Kinh nghiệm: Viêm Màng Não Ở Trẻ Em Là Gì? Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Nguy Hiểm?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi hungtkss, 4/8/2022.

  1. hungtkss

    hungtkss Thành viên mới

    Tham gia:
    6/3/2022
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Chào quý ba mẹ,
    Viêm màng não ở trẻ là tình trạng bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Rất nguy hiểm nếu trẻ mắc viêm màng não mà không được quý ba mẹ phát hiện và điều trị đúng cách sớm.
    Vậy viêm màng não là gì? Có những dấu hiệu nào để nhận ra không? Hãy cùng nhathuocviet.vn khám phá qua bài viết này bạn nhé!
    Viêm não ở trẻ em là gì?
    Viêm màng não ở trẻ là bệnh do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm màng não là do vi trùng, siêu vi trùng từ nơi khác trong cơ thể qua đường máu lan vào các dịch não tủy. Một số ít nguyên nhân do các loại nấm, ký sinh trùng hay do phản ứng với hóa chất, bệnh tự miễn nhiễm...
    [​IMG]
    Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ
    Viêm màng não ở trẻ xảy ra khi các loài vi khuẩn xâm nhập được vào màng nhện và màng nuôi, hay còn gọi là màng não tủy mềm, gây ra nhiều triệu chứng nặng nề và phức tạp ở trẻ.
    [​IMG]
    Vi khuẩn gram dương
    • Shigella: còn có tên gọi khác là lỵ trực khuẩn, khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài có lẫn máu nhầy. Trẻ còn có thể mắc hội chứng nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nếu không được can thiệp kịp thời.
    • Tụ cầu: thường gây tổn thương và nhiễm khuẩn trên da, biểu hiện qua các vết mụn nhọt, chốc lở, ổ áp-xe,… Nếu tình trạng kéo dài, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra những biến chứng nặng hơn.
    • Salmonella: chịu trách nhiệm trong nhiều ca ngộ độc thực phẩm và là nguyên nhân gây bệnh sốt thương hàn. Ngoài ra, salmonella còn có thể phát triển mạnh nếu hệ miễn dịch của cơ thể yếu ớt, nhất là đối với trẻ
    • Listeria monocytogenes: gây ra các những loại bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,… ở cả trẻ và người lớn nhưng chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh.
    • Streptococcus B: hay còn gọi là liên cầu khuẩn nhóm B, trẻ lây nhiễm thường có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại biến chứng và thương tật vĩnh viễn như liên quan đến tâm thần, trí tuệ, các cơ quan vận động,…
    Vi khuẩn gram âm
    • E. Coli: là một loại vi khuẩn sinh dưỡng trong bộ máy tiêu hóa của cơ thể và có một số vai trò nhất định. Tuy nhiên, khi sự tăng trưởng trở nên mất kiểm soát có thể gây nên một số bệnh lý nhiễm khuẩn, bao gồm cả viêm màng não ở trẻ.
    • Proteus vulgaris: ngoài những căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, loại vi khuẩn này còn là một trong những tác nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ.
    • Pseudomonas aeruginosa: khi xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể gây ra rất nhiều bệnh lý như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng máu, viêm màng trong tim, viêm màng não,… Với bệnh nhiễm trùng máu và viêm màng não, bệnh nhi thường có tỷ lệ tử vong rất cao.
    • Neisseria meningitidis: Có thể gây viêm ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như da, đường tiêu hóa, đường hô hấp. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, nó sẽ lan truyền qua máu tới hệ thần kinh và gây ra viêm màng não.
    Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em thường gặp
    [​IMG]

    • Sốt cao kèm co giật: là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, ban đầu trẻ có thể chỉ bị sốt nhẹ và dần chuyển sốt cao đến mức báo động. Nhiều trẻ sốt kèm co giật gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp điều trị ngay.
    • Chán ăn, ăn bị nôn trớ: trẻ bị nôn, trớ do đầy chướng bụng, trẻ chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú, lười ăn, quấy khóc. Cùng với biểu hiện sốt, đây rất có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm màng não. Để cải thiện tình tình này, cha mẹ nên thử chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và theo dõi trẻ thêm
    • Trẻ không tỉnh táo, trong trạng thái mơ màng: có dấu hiệu ngủ nhiều hơn bình thường, khó đánh thức dậy, mơ màng, lúc mơ lúc tỉnh. Cha mẹ sẽ thấy trẻ kém lanh lợi, bơ phờ, trẻ kém nhạy cảm, hay cáu gắt, việc vận động cơ thể sẽ khiến trẻ thấy đau, không muốn được bế...
    • Khó cử động vùng cổ, cứng cổ là dấu hiệu đặc trưng của viêm màng não ở trẻ.
      Biểu hiện trẻ khó quay đầu, đau khi di chuyển cổ.
    • Biểu hiện trẻ khó quay đầu, đau khi di chuyển cổ. Thóp thở phồng hơn so với bình thường. Hệ miễn dịch giảm, sức đề kháng yếu khiến trẻ yếu ớt, thiếu sức sống.
    • Có dấu hiệu chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nhiễm trùng tai, nghẹt thở xảy ra cùng một thời điểm hoặc ngay trước sau các triệu chứng khác kể trên.

    Các biện pháp phòng ngừa viêm màng não
    • Bên cạnh việc tiêm chủng vắc-xin, quý ba mẹ và trẻ cũng có thể phòng tránh bệnh viêm màng não bằng các bước đơn giản như sau:
    • Không chia sẻ hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân vì viêm màng não có thể lây lan qua tiếp xúc với chất nhầy từ cơ thể người bệnh.
    • Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách thực hành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, vệ sinh miệng và mũi bằng nước sát khuẩn thông thường.
    • Duy trì giới hạn không gian an toàn với người bị viêm màng não. Hãy cẩn thận với những người bị viêm màng não, vì bệnh này có thể lây lan qua hôn, hắt hơi, ho.
    [​IMG]
    • Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bé khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus. Vì vậy, quý ba mẹ hãy tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách bổ sung cho bé đầy đủ các loại vitamin, rau và trái cây, đặc biệt các loại thuốc bổ não cho trẻ em có các thành phần vi chất giúp não bé luôn khoẻ mạnh và tăng cường các hoạt động chức năng của não.
    [​IMG]
    • Việc kiểm tra sức khỏe tổng thể cũng có vai trò to lớn trong việc giúp trẻ sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn kể cả viêm màng não để có hướng can thiệp kịp thời. Tùy theo tình hình thực tế, bác sĩ có thể kê thuốc và có hướng điều trị sớm và thích hợp.
    Viêm màng não là bệnh do vi khuẩn/virus gây ra. Chúng có thể gây ra các tổn thương về khả năng nghe, tổn thương não, các khuyết tật khác và có thể dẫn đến tử vong.

    Mặc dù nguy hiểm, nhưng bệnh viêm màng não có thể phòng tránh được bằng vắc-xin. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, chúng ta nên tiêm vắc-xin chủng ngừa viêm màng não ở độ tuổi từ 11-12 và tiêm nhắc lại ở giai đoạn 16 đến 21 tuổi.

    Trên là những chia sẻ về viêm màng não ở trẻ em, thông qua bài viết hi vọng đã cung cấp cho quý ba mẹ các thông tin bổ ích nhằm phát hiện kịp thời và phòng chống viêm màng não cho trẻ.

    Chúc quý ba mẹ sớm điều trị cho bé thành công!


    Tham khảo thêm:

    U não lành tính là gì? Liệu có gây ung thư não?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hungtkss
    Đang tải...


Chia sẻ trang này