Xin chỉ dùm em, gấp gấp mọi người ơi!

Thảo luận trong 'Các vấn đề sau sinh' bởi mebeminh08, 2/12/2008.

Tags:
  1. mebeminh08

    mebeminh08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Em có bà chị mới sinh con được 1 tuần nhưng chẳng có tí sữa nào cho con bú cả, thằng bé sinh được 4 kg ăn toàn sữa ngoài cả tuần nay, rồi cũng áp dụng ăn đu đủ với móng heo, rồi nào là nấu cháo đậu đen với giò heo mà chẳng có sữa có ai biết còn cách nào khác nữa chỉ hộ em với, mẹ nó buồn vì không có sữa cho con cứ khóc hoài, em thương quá cám ơn các mẹ nhiều nhiều.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mebeminh08
    Đang tải...


  2. mitmeo

    mitmeo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/7/2008
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    hồi mình sinh cũng mất cả tháng đầu hầu như không có sữa đấy . Ngoài việc ăn các món bồi bổ, chị của bạn phải thật là kiên trì cho bé bú, kể cả không có sữa, để kích thích sữa về . Bé nhà mình bú hoài không có sữa nên khóc và không chịu bú, mình phải vừa cho bé bú ti, vừa đút sữa bằng thìa đấy . Vất vả cả tháng trời, nhưng khi đủ sữa rồi thì khỏe re . Cố lên bạn nhé :razz::razz: Àm bạn thử biểu chị đó ăn chân chó đen và hoa chuối luộc xem có khá hơn không nhé.
     
  3. Mẹ Sóc Nâu

    Mẹ Sóc Nâu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/11/2008
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    43
    - Ở hiệu thuốc tây có bán cốm tạo sữa cho mẹ đấy, hồi đó mình uống thấy cũng hiệu quả lắm.
    - ăn canh bầu (quả bầu nấu canh)
    - uống sữa đặc có đường (sữa ông Thọ chẳng hạn) nóng, sau đó lấy lược (dùng chải đầu) chải bầu vú từ ngoài vào phía trong núm vú để kích thích tia sữa.
    - ăn canh chuối (quả chuối vàng nấu canh, nêm chút đường, muối).
    Đó là những kinh nghiệm mình thu thập được, bạn áp dụng thử xem.
     
    Sửa lần cuối: 3/12/2008
  4. mekhanhchip

    mekhanhchip Ruốc ngon cho mọi nhà

    Tham gia:
    25/1/2008
    Bài viết:
    9,858
    Đã được thích:
    2,321
    Điểm thành tích:
    863
    Chào mebeminh, theo mình thì hồi trước lúc mới sinh mình cũng 3 hôm ko có sữa, thế là mẹ đẻ bảo là phải xoa đầu ti nhiều. Đến ngày thứ 4 mới ra được một ít và dần dần ra nhiều đấy. Chứ bé mới sinh chưa biết mút ti mấy và lại nếu ko có sữa bé sẽ ko chịu bú. Bạn bảo chị ấy là vừa kết hợp uống lợi sữa với lại xoa đầu ti nhiều nhé.
     
  5. Tepmui

    Tepmui Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    12/11/2008
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    18
    lúc mới sanh cũng 3 ngày mình mới có sữa đấy, lo lắng lắm, mẹ mình cũng áp dụng nhiều cách nhưng khi dùng cách này thì mình thấy sữa lên tốt rồi từ đó ổn định luôn. mebeminh thủ áp dụng xem nhé.bạn mua mem rượi hòa với ít nước cho sền sệt rồi thoa đều lên vú từ trong ra đầu vú sau đó dùng nhanh hơ cho ấm vú hơ đều xung quanh nha, sau đó để cho mem khô lại rồi lau sạch, khoảng chừng 3-4 tiếng sau là vú cưng cứng thì cho bé ti từ từ sữa sẽ xuồng.ngoài ra thì bạn cũng phải áp dụng cách ăn xuồng và cần thiết là cho bé ti hoài để sữa xuồng, bé ti mà không có sữa thì đau lắm nhưng ráng bạn ạ, có sữa rồi mọi việc sẽ tốt cả thôi. Chúc mọi việc tốt đẹp nhé.!!!
     
