Vì Sao Lao Động Trình Độ Thạc Sĩ, Cử Nhân Ồ Ạt Thất Nghiệp?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi webmaster, 28/12/2015.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    225.000 cử nhân, thạc sĩ cả nước không có việc làm, trong khi người ở trình độ sơ cấp, trung cấp nghề lại khá dễ dàng tìm được việc.

    [​IMG]
    Tỷ lệ người lao động có trình độ sau đại học thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Ảnh: TP.​

    Ra trường hơn 1 năm, Nguyễn Phương Linh, cử nhân Đại học Kinh tế quốc dân chuyên ngành Kinh doanh quốc tế vẫn chưa tìm được việc làm đúng chuyên môn. Linh cho biết đã rải hồ sơ khắp công ty nhiều lĩnh vực nhưng chưa nơi nào có hồi đáp.

    Trong khi chờ việc, cô phải làm nhiều nghề để sống qua ngày. Mức thu nhập của nhân viên lễ tân, phụ bàn, tiếp thị chỉ 3,5-4 triệu đồng một tháng. Linh phải ki cóp, tính toán chi li mới vừa đủ trả tiền thuê phòng, ăn uống, sinh hoạt...

    "Việc làm thời vụ không ổn định, thu nhập lúc lên lúc xuống, không có chế độ, bảo hiểm - không bằng nhiều bạn bè chỉ học nghề làm công nhân may, giấy tiền ở quê. Nghĩ tới chuyện đi xin việc, tôi cảm thấy chán nản và hụt hẫng thực sự", Linh chia sẻ.

    Linh chỉ là một trong số hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tính đến quý III/2015. Trong đó, riêng nhóm người có trình độ sau đại học (cử nhân, thạc sĩ...) cao nhất, chiếm 20% là hơn 225.000 người. Dự báo, trong thời gian tới, con số này có xu hướng tăng lên.

    Nghịch lý là những người trong nhóm này gần như không có nhu cầu tìm việc làm. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người không có chuyên môn kỹ thuật bằng chứng chỉ, có trình độ sơ cấp, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh. Điều này cho thấy, bất cập giữa cung và cầu của thị trường lao động ngày càng trầm trọng.

    Song, theo Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), tâm lý sính bằng cấp vẫn diễn ra. Phần lớn tâm lý người lao động lựa chọn những trường cao đẳng, đại học với ngành nghề "sang trọng" để học thay vì những trường trung cấp, cao đẳng nghề.... Việc học đáp ứng nhu cầu tâm lý của người lao động chứ không phải nhu cầu về việc làm khi ra trường.

    Một nguyên nhân nữa theo bà Hương là việc phân luồng trong quá trình tuyển sinh chưa dựa trên nhu cầu của thị trường lao động. "Các trường đại học đua nhau mọc lên, lấy điểm rất thấp. Và đương nhiên ít ai lại có tâm lý đi học hệ thấp hơn. Hệ lụy là đào tạo trình độ chưa tới, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thực tế", Viện trưởng Khoa học Lao động và Xã hội cho hay.

    Bên cạnh đó, người lao động trong nước cũng chưa chủ động trong việc xác định nhu cầu việc làm. Do đó, bản thân họ nên sử dụng thông tin thị trường lao động để điều chỉnh phù hợp với tín hiệu thị trường.

    Nghiên cứu của JobStreet (mạng quảng cáo việc làm Đông Nam Á) cho thấy, chất lượng lao động của Việt Nam chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.

    Bà Diệu Anh, Giám đốc công ty AIM Academy cho biết, một trong những vấn đề nan giải hiện nay đó là nguồn cung nhân lực đặc biệt ở phân khúc cấp cao còn hạn chế. Đó là lý do DN buộc phải tự chọn giải pháp "săn người" từ công ty đối thủ.

    Tại buổi Tổng kết các vấn đề lao động, người có công và xã hội (Bộ LĐ, TB-XH) diễn ra cuối tuần trước, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặt ra vấn đề: "Ngay bây giờ, bao nhiêu người học đại học ra không có việc làm? Việc này cần phải giải quyết triệt để, đào tạo nghề cần phải thiết thực hơn. Vì suy cho cùng, đó là tiền, nguồn lực của đất nước khi còn rất nghèo".

    Theo đó, cơ sở chỉ mở lớp khi biết chắc người đi học cần phục vụ cho nhu cầu thiết thực của mình, để có việc làm tốt hơn chứ không phải học vì chính sách. Thị trường lao động cần gắn kết chặt chẽ hơn thông qua doanh nghiệp.

    "Chúng ta sẽ không đánh giá đơn thuần thông qua số lượng người tham dự lớp học mà phải đánh giá thực chất nhu cầu học của họ. Bên cạnh đó, nếu người lao động muốn có việc làm thì DN phải có sản xuất, môi trường doanh nghiệp, đầu tư tốt", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


    Theo Ngọc Lan
    Zing
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. ngudan92

    ngudan92 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/12/2015
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    phổ cập giáo dục đại học là thế đó :)
     
    thuy84 thích bài này.
  3. mat_ong_rung_tn

    mat_ong_rung_tn Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    3,915
    Đã được thích:
    496
    Điểm thành tích:
    223
    Mình cũng k hiểu tại sao mỗi năm có vài nghìn cử nhân thất nghiệp,vậy mà các trg đại học cứ nhan nhản mọc,có trg trung cấp mình biết mà trong vài năm đã thành đại học rồi. Không hiểu trong vài năm ngắn ngủi ấy có kịp bổ túc trình độ giảng viên không,nan giải quá
     
  4. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Xã hội mình trọng bằng cấp.
     
  5. MiMi Shop@

    MiMi Shop@ Thành viên mới

    Tham gia:
    7/9/2016
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Nhớ lúc trước thi Đại học thật là khó. Đậu vào Đại học rất là vinh dự cho gia đình và bản thân. Còn bây giờ thấy trường Đại học nhiều quá và việc học Đại học không còn khó khăn như trước nữa. Nói chung tấm bằng Đại học bây giờ không quan trọng nữa.
     
  6. iziteam

    iziteam Thành viên mới

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Theo mình thì các công việc khối công đã được sắp đặt cho COCC rồi, còn các vị trí khối tư và FDI thì họ đòi hỏi nhân lực phải làm được việc, trong khi nền giáo dục VN thì toàn sách vở là chính, nói hay nhưng làm dở
     
  7. Jung Hades

    Jung Hades Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    5/3/2015
    Bài viết:
    3,998
    Đã được thích:
    402
    Điểm thành tích:
    223
    thời địa nay6f camamf tấm bàng đại hoc mà không xin được việc ak
     
  8. thuy84

    thuy84

    Tham gia:
    27/5/2009
    Bài viết:
    11,979
    Đã được thích:
    2,759
    Điểm thành tích:
    913
    ;) phấn đấu nhà nhà đại học, người người đại học. Tiếc thay số lượng lại không đi đôi với chất lượng
     
  9. dao2016

    dao2016 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    thừa thầy thiếu thợ
     

Chia sẻ trang này