Kinh nghiệm: Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Em Và Những Điều Mẹ Nên Biết

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi dongybachngochoa, 14/1/2019.

  1. dongybachngochoa

    dongybachngochoa Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/1/2019
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    1. Các câu hỏi thường gặp
    Viêm da cơ địa là gì?
    Viêm da cơ địa là tình trạng da ngứa kinh niên, rất phổ biến ở trẻ em, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nó còn được gọi là chàm (eczema) hoặc chàm thể tạng (atopic eczema). Đây là bệnh phổ biến nhất của viêm da.
    Viêm da cơ địa thường xảy ra ở những người có "xu hướng bệnh cơ địa”, có khả năng gặp một hoặc cả ba bệnh: viêm da cơ địa, hen suyễn và sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng). Bệnh có tính chất gia đình, có thể cùng gặp ở cha mẹ hoặc anh chị em. Gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn, viêm da cơ địa hay sốt cỏ khô là rất quan trọng trong việc chẩn đoán viêm da cơ địa.
    Viêm da cơ địa không phải là bệnh truyền nhiễm! Nó phát sinh do quá trình tương tác phức tạp của yếu tố di truyền và môi trường (các chất gây kích ứng da, thời tiết, nhiệt độ hoặc cả ba yếu tố này).


    Biểu hiện của viêm da cơ địa như thế nào?
    Có nhiều biểu hiện khác nhau của viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa cấp có biểu hiện rầm rộ: đỏ, rộp và chảy nước. Giữa các đợt cấp tính, da có thể bình thường hoặc khô, dày và ngứa.
    Sự hiện diện của nhiễm trùng hoặc điều kiện thuận lợi như: sử dụng các loại kem bôi, tuổi của bệnh nhân, chủng tộc của hay các yếu tố khác có thể làm thay đổi hình thái viêm da cơ địa và cảm nhận của người bệnh.
    Tùy theo độ tuổi của người bệnh, biểu hiện đặc trưng của viêm da cơ địa như sau:
    - Trẻ sơ sinh:
    • Trẻ dưới một năm tuổi thường tổn thương trên diện rộng. Da thường khô, có vảy và đỏ với các vết xước do móng tay sắc của em bé.
    • Má của trẻ thường là nơi đầu tiên có biểu hiện của viêm da cơ địa.
    • Vùng đóng tã thường ít bị ảnh hưởng do sự duy trì độ ẩm của tã. Cũng như những đứa trẻ khác, da ở vùng này có thể bị kích ứng nếu tã bẩn hoặc để quá lâu.
    - Tuổi nhà trẻ và mẫu giáo:
    • Khi trẻ ở tuổi chạy nhảy, bệnh trở nên khu trú và dày hơn. Trẻ gãi mạnh làm cho tổn thương trông rất thô và gây khó chịu.
    • Viêm da cơ địa ở nhóm tuổi này xuất hiện ở vùng da trên khớp, đặc biệt là cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân và đầu gối, cũng có thể thấy ở bộ phận sinh dục.
    • Khi trẻ lớn hơn, các tổn thương thường xuất hiện ở vùng da nếp gấp của cùng khớp đó và diện tích thu hẹp lại. Vùng da bệnh trở nên dày và khô hơn do trẻ gãi và cọ sát thường xuyên.
    • Ở một số trẻ, tổn thương ở vùng da trên khớp vẫn tồn tại khi trẻ đã lớn hơn.
    - Trẻ em tuổi đi học:
    • Ở trẻ lớn, tổn thương có xu hướng ở các nếp gấp và nếp uốn. Các vùng da khác có thể xuất hiện tổn thương như là đầu gối và khuỷu tay, mi mắt, vành tai, cổ và da đầu.
    • Ở lứa tuổi này, có thể thấy mụn nước và bọng nước ngứa cấp tính, tái phát ở lòng bàn tay, ngón tay và đôi khi ở bàn chân (còn gọi là bệnh tổ đỉa).
    • Hầu hết viêm da cơ địa được cải thiện trong tuổi đi học và có thể khỏi hoàn toàn ở tuổi thanh thiếu niên, mặc dù chức năng rào cản của da không bao giờ là hoàn toàn bình thường.
    - Ở người lớn:
    • Người lớn viêm da cơ địa biểu hiện theo nhiều cách khác nhau.
    • Tổn thương phổ biến của viêm da cơ địa thường khô hơn và dày hơn ở trẻ em.
    • Tổn thương viêm da cơ địa ở người lớn thường khu trú và dai dẳng, có thể giới hạn ở bàn tay, mi mắt, nếp gấp, nếp uốn, núm vú hoặc tất cả các vùng da này.
    • Đáng chú ý là nhiễm khuẩn tụ cầu tái diễn.
    • Viêm da cơ địa là nhân tố chính góp phần gây viêm da kích ứng do tiếp xúc. Hay gặp ở bàn tay hoặc các vùng da thường xuyên tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa và / hoặc các dung môi (với các biểu hiện mụn nước, bọng nước, ngứa và bong da).

