Xin các bố các mẹ đừng làm khổ các con

Thảo luận trong 'Nhật ký con yêu' bởi Anna Duong, 28/3/2011.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. Anna Duong

    Anna Duong Call me: 0914 787 173

    Tham gia:
    27/3/2011
    Bài viết:
    12,175
    Đã được thích:
    10,650
    Điểm thành tích:
    3,763
    Mình thấy bài này hay lên post lên đây để các mẹ cùng đọc nhé!

    Chiếc bảng mica và cuộc “nội chiến”

    Đã 2 năm nay, kể từ khi bố mẹ tôi đưa nhau ra tòa không thành, nhà tôi bỗng xuất hiện chiếc bảng ấy.Một chiếc bảng trắng bằng mi ca được chia làm 3 cột.




    Tan học về đến nhà, tôi tháo vội chiếc ba lô sách rồi đọc nhanh mấy dòng chữ ở chiếc bảng treo trên tường xem bố mẹ dặn gì. Ái chà, hôm nay mẹ dặn: “Bốp mở lồng bàn, bát phở bò mẹ đã làm sẵn, chỉ việc dội nước sôi trong phích vào là ăn được”.


    Tôi làm đúng lời mẹ và bây giờ thì đang ngồi trước bát phở đầy tú hụ thịt bò thơm phức. Ăn gần xong bát phở, tôi mới đọc tiếp những dòng chữ khác trong các ô trên bảng.



    Đã 2 năm nay, kể từ khi bố mẹ tôi đưa nhau ra tòa không thành, nhà tôi bỗng xuất hiện chiếc bảng ấy. Một chiếc bảng trắng bằng mi ca được chia làm 3 cột. Trên đầu 3 cột là ba đề mục: Bố - Mẹ - Bốp. Việc mẹ dặn ăn phở là viết vào cột của Bốp - tức là tôi. Còn 2 cột kia thường có những thông tin như: Tối có chiêu đãi, không ăn cơm nhà; Lương tháng này để trong tủ; Đi công tác, đừng gọi; Cuối tuần tôi về quê ngoại; Nhà... mời cưới con; Cấm bán đồng nát chỗ báo để dưới gầm bàn...



    Tôi đã quá quen với kiểu giao tiếp bằng ngôn ngữ bảng này của hai người nên hôm nay tôi định chẳng quan tâm làm gì. Kệ họ. Đi ngủ một giấc cho khoái, chiều còn chơi trận games Anh hùng đánh tan ác quỷ mà thằng Dũng mới rỉ tai.



    Thú thật năm ngoái, sau khi chiếc bảng này xuất hiện và có những dòng chữ của bố mẹ trao đổi với nhau, tôi không hiểu gì cả. Cứ tưởng hai người cùng cắt Amiđan hoặc bị câm cùng lúc nên phải dùng ngôn ngữ viết. Nhưng sau thấy mỗi người đều nói được với tôi thì tôi hiểu. Vậy là hai người đang chiến tranh lạnh. Họ không thèm nói với nhau nhưng vì có những điều cần trao đổi nên phải viết bằng chữ vào bảng, rồi cứ thế mà thực hiện. Nếu không thế thì rất gay.



    Ví dụ như việc đi họp phụ huynh, việc đóng tiền học phí cho tôi, việc cần mua cho tôi chiếc máy vi tính để học tin học... việc của cái thân tôi liên quan đến cả hai người.



    Bố mẹ không thể bỏ tôi được nên vẫn phải “bàn bạc qua bảng”. Tôi còn nhớ một lần bàn bạc của bố mẹ trên chiếc bảng kia hồi đầu năm học:



    Mẹ: Chủ nhật tới, bố họp phụ huynh cho Bốp. Bố: Bận đi công tác, ngày đó không có nhà. Mẹ: Để tiền lại đóng góp đầu năm cho Bốp. Bố: Bao nhiêu? Mẹ: 1 triệu 2 trăm ngàn đồng. Bố: Để luôn 2 triệu mua cả sách vở bút giấy. Mẹ: Tùy...



    Lúc ấy, đọc những lời bố mẹ bàn bạc về việc của tôi nên tôi thích. Còn bây giờ những thông tin của họ làm tôi mệt mỏi, chán chường chẳng muốn đọc.