    Mẹ Sóc Nâu thích bài này.
  6. mebeminh08

    mebeminh08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn các mẹ đã chỉ dẫn, em sẽ áp dụng từng cách một xem sao, chứ bé ti mẹ mà không có sữa la khóc quá trời. Tội nghiệp lắm...
     
  7. heocon_thongminh

    heocon_thongminh Top10 ngườibánhàngtốtI

    Tham gia:
    25/5/2008
    Bài viết:
    5,318
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    913
    Bạn ơi Medela có bán bộ kích sữa dành cho các mẹ mất sữa hay ít sữa đó , bạn sang đó hỏi chị ấy xem sao . Bạn mình đã dùng rồi, có hiệu quả đấy bạn ạ .
     
  8. mebeminh08

    mebeminh08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn chỉ mình đi vô đâu mới gặp Medela, chứ mình thử lấy men rượu bôi lên rồi xoa xoa nhưng chẳng thấy có hiệu quả gì cả, thằng bé bú ko có sữa nên nó chẳng chịu bú, uống sữa ông thọ pha với bia gì đó cũng chẳng thấy xi nhê gì cả khổ nổi là chị mình không biết ăn thịt chó, đi mua chân dê về hầm với đậu đen mà cũng chẳng có sữa luôn, mình cũng đang kiên trì chờ áp dụng đến các pp còn lại đến hết tháng xem sao, chứ hiện giờ là bị tắt sữa luôn òi các mẹ ui.
     
  9. heocon_thongminh

    heocon_thongminh Top10 ngườibánhàngtốtI

    Tham gia:
    25/5/2008
    Bài viết:
    5,318
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    913
  10. medela

    medela Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    1/7/2007
    Bài viết:
    2,298
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    153
    Ngay khi mới sinh xong thường mẹ chưa có sữa cho bé bú ngày nếu muốn có nhiều sữa cho con bú thì mẹ phải cho bé bú thật nhiều để kích thích tuyến sữa hoạt động ngay cả khi mẹ chưa có sữa . nếu thấy sữa chưa về cho bé bú bình nhiều bé sẽ no lâu và quen bú bình sau đó bé sẽ không muốn bú mẹ chính vì bé không muốn bú mẹ thì tuyến sữa không được kích thích mẹ càng không có sữa.

    Nếu mẹ ăn uống nhiều mà bé không bú thì không những mẹ không có sữa cho con ăn bên cạnh đó thì mẹ lại rất béo vì bao nhiêu thức ăn sẽ tập trung nuôi mẹ mà không làm nghiệm vụ SX sữa cho con.

    Nếu con chị em đã quen với việc bú bình thì chị em phải vắt sữa thường xuyên mỗi 3h/1 lần thì lượng sữa mới tăng dần được.
     
    Sửa lần cuối: 13/12/2008
  11. medela

    medela Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    1/7/2007
    Bài viết:
    2,298
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    153
    http://www.suckhoe360.com/DD-sau-kh...-can-biet-khi-nuoi-con-bang-sua-me/Page-3.php

    3. Sữa mẹ được tạo ra như thế nào?

    Sữa được tạo ra nhờ 2 chất trong cơ thể mẹ: prolactin và oxytoxin.

    + Prolactin - chất kích thích tạo sữa

    - Prolactin là một chất do não của mẹ tiết ra khi bé mút vú mẹ. Chất này có tác dụng kích thích tạo sữa. Do vậy, bé càng mút vú, mẹ sẽ càng tạo nhiều sữa và không cần phải bỏ cữ bú nào của trẻ với ý định để dành sữa cho bữa bú sau. Nếu bà mẹ không cho bé bú hoặc bú ít thì vú sẽ giảm và ngưng tiết sữa.

    - Khi bé không bú hết, lượng sữa tồn đọng trong vú sẽ là chất ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Vì vậy, mẹ phải vắt hết sữa bằng tay hoặc bằng bơm để giúp sữa tiếp tục được tạo ra.

    - Prolactin được tiết ra nhiều về đêm, nên cho bú đêm nếu bé đòi bú.

    + Oxytoxin - chất kích thích sữa trong vú được chảy ra

    - Oxytoxin là một chất do não mẹ tiết ra khi cho bé mút vú mẹ, làm cho sữa trong vú chảy ra khi bé bú mẹ.

