Toàn quốc: Viêm Cân Gan Chân Khi Chạy Bộ Và Cách Điều Trị

Thảo luận trong 'THỜI TRANG, GIẦY DÉP, PHỤ KIỆN' bởi thuonghieu_daikon, 16/10/2021.

  1. thuonghieu_daikon

    thuonghieu_daikon Daikon

    Tham gia:
    15/8/2021
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Viêm cân gan chân là một trong những nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng đau gót chân khi chạy bộ. Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu qua các nguyên nhân và cách khắc phục khi chạy bộ đau gót chân. Bài viết này, Daikon sẽ tìm hiểu sâu hơn về bệnh viêm cân gan chân, nguyên nhân từ đâu, cách điều trị như thế nào. Cùng đón xem nhé!

    VIÊM CÂN GAN CHÂN LÀ GÌ?
    Viêm cân gan chân còn có tên gọi khác là viêm cân gan bàn chân, là tình trạng cơ gân bàn chân bị viêm (sưng) làm đau gót chân.

    [​IMG]

    Đi sâu về cấu trúc cân gan bàn chân, đây là một bó gân có cấu trúc như lưới nối gót chân với phần trước bàn chân. Nó có vai trò giảm sốc và hỗ trợ vòm bàn chân, giúp bạn có thể đi đứng bình thường.

    Bệnh viêm cân bàn chân thường xuất hiện ở tuổi trung niên, nhưng cũng thường xuyên gặp phải ở các runner. Bởi cân gan bàn chân là bộ phận phải hoạt động thường xuyên và chịu nhiều áp lực do đó, nó dễ bị tổn thương hoặc nặng hơn là bị đứt, gây nên tình trạng viêm, sưng.

    Những người có dấu hiệu đau âm ỉ, có những con đau buốt ở gót chân hoặc lòng bàn chân sẽ có nguy cơ bị viêm cân gan chân.

    Thông thường, triệu chứng đau sẽ xuất hiện vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy hoặc sau khi vận động nhiều và và cảm thấy đau, khó chịu hơn ở gót chân.

    Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm cân gan bàn chân?

    NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIÊM CÂN GAN BÀN CHÂN
    Như đã đề cập ở trên, đối tượng dễ mắc phải viêm cân gan bàn chân thường là những người có độ tuổi từ 40 - 70 tuổi. Đặc biệt, trong số các tình trạng được ghi nhận, tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam và thường xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ ở phụ nữ mang thai.

    Viêm cân gan chân cũng xuất hiện ở những người bị thừa cân, béo phì hay những người đứng cả ngày để làm việc như phục vụ, công nhân,...

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, bệnh cũng gặp ở một số người có cấu trúc lòng bàn chân vòm cao hay bị bẹt. Và còn nhiều nguyên nhân khác như:

    - Căng dây chằng gót chân

    - Sử dụng đế giày quá mềm nhưng không có đệm bổ trợ vòm chân,...

    CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM CÂN GAN CHÂN
    Khi gặp phải tình trạng viêm cân gan bàn chân, bạn có thể dùng đá chườm, các loại nẹp hay thuốc kháng viêm để điều trị tại nhà kết hợp với nghỉ ngơi, hồi sức, không vận động quá nhiều. Trong trường hợp không có tác dụng, bạn nên đi khám và nhận điều trị từ bác sĩ.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các bài vật lý trị liệu điều trị viêm cân gan chân; tập phần cơ dưới chân, hỗ trợ kéo giãn cân gan bàn chân giúp bạn có thể đi lại , giảm áp lực cho cân gan bàn chân.

    Phẫu thuật giúp cân gan chân không còn bị kéo căng là biện pháp điều trị được lựa chọn cuối cùng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài và không thuyên giảm trên 6 tháng. Phẫu thuật thường được thực hiện cắt một bên cân gan chân, và loại bỏ gai xương gót nếu có. Đây là phẫu thuật đơn giản nên ít biến chứng, có thể mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.

    LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM CÂN GAN CHÂN?
    Thay đổi thói quen sinh hoạt và cách sống giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm cân gan chân:

    - Để chân nghỉ ngơi nhiều hơn

    - Thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng quá lâu

    - Hạn chế các tư thế bất lợi như ngồi chồm hổm

    - Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng hợp lý.

    - Sử dụng các loại giày dép đế phẳng, mềm. Không nên mang giày cao gót thường xuyên.

    Ngoài ra, đối với các runner bạn nên sử dụng giày chạy bộ có đệm bổ trợ vòm chân tốt, thay đổi giày thường xuyên (thông thường bạn nên thay giày sau mỗi 400 - 500 dặm) để đảm bảo sự êm ái cho bàn chân của mình. Đặc biệt, nhớ khởi động thật kỹ, thực hiện các bài giãn cơ trước khi vận động nhé.

    [​IMG]

    Như vậy chúng ta đã đi qua các nội dung liên quan đến viêm cân gan bàn chân cũng như cách điều trị, bạn đã gặp phải tình trạng như vậy chưa? Hy vọng với những thông tin mà Daikon cung cấp sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất để chinh phục mọi chặng đường nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề tiếp theo.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuonghieu_daikon

Chia sẻ trang này