    Đã nghĩ vậy nhưng không hiểu sao tôi vẫn đánh mắt vào cái cột của bố và mẹ thử đọc... Sao lại có thông tin này nhỉ? Tôi trố mắt không tin vào dòng chữ mẹ nhắn bố: “Ông ngoại Bốp đột tử đêm qua. Tôi về quê hết tuần. Hai giờ chiều nay có xe dì Vinh đón Bốp về cùng”.



    Lạ lùng nhất là sáng nay, trước khi tôi đi học chưa hề có dòng chữ ấy. Chắc sau lúc tôi đến trường, điện thoại ở quê mới nhắn lên. Và mẹ đã viết dòng chữ ấy khi bố tôi vẫn chưa ra khỏi cửa đi làm.



    Còn đây là chữ bố trả lời mẹ, cũng trên bảng: “Sẽ về với ông. Tối nay có mặt”.



    Họ không thể nói với nhau bằng lời nên vết tích còn đấy. Tôi ngồi đờ đẫn trước dòng tin và mắt nhòa lệ khi nghĩ về ông ngoại. Ông ơi, khổ thân ông quá, sao ông đi đột ngột thế hả ông?



    Hè năm nào cháu cũng được về quê chơi với ông, cháu được ông làm cho cánh diều và ông dắt lên đê thả. Cháu còn được ông cho ra sông tập bơi. Ông bảo: “Làm con trai phải biết bơi, trước là để cứu mình, sau là để cứu người lúc gặp nạn nước”.



    Ông còn kể bao nhiêu chuyện hồi ông đi đánh giặc. Ông còn cho cháu xem chiếc dao găm chiến lợi phẩm của lính Mỹ ông thu được...



    Bây giờ cháu đang học lớp 8 mà ông đã hướng cho cháu học giỏi môn Sinh và Hóa để sau này làm bác sĩ chữa bệnh cho dân. Ông ơi, sao ông chẳng dặn cháu gì thêm hả ông? Cháu buồn vì bố mẹ cháu lắm. Chỉ có ông là thương cháu nhiều thôi...



    Tôi cứ ngồi như thế mà thầm thì khóc than ông ngoại. Còn nhớ 5 năm về trước, hồi bố mẹ tôi chưa chiến tranh lạnh. Hôm nghe tin bà nội tôi ở quê mất, tức thì cả hai người cùng tá hỏa. Mẹ chạy vội đến trường đón tôi, bố vội vã đến cả hai cơ quan mẹ và bố để thông báo, rồi ba người cùng ngồi xe ô tô về quê hối hả.



    Không khí đau buồn nhưng yêu thương đoàn tụ lắm. Còn bây giờ thì thế đấy. Việc nhà ai nhà ấy lo hay sao nhỉ? Nghĩ thế nước mắt tôi giàn giụa, họng tôi tắc nghẹn. Cảm giác khó thở vô cùng.



    Chợt có tiếng còi ô tô ngoài cổng. Dì Vinh đã đến đón tôi. Tôi khóc òa khi nhìn thấy dì. Dì cũng ôm chầm lấy tôi mà khóc: “Cháu ơi, ông ngoại mất rồi!”. Thế mà lạ. Gần tối về đến quê đã thấy bố tôi ở đó. Ông đeo khăn trắng, đi lại xăng xái lo toan các việc. Hễ có gì cần bàn bạc mọi người lại hỏi bố.



    Tôi còn nghe lỏm biết bố đã đóng góp khoản tiền lớn lo tang ma cho ông. Trưa hôm sau, xong việc chôn cất, bố tôi xin phép về thành phố ngay vì bận việc cơ quan.



    Bố đi rồi, cả họ ngoại ai cũng khen nức nở và bảo mẹ tôi tốt số nên được người chồng quá tuyệt vời. Mẹ chẳng nói gì, còn tôi thì im như thóc.



    Hôm sau tôi cũng theo xe dì Vinh về thành phố, chỉ có mẹ ở lại một tuần để cúng cơm cho ông.



    Mẹ đưa tôi chìa khóa cửa vào nhà. Chiều tối bố về, không biết là tôi đã ở quê ra nên ông mở cửa buồng và gọi điện oang oang khiến tôi nằm phòng bên nghe rất rõ: “Em à? Đi đâu mà cả ngày nay gọi không nghe?”. Bên kia tiếng một phụ nữ hình như trách móc gì đó nên thấy bố bảo: “Anh về quê vợ từ hôm kia, tối qua mới lên. Đám ma thì phải tắt di động chứ”.