    Sự tạo sữa dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm giác và tình cảm của mẹ. Khi mẹ cảm thấy hài lòng, thương yêu trẻ và tin tưởng sữa mình là tốt nhất cho trẻ, điều này giúp tăng tiết sữa. Nếu mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ là mình không đủ sữa, sữa mẹ sẽ ngừng chảy. Vì vậy, sau khi sinh, mẹ nên nằm cạnh con để có sự gắn bó tình cảm với trẻ và cho trẻ bú sớm. Việc cho trẻ bú sớm còn giúp cho dạ con (tử cung) co hồi tốt và làm ngưng chảy máu sau khi sinh.

    Quá trình xuống sữa

    Sau khi sinh, vú mẹ tiết ra một ít sữa non có màu vàng nhạt và sánh. Sau đó, mẹ sẽ cảm thấy hai vú căng đầy, gọi là xuống sữa. Sự xuống sữa sẽ xảy ra nhanh nếu bé được cho bú ngay sau khi sinh. Thời gian tiếp theo, mẹ có cảm giác bầu vú ít căng hơn, nhưng sữa vẫn đang tiếp tục được sản xuất và đủ cho bé ít nhất từ 4 đến 6 tháng tuổi.


    4. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho bé.

    Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho bé, ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh hay gầy ốm. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian 4-6 tháng tuổi.

    - Chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ, có men lypase giúp tiêu hóa chất mỡ.

    - Đường lactose trong sữa mẹ nhiều hơn các loại sữa khác. Đó là chất thiết yếu cho cơ thể đang phát triển của bé.

    - Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên bé bú mẹ sẽ không bị thiếu máu do thiếu sắt.

    - Sữa mẹ có đầy đủ các loại vitamin và lượng nước cần thiết cho bé ngay cả khi thời tiết nóng. Nếu bé được bú mẹ hoàn toàn, không cần bổ sung thêm nước, vitamin hoặc nước trái cây trong vòng 4 tháng đầu.

    - Sữa mẹ chứa đủ lượng canxi và phốt phát, giúp bé phát triển tốt.

    Sữa non

    Sữa mẹ trong vài ngày đầu sau khi sinh gọi là sữa non, có màu vàng nhạt và đặc sánh. Sữa non có nhiều chất bảo vệ cơ thể, giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Nó cũng có tác dụng xổ nhẹ, hỗ trợ việc tống phân xu và giúp bé đỡ bị vàng da. Các yếu tố phát triển trong sữa non giúp bộ máy tiêu hóa của bé trưởng thành. Sữa non còn có nhiều vitamin A, giúp bé phòng chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.

    Vì vậy, nên cho bé bú sớm từ nửa giờ đến một giờ sau khi sinh. Không được cho trẻ dùng bất kỳ thức ăn, thức uống nào trước khi bé bắt đầu bú mẹ.


    Sữa trưởng thành

    Trong vòng 2 tuần đầu, lượng sữa mẹ tăng và có sự thay đổi trong thành phần. Sữa mẹ có vẻ loãng hơn sữa bò, làm cho các bà mẹ nghĩ rằng sữa của họ loãng quá. Thực ra, lượng nước nhiều ở sữa mẹ là bình thường và tốt cho bé.

    Trong một cữ bú của bé, thành phần của sữa thay đổi như sau:

    - Sữa đầu: Là sữa ở đầu cữ bú của bé, có màu trắng trong và lỏng. Bé bú sữa đầu sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng: protein, lactose, vitamin, chất khoáng và nước.

    - Sữa cuối: Là sữa ở cuối cữ bú, có màu trắng đục vì chứa nhiều chất béo.

    Cần cho bé bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để nhận được chất béo có nhiều năng lượng, giúp bé tăng cân tốt.

    Bé bú mẹ ít bị tiêu chảy, ít bị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi...

    5. Cách bồng bế rất quan trọng để trẻ bú được nhiều sữa mẹ.

    Bé sẽ bú được nhiều sữa mẹ nếu mẹ bế đúng cách và cho bé ngậm vú tốt. Cách bế trẻ khi cho bú mẹ: Mẹ ngồi ở tư thế thoải mái và thư giãn; bế trẻ bằng hai tay sao cho:

    - Đầu và thân trẻ thẳng hàng (đầu trẻ không bị gập hay xoay nghiêng).

