Virus Zika gây teo não được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1947 tại Uganda và vào năm 1948, nó được phát hiện trên muỗi Aedes. Tháng 4 năm 2015, dịch Zika bỗng bùng phát tại Brazil rồi nhanh chóng lan ra các quốc gia và châu lục lân cận. Tháng 10 năm 2016, Việt Nam xuất hiện ca nhiễm Zika đầu tiên tại tỉnh Đắk Lắk. Bệnh teo não có chữa được không? Người bị bệnh teo não sống được bao lâu? Triệu chứng bệnh teo não ở người già và cách chữa trị Thuốc đặc trị bệnh teo não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ hiệu quả nhất hiện nay Triệu chứng khi nhiễm virus Zika gây teo não Triệu trứng khi bị virut zika xâm nhậpZika là tên gọi một loại virus lây truyền qua loài muỗi Aedes. Hiện nay, nó được coi là tác nhân chính gây ra bệnh teo não và tật đầu nhỏ ở trẻ em. Ở thời gian đầu, việc phát hiện các triệu chứng nhiễm virus teo não gặp rất nhiều khó khăn vì bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-12 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, cũng chỉ có khoảng 20% ca bệnh có các biểu hiện phát ban, sốt cao, đau khớp, viêm kết mạc mắt, vàng da. Chúng sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày đến vài tuần rồi tự hết. 80% còn lại hầu như không có dấu hiệu gì đáng ngờ. Khi đến giai đoạn nặng, biến chứng đầu nhỏ ở trẻ bắt đầu xuất hiện. Một số trường hợp cũng được ghi nhận bị teo cơ, yếu cơ và ngứa râm ran ở chân tay. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong do nhiễm virus teo não Zika. Con đường và tốc độ lây lan của bệnh teo não Zika Teo não Zika là một bệnh truyền nhiễm và có thể phát triển thành dịch với tốc độ chóng mặt. Con đường lây truyền chính của Zika bao gồm đường muỗi đốt, quan hệ tình dục, hôn, truyền máu và từ mẹ sang con. Muỗi đốt là con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh. Loài muỗi chính được xác định trong trường hợp này là Aedes. Khi chúng đốt người có virus, bản thân nó cũng sẽ mang bệnh và truyền virus sang người khác qua vết đốt. Muỗi chủ yếu đốt vào ban ngày, ban đêm chúng hoạt động ít hơn. Quan hệ tình dục, hôn, truyền máu với người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm virus Zika gây teo não. Bởi vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế các hoạt động này để tránh nhiễm virus cho thai nhi. Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và chuyển dạ nhưng không lây qua đường bú sữa. Tuy nhiên, vẫn có những thai phụ nhiễm virus gây teo não Zika sinh ra con khỏe mạnh. Điều trị virus Zika gây teo não như thế nào? Phòng tránh virut zikaHiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị nào dành cho virus Zika gây teo não. Trẻ một khi đã bị biến chứng đầu nhỏ có khả năng phải sống với dị tật này suốt đời. Với các trường hợp được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị hỗ trợ bao gồm cho trẻ nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải. Nếu trẻ sốt cao thì dùng thuốc hạ sốt. Sau thời gian này, trẻ vẫn cần được theo dõi sát sao về sự phát triển tinh thần, vận động, thị lực và thần kinh. Phụ nữ có thai khi bị nghi mang virus Zika cần được siêu âm thường xuyên 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Cách phòng bệnh hiệu quả Mặc dù đã phát hiện ra virus gây teo não Zika 70 năm nhưng vacxin phòng bệnh vẫn chưa được nghiên cứu thành công. Do đó, người dân phải chủ động phòng tránh bằng một số biện pháp sau: Tránh bị muỗi đốt là cách phòng bệnh teo não Zika tốt nhất. Việc này có thể thực hiện bằng cách vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, sử dụng các loại thuốc phun khử trùng, tẩy uế xung quanh nhà cửa vì trứng của muỗi Aedes có thể tồn tại 1 năm, khi gặp nước nó sẽ ngay lập tức nở ra thành ấu trùng. Không di chuyển đến các vùng đang có dịch Zika. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm. Với phụ nữ mang thai, cần đi khám định kỳ thường xuyên để xác định sớm các vấn đề bất thường đối với thai nhi. Một số thông tin trái chiều về virus gây teo não Zika Một nhóm các bác sĩ Argenitna ở Physicians in the Crop-Sprayed Towns đã công bố kết quả nghiên cứu bày tỏ sự nghi ngờ chất chất pyriproxyfen – một loại thuốc diệt các ấu trùng muỗi được đưa vào nguồn nước nhằm chấm dứt sự phát triển của các ấu trùng muỗi trong các bể chứa nước – chính là tác nhân gây nên bệnh teo não chứ không phải là virus Zika như mọi người vẫn nghĩ. Bằng chứng là có hàng ngàn đứa trẻ bị dị tật đầu nhỏ sống ở vùng có sử dụng pyriproxyfen. Theo báo cáo của Abrassco, Tổ chức các bác sĩ và các nhà nghiên cứu y học Brazil, pyriproxyfen đã được nêu đích danh là tác nhân gây tật đầu nhỏ ở trẻ. Ngay sau đó, công ty hóa chất Sumitomo Nhật Bản – đơn vị sản xuất ra loại hóa chất này đã khẳng định pyriproxyfen an toàn với động vật có vú, chim, cá và cả con người. Mặc dù vậy, ngày 14/2, bang Rio Grande do Sul ở cực nam Brazil đã ngừng sử dụng loại hóa chất này tại 19 địa phương của bang. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh virus Zika gây teo não. Chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác để chống chọi với dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. nguồn: benhteonao.com