    Bên kia người phụ nữ chắc khảo tra nên bố bảo: “Vẫn chiến tranh lạnh, nhưng về quê không ai biết. Tưởng vẫn hạnh phúc”.



    Tôi nghe thế vội vùng dậy, rồi nhón chân nhẹ nhàng đến sát cửa buồng bố để nghe cho rõ hơn. Quả tình tiếng người phụ nữ kia nghe cũng rõ: “Cưng ơi, anh không cắt phéng đi cứ kéo dài cái cuộc chiến ấy để em chờ đợi đến bao giờ?”



    Tiếng bố tôi: “Em đừng nóng vội, phải chờ hết 3 năm nữa, đoạn tang ông bố vợ xong thì anh mới cắt đứt được”.



    Bên kia vội dập máy hay sao mà tôi thấy bố tôi gọi với: “A lô, em đâu rồi? A lô, sao thế em ơi? A lô...”



    Tôi không nghe nữa, chạy vội về phòng nằm vật ra như đứa trẻ bị đòn đau. Hóa ra bố tôi có bồ. Hóa ra ông có âm mưu bỏ mẹ tôi từ lâu mà mẹ tôi không hề biết. Nhưng cái thông tin kia còn kinh hãi hơn.



    Có nghĩa là ông sẽ còn làm khổ mẹ tôi, khổ tôi và khổ cả cái người phụ nữ kia 3 năm nữa. Nghĩ đến đó, tôi lại vùng dậy, chạy xuống nhà dưới cầm lấy bút dạ và viết ngay vào cái cột của bố dòng chữ: “Bố bỏ mẹ đi, đừng lừa dối mẹ nữa”.



    Xong tôi lại viết vào cột của mẹ: “Mẹ giải phóng cho bố đi, đừng làm khổ bố thêm”. Viết xong, tôi quăng bút, chạy lên phòng trùm chăn khóc tức tưởi.

    Sưu Tầm ( dantri.com.vn):(
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Anna Duong
    Đang tải...


  2. Nấm yêu

    Nấm yêu Cả nhà thương nhau

    Tham gia:
    12/3/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Xin các bố các mẹ đừng làm khổ các con

    Câu chuyện thật là hay nhưng rất buồn,mình trộm nghĩ nếu gđ mình cũng thế này thì sẽ sao nhỉ?tương lai của con sẽ sao đây?giá như câu chuyện có 1 kết thúc có hậu,người thứ 3 sẽ ra đi,ông bố sẽ quay trở về,người mẹ sẽ tha thứ=>đứa con sẽ hạnh phúc biết chừng nào!
     
    Anna Duong thích bài này.
  3. Anna Duong

    Anna Duong Call me: 0914 787 173

    Tham gia:
    27/3/2011
    Bài viết:
    12,175
    Đã được thích:
    10,650
    Điểm thành tích:
    3,763
    Ðề: Xin các bố các mẹ đừng làm khổ các con

    Mình cũng ngĩ như bạn nếu đứoưc như vậy thì CS thật là Hạnh Phúc Nhưng CS luôn không theo những gì la mong ước.
    Buồn!!!
     
  4. leanhkhoa

    leanhkhoa Banned

    Tham gia:
    29/3/2011
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Xin các bố các mẹ đừng làm khổ các con

    mình thì lại nghĩ khác: kết thúc câu chuyện gợi ra nhiều điều đáng suy nghĩ trong cuộc sống của con người. Qua đó mới thấy được trách nhiệm và bổn phận của các bậc cha mẹ đối với con cái mình ra sao. Việc chiến tranh lạnh, chỉ nói chuyện qua ngôn ngữ viết thế kia tác động phần nào đến tâm lý của trẻ dễ làm cho trẻ trở nên tự kỷ, cô lập với thế giới xung quanh. Việc ông bố âm mưu làm khổ nhiều người trực tiếp làm ảnh hưởng đến đời sống, tính cách của đứa bé sau này. Chính việc thiếu trách nhiệm trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con cái góp phần đẩy nhiều đứa trẻ rơi vào tình trạng bế tắc, mất phương hướng trong cuộc sống, gây hậu quả đáng tiếc cho gia đình lẫn xã hội. Bài viết như lời cảnh báo đối với các bậc phụ huynh nhìn lại bổn phận của mình đối với con cái.
     
    Anna Duong thích bài này.
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này