    - Mặt trẻ quay vào đối diện với vú, môi trẻ vừa tầm với núm vú.

    - Trẻ nằm sát vào lòng mẹ, bụng trẻ áp vào bụng mẹ.

    - Đỡ phía dưới mông trẻ bằng tay hoặc kê gối.

    Giúp trẻ ngậm vú:

    - Chạm núm vú vào môi trẻ.

    - Đợi cho đến khi trẻ há rộng miệng, đưa trẻ nhanh chóng tới vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú (mẹ không cần thay đổi tư thế để ấn vú vào miệng trẻ).

    - Trẻ phải ngậm vú vào miệng càng nhiều càng tốt, ngậm gần hết quầng vú.

    - Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

    - Trẻ được bú từ vú chứ không phải từ núm vú.

    - Lưỡi của trẻ được đưa ra trước, ôm lấy phần quầng vú phía dưới.

    Trẻ ngậm bắt vú đúng thì sẽ hút sữa dễ dàng và không làm đau vú mẹ.

    Các phản xạ bú

    - Phản xạ tìm kiếm vú: Nếu có vật gì chạm vào vùng xung quanh miệng trẻ vào lúc đói, trẻ sẽ há miệng và quay đầu về hướng đó.

    - Phản xạ mút vú: Khi có một vật gì trong miệng trẻ và chạm vào vòm miệng, trẻ sẽ tự động mút. Phản xạ mút rất mạnh, có ngay sau khi sinh.

    - Phản xạ nuốt: Nếu miệng đầy sữa, trẻ sẽ nuốt.

    Trẻ bú tốt là khi:

    - Nằm bú thoải mái và có vẻ thỏa mãn.

    - Miệng mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài, lưỡi chụm quanh bầu vú, má chụm tròn. Lúc đầu trẻ mút nhanh để sữa tiết ra, sau đó trẻ mút sâu và dài hơn, nghe có tiếng nuốt sữa. Thỉnh thoảng, trẻ ngưng một chút để thở.

    7. Làm thế nào để mau xuống sữa?

    Sau khi sinh, cố gắng cho con gần mẹ càng sớm càng tốt. Con cần nằm chung giường với mẹ hoặc nằm trong nôi cạnh mẹ. Sự tiếp xúc giữa mẹ và con qua cái nhìn trìu mến, sự đụng chạm, ôm ấp, vuốt ve... và đặc biệt là việc cho bú sữa non sớm sẽ giúp mẹ mau xuống sữa. Khi sữa đã bắt đầu xuống, việc cho bú thường xuyên sẽ giúp sữa xuống nhiều và nhanh hơn.

    8. Ngay sau khi sinh, có cần cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo không?

    Sau khi sinh, trẻ cần được cho bú sữa non ngay trong 1-2 giờ đầu. Ngoài sữa non, không nên cho trẻ uống bất kỳ một loại thức uống nào khác.

    Trước đây, vì nhiều lý do, một số bà mẹ thường cho trẻ uống nước cam thảo, nước chanh, nước lọc, mật ong pha loãng hoặc sữa bột trước khi cho con bú sữa non. Thật ra, chỉ cần một ít sữa non cũng đã đủ cho trẻ trong khoảng thời gian đầu và việc cho uống các loại nước khác có thể gây hại như sau:

    + Ảnh hưởng đối với trẻ

    - Trẻ không được bú sữa non sẽ dễ mắc bệnh vì các loại đồ uống nhân tạo rất dễ nhiễm khuẩn, khiến trẻ bị dị ứng, chảy máu đường tiêu hóa, tiêu chảy... Nước cam thảo gây tiết đàm nhớt, làm trẻ nghẹt thở.

    - Trẻ có thể không chịu bú mẹ vì không còn cảm thấy đói.

    + Ảnh hưởng đối với mẹ

    - Sữa chậm xuống vì trẻ mút ít.

    - Sau khi xuống sữa, trẻ mút ít sẽ làm vú bị căng tức và dễ dẫn đến viêm vú.