    Viêm da cơ địa có tồn tại mãi mãi?
    Viêm da cơ địa gặp ở 15-20% trẻ em nhưng chỉ có 1-2% ở người lớn. Với mỗi bệnh nhân, không thể tiên lượng bệnh sẽ tự cải thiện hay không.
    Ít gặp viêm da cơ địa ở trẻ trước bốn tháng tuổi, ở những trẻ này có thể bắt đầu bằng viêm da tiết bã nhờn sơ sinh hoặc ban đỏ trước khi xuất hiện viêm da cơ địa.
    Viêm da cơ địa thường có biểu hiện rầm rộ ở trẻ dưới 2 tuổi, mặc dù bệnh cũng có thể phát lần đầu tiên ở lứa tuổi lớn hơn.
    Viêm da cơ địa thường có biểu hiện nặng nề nhất ở độ tuổi từ hai đến bốn, sau đó bệnh được cải thiện và có thể hết hoàn toàn ở tuổi thanh thiếu niên.
    Một số nghề như làm vườn, làm tóc, giúp việc gia đình và lao công ở khu công nghiệp, làm việc nhà, da phải tiếp xúc với các chất gây kích ứng và dị ứng nên có nguy cơ cao phát bệnh viêm da cơ địa. Điều này rất có ý nghĩa trong việc lựa chọn công việc phù hợp ngay từ đầu, để tránh phải thay đổi sau này.

    2. Làm ẩm trong viêm da cơ địa
    ✔️ Tùy thuộc vào khí hậu, sẽ rất tốt cho bệnh nhân nếu thường xuyên ngâm mình mỗi lần 5 phút với chất dưỡng ẩm như petrolatum trắng. Tắm bồn hàng ngày (5-10 phút) với dầu làm mềm da để giữ nước cho da. Dầu có tác dụng giữ nước trong da và ngăn ngừa sự bay nước hơi ra môi trường bên ngoài. Để cơ thể tự khô sau khi tắm (không lau lại bằng khăn tắm).
    ✔️ Bệnh nhân được khuyên dùng các chế phẩm làm mềm da như petrolatum hoặc aquaphor bôi lên khắp cơ thể khi da còn ẩm, để giữ ẩm do nước được hấp thụ vào các lớp của da. Dầu cũng được phân tán tốt khi da ẩm ướt. Các thuốc điều trị bệnh nên được bôi trước khi dùng chế phẩm làm mềm da.

    3. Các nỗ lực không dùng thuốc trong viêm da cơ địa
    ✔️ Nên mặc quần áo mềm mại đối với da. Dùng vải sợi bông và nhiều lớp trong mùa đông.
    ✔️ Giữ nhiệt độ mát mẻ, đặc biệt là vào ban đêm, để tránh ra mồ hôi gây kích ứng da và ngứa.
    ✔️ Làm ẩm không khí (phun sương) chống lại sự quá khô (kể cả khi dùng lò sưởi hoặc điều hòa không khí).
    ✔️ Quần áo phải được giặt trong chất tẩy rửa nhẹ, không có chất tẩy hoặc làm mềm vải.
    ❌ Tránh các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng cấp tính (phát ban, sốc phản vệ). Thường gặp các phản ứng dị ứng với lạc (bơ lạc), trứng, hải sản, sữa, đậu nành, và sô cô la. Ngoài ra, bệnh nhân được khuyên bôi chế phẩm tạo lớp màng ngăn (petrolatum đặc) quanh miệng để tránh kích ứng từ các thực phẩm khi ăn, uống .
    ❌ Tránh các hoạt động gây tiết mồ hôi quá nhiều. Ngoài ra, bơi ngoài trời (hoặc trong bóng râm với trẻ nhỏ) vào mùa hè là liệu pháp tốt do da được tiếp xúc trực với ánh mặt trời, nhưng cần tránh nóng.

    Tham kháo bác sĩ chuyên khoa dị ứng là cần thiết, đặc biệt nếu bệnh nhân có bệnh hen suyễn và/hoặc sốt cỏ khô hay phản ứng cấp tính với thức ăn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dongybachngochoa
    Đang tải...


  2. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    VIêm da cơ địa muốn khỏi được cũng tùy cơ địa từng người nữa
     
    dongybachngochoa thích bài này.
  3. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    note lại ngay ms đc
     
    dongybachngochoa thích bài này.

Chia sẻ trang này