Xâm hại, hành hạ trẻ em: Phần lớn thủ phạm là người thân

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi bebi321, 31/8/2011.

  1. bebi321

    bebi321 Thành viên mới

    Tham gia:
    12/7/2011
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Trung bình một năm trên toàn quốc xảy ra 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Đau lòng thay, phần lớn thủ phạm có hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em lại chính là người thân, những người có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ các em.


    Đánh giá nói trên được đưa ra tại buổi hội thảo Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với nhiều bộ ngành liên quan, tổ chức ngày 24/9 tại Hà Nội.Cảnh báo tình trạng suy đồi đạo đức

    Thống kê cho thấy, trung bình một năm trên toàn quốc xảy ra trên 100 vụ giết trẻ em, 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em, 50 vụ bắt cóc chiếm đoạt, mua bán trẻ em. Tình trạng trẻ em đang bị bạo hành gia đình cũng đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, toàn quốc phát hiện 704 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 30 vụ giết trẻ em, 255 vụ trẻ em bị hiếp dâm, giao cấu với trẻ em 146 vụ, 59 vụ cố ý gây thương tích trẻ em… Theo ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH, trên thực tế, số vụ trẻ bị xâm hại tình dục còn cao hơn rất nhiều so với số vụ được trình báo. Rất nhiều vụ bị che giấu hoặc do gia đình trẻ mặc cảm sợ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Đại tá Nguyễn Chí Việt, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, trong những năm gần đây, xảy ra tình trạng gia tăng những trường hợp trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm bảo vệ chăm sóc các em có hành vi bạo lực, xâm hại tình dục (chiếm hơn 56%).

    Buôn bán trẻ em từ trong bào thai

    Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, số trẻ em bị buôn bán, bắt cóc vì mục đích thương mại có xu hướng gia tăng. Nếu như năm 2008 cả nước có khoảng 208 trẻ em là nạn nhân các vụ buôn bán người thì năm 2009, con số này đã tăng lên 628 em. Tại các tỉnh biên giới phía Bắc, bọn tội phạm trong nước cấu kết với người Trung Quốc, đột nhập vào nhà dân, giết người, chiếm đoạt tài sản, bắt cóc trẻ em để bán sang Trung Quốc. Chỉ tính riêng tỉnh Hà Giang từ năm 2007-2009 đã phát hiện 49 vụ làm 7 người chết, ba người bị thương và 66 trẻ em bị bắt cóc bán sang Trung Quốc. Ở các tỉnh biên giới phía Nam như An Giang, Tây Ninh… bọn tội phạm lừa gạt, dụ dỗ, ép buộc thu gom trẻ em gái độ tuổi 14-15 tuổi, rồi bán cho các ổ mại dâm ở Campuchia.

    Đặc biệt, tình trạng buôn bán trẻ em sơ sinh, trẻ em trong bào thai xảy ra ở nhiều nơi như TP HCM, Hà Nội, Hoà Bình, Nam Định Quảng Nam, Sóc Trăng… Bọn tội phạm dùng “vệ tinh” rò đến các vùng quê, tìm phụ nữ có thai hoặc gia đình phát sinh mâu thuẫn, khó khăn về kinh tế, rồi gạ gẫm hoặc lừa gạt, thu mua trẻ sơ sinh rồi móc nối với các cơ sở bảo trợ xã hội, núp bóng dưới hình thức hỗ trợ nhân đạo, lập hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi để hợp pháp hoá bán cho người nước ngoài.

    Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía gia đình nạn nhân, ông Nguyễn Hải Hữu cho rằng trách nhiệm còn thuộc về vai trò, chức năng của cơ quan quản lý. “Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có được hệ thống bảo vệ trẻ em như nhiều nước khác trên thế giới, do vậy việc phòng ngừa, phát hiện sớm để can thiệp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ và trợ giúp phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa hiệu quả”, ông Hữu nói.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bebi321
    Đang tải...


Chia sẻ trang này