa ra kẽ hở nào. Điều này đòi hỏi nha sĩ thực hiện bọc sứ phải có tay nghề vững chắc và kinh nghiệm dày dặn, bởi nếu răng sứ không được bọc khớp với cùi răng thật, các mẩu vụn thức ăn sẽ dễ bị kẹt trong các kẽ hở này, lâu dần sẽ phân hủy gây ra mùi khó chịu.

    Hơn thế nữa các vùng kẽ hở này rất khó vệ sinh, dễ làm viêm nhiễm, sưng tấy nướu răng, nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể gây ra nhiều bệnh khác như sâu cùi răng thật – lúc này, các lỗ sâu răng càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển trong các kẽ răng, ăn sâu vào men răng, tủy răng và dây thần kinh, gây đau nhức khó chịu cho bệnh nhân và làm ảnh hưởng đến cả các răng xung quanh.

    [​IMG]
    Kỹ thuật bọc sứ không đảm bảo, tạo kẽ hở ở chân răng sứ
    Do đó, bạn nên đến nha sĩ thăm khám kỹ lưỡng trước khi quyết định bọc răng sứ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng, tránh các vấn đề đáng tiếc xảy ra. Đối với người đã tiến hành bọc răng sứ có cùi răng trong bị sâu, nha sĩ sẽ phải tiến hành tháo bỏ răng sứ cũ đã bị hư hỏng và thay thế bằng răng sứ được chế tác mới hoàn toàn, khớp với nướu răng và cùi răng thật của khách hàng hơn.

    Chất lượng của mão răng sứ không đảm bảo
    Mão răng sứ có chất lượng không tốt sẽ dễ bị nứt vỡ, sứt mẻ trong quá trình ăn nhai do độ cứng và khả năng chịu lực không cao. Thức ăn sẽ dễ bị kẹt lại tại các kẽ nứt này và sẽ gây ra mùi hôi khó chịu nếu răng sứ không được vệ sinh đúng cách.

    Chúng ta cần có kiến thức đầy đủ và chính xác trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng để có được hàm răng khỏe mạnh. Đối với những người đã bọc răng sứ, cần chú ý cẩn thận khi chăm sóc răng miệng để giữ cho cả mão sứ lẫn cùi răng thật được khỏe mạnh, cũng như ngăn ngừa và cải thiện mùi hôi miệng.

    [​IMG]
    Răng sứ phải đảm bảo chất lượng và độ sát khít với nướu răng
    Nếu nghi ngờ mão răng bị lệch, hãy liên hệ với nha sĩ thực hiện bọc răng sứ để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần thay mão răng sứ mới để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi.

    Dị ứng kim loại
    Trường hợp này hiếm gặp hơn nhưng không phải là không có khả năng xảy ra. Đây là tình trạng khi mô nướu răng của khách hàng không đạt được độ tương thích cần thiết đối với cùi răng thật, dẫn đến tình trạng dị ứng, sưng tấy nướu và cũng sẽ gây ra mùi hôi miệng. Tuy nhiên dị ứng kim loại là trường hợp tương đối nguy hiểm, vậy nên nếu bạn nhận thấy mình có dấu hiệu bị dị ứng, hãy đến phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Khắc phục hôi miệng sau khi bọc răng sứ như thế nào?
    Nếu bạn đã đến thăm khám và được chẩn đoán hôi miệng do bọc răng sứ, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ khớp giữa răng sứ và răng thật xem răng sứ đã được gắn sát khít với cùi răng thật chưa, sau đó tiến hành lấy các mẩu vụn thức ăn ra, khử trùng và làm sạch răng cho bạn.

    Nếu răng sứ đã bị hư tổn và không thể giữ lại, nha sĩ sẽ đề xuất tiến hành bọc lại răng sứ mới cho bạn và bỏ phần mão sứ cũ. Vì vậy, bạn cần lựa chọn một trung tâm nha khoa có uy tín để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

    Sau khi đã đến nha sĩ để khắc phục tình trạng hôi miệng, bạn cần có một thói quen chăm sóc răng miệng cẩn thận và đúng cách hàng ngày.

    Cách phòng ngừa hôi miệng sau khi bọc răng sứ
    Để tránh tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ cần lưu ý đến những vấn đề sau:

    • Cần có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Nha sĩ khuyến nghị bạn hãy đánh răng tối thiểu 2 lần một ngày với bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluor. Chải kĩ tất cả các mặt răng, chải răng hàm theo vòng tròn và chải các răng khác theo chiều dọc. Mỗi lần đánh răng cần chải răng ít nhất trong 3 phút và súc miệng thật sạch.
    • Tránh các đồ ăn dai hoặc dính như kẹo dẻo, caramel,… để tránh thức ăn bị két dính trên răng. Tránh ăn đồ ăn quá cứng để không làm nứt vỡ bề mặt răng sứ.
    • Cần chú ý làm sạch các kẽ răng, đặc biệt là sau khi ăn xong để lấy đi vụ thức ăn bị kẹt lại giữa các kẽ răng. Đôi khi, bàn chải đánh răng không thể luồn vào sâu trong các kẽ răng để lấy đi các vụn thức ăn, vậy nên bạn nên sử dụng chỉ nha khoa và lưu ý xem hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa sao cho đúng cách để ngăn ngừa mùi hôi miệng.
    • Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng máy tăm nước để làm sạch các kẽ răng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các hãng máy tăm nước khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến hãng Procare, Oralpick, Waterpik,…
    • Đến tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần để nha sĩ có thể kịp thời phát hiện và xử lý các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
    [​IMG]
    Cần có thói quen chăm sóc răng cẩn thận để ngừa hôi miệng
    Vậy nên, để có thể ngăn ngừa và hạn chế tối đa tình trạng hôi miệng, bạn cần lưu ý cách chăm sóc răng miệng thật cẩn thận, và quan trọng nhất là lựa chọn cho mình một trung tâm nha khoa có uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nếu bạn lựa chọn bọc răng sứ tại một trung tâm nha khoa chưa có uy tín, bạn sẽ khó biết được chính xác tay nghề và trình độ chuyên môn của nha sĩ thực hiện, gây ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và sức khỏe răng miệng về lâu dài của chính bạn.

    Nha khoa BeDental là một trong những cơ sở nha khoa đi tiên phong trong dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện nay với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Bạn hãy đến với Nha khoa BeDental để được tư vấn cụ thể về tình trạng răng miệng và phương pháp phục hình răng sứ phù hợp với mình nhé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi giangmy1993
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

Chia sẻ trang này