Kinh nghiệm: Vợ Sinh Con - Chồng Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Như Thế Nào?

Thảo luận trong 'Các vấn đề khác' bởi taiphamduc283, 15/9/2020.

  1. taiphamduc283

    taiphamduc283 Be present .!!.

    Tham gia:
    19/3/2020
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản. theo đó chế độ này được áp dụng đối với cả lao động nam và lao động nữ. Theo đó trong bài viết này bhxh sẽ chỉ đề đề cập đến các quy định của chế độ thai sản đối với người chồng khi vợ sinh. Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi.

    Quy định của Pháp luật về chế độ thai sản
    Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Lao động nữ mang thai;
    • Lao động nữ sinh con;
    • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
    • Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
    • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
    • Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
    Như vậy, người lao động có vợ sinh con, tham gia đóng BHXH theo quy định được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Mức hưởng chế độ thai sản sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định số ngày nghỉ được hưởng và mức hưởng trợ cấp 1 lần.

    [​IMG]

    Nguồn ảnh – ebh.vn
    Quy định về thời gian đối với chồng
    Căn cứ vào Khoản 2, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ thời gian hưởng chế độ thai sản của nam như sau:
    • Được nghỉ 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;
    • Được nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
    • Được nghỉ 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc
    • Được nghỉ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
    Lưu ý: Số ngày nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người chồng được tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con. Nếu nghỉ trước thời gian vợ sinh con thì ngày nghỉ được tính là nghỉ phép không hưởng lương.

    Mức hưởng trợ cấp 1 lần
    Trong trường hợp chỉ có người chồng tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài việc được hưởng các ngày phép theo quy định thì người lao động còn được hưởng mức trợ cấp thai sản 1 lần.

    Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội (mẹ không tham gia BHXH hoặc không đủ điều kiện hưởng) thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Cách tính mức hưởng trợ cấp thai sản 1 lần
    Theo quy định tại Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điểm c, Khoản 2, Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 8/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

    Mức hưởng trợ cấp thai sản 1 lần cho mỗi con = 2 x Lương cơ sở tháng

    Hiện tại mức lương cơ sở áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng tính đến 30/6/2020. Từ ngày 01/07/2020 mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng ở mức 1,6 triệu đồng/tháng (căn cứ theo Nghị quyết 86/2019/QH14). Tuy nhiên do ảnh hưởng xấu của dịch bệnh Covid-19, tại Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua việc tạm dừng điều chỉnh tăng mức lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng.

    Kết luận

    Như vậy trong bài viết này chúng ta đã cùng nhau điểm qua về các quy định chung vềbảo hiểm thai sản và những quy định đối với người chồng trong trường hợp được hưởng chế độ khi vợ sinh nở. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức cần thiết và hữu ích nhất.

    Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.

    Nguồn: http://bhxh.edu.vn/che-do-thai-san-doi-voi-nguoi-chong/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi taiphamduc283
    Đang tải...


Chia sẻ trang này