    - Mẹ cảm thấy khó khăn khi cho trẻ bú và không muốn cho trẻ tiếp tục bú mẹ.

    Chỉ cần hai lần bú bình cũng có thể làm thất bại việc cho con bú sữa mẹ.

    9. Cho bú như thế nào để mẹ có nhiều sữa và bé bú tốt?

    - Mẹ nên thường xuyên bế con và cho bú khi nào bé đòi bú. Lúc đầu bé có thể bú thất thường; sau khoảng hai tuần lễ, cữ bú sẽ ổn định hơn.

    - Không nên quy định số bữa bú và khoảng cách giữa hai lần bú cho mọi trẻ, vì mỗi trẻ có nhu cầu bú khác nhau. Việc mút vú thường xuyên sẽ kích thích sản xuất prolactin, giúp xuống sữa sớm hơn.

    - Cho bú theo nhu cầu sẽ tránh được hiện tượng ứ sữa. Ngay sau khi lọt lòng mẹ, trẻ phải được cho bú bất cứ lúc nào trẻ đòi bú.

    - Nếu trẻ không đòi bú thường xuyên (có nhiều trẻ rất yên lặng và không khóc khi đói), cần theo dõi. Nếu thấy trẻ không tăng cân đều, cần cho bú nhiều hơn mà không cần đợi trẻ đòi bú.

    - Nếu trẻ đòi bú liên tục (chưa đến một giờ lại đòi bú), có thể do mẹ bế không đúng cách nên trẻ không nhận đủ sữa; điều này sẽ làm cho mẹ kiệt sức. Do vậy, cần cho trẻ bú đúng tư thế.

    - Nếu mẹ có nhiều sữa, nên cho bú hết một bên vú này (để lấy được sữa cuối nhiều chất bổ) rồi hãy cho bú vú bên kia nếu bé còn muốn bú. Không được cho bú một nửa bên vú này rồi một nửa bên vú kia, vì bé sẽ không nhận được sữa cuối, chậm tăng cân và có thể bị đau bụng. Bà mẹ cũng có thể vắt bớt sữa đầu ra ly, cho bú hết sữa cuối trước rồi cho uống phần sữa trong ly sau (bằng muỗng) nếu bé còn uống thêm được.

    + Thời gian cho bú

    - Nhiều trẻ chỉ bú trong vòng 5-10 phút, nhưng có một số trẻ bú lâu tới nửa giờ cũng không sao.

    - Với những trẻ bú chậm, nếu cho ngừng bú trước khi trẻ muốn ngừng thì trẻ sẽ không nhận được đủ sữa. Điều này rất không có lợi vì sữa cuối cữ bú rất giàu chất béo, giúp cho trẻ mau lớn. Hãy cho bú bất cứ khi nào trẻ muốn và cho bú bao lâu tùy thích.

    + Cho bú hai bên vú như thế nào?

    - Trẻ khỏe thường bú cả hai bên vú cho mỗi cứ bú.

    - Nhiều bà mẹ cho bú thuận một bên, bên ít cho bú sẽ giảm và ngừng tiết sữa.

    - Hãy cho trẻ bú hết một bên vú để bảo đảm cho trẻ được bú sữa cuối. Sau đó cho bú tiếp vú bên kia nếu trẻ còn muốn bú.

    + Cho bú đêm

    - Nên cho bú đêm nếu trẻ muốn bú.

    - Bú đêm sẽ tạo nhiều sữa vì trẻ mút nhiều.
     
    Sửa lần cuối: 7/12/2008
  12. Tepmui

    Tepmui Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    12/11/2008
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    18
    tội nghiệp mebeminh quá,cứ từ từ tìm và thử chứ bạn đừng căng thẳng quá, tinh thần cũng quan trọng lắm đấy. phương pháp cuối cùng thì ta cho bé bú sữa bình cũng tốt cho bé mà (chỉ tội cho Cha mẹ thôi). cứ từ từ đừng lo lắng quá bạn nha!!!!
     
  13. mebeminh08

    mebeminh08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn mẹ tepmui đã quan tâm nhiều nha, thực sự mình cũng chờ thời gian xem sao, chứ bây giờ cũng áp dụng nhiều cách rồi mà chẳng có hy vọng gì cả. hic hic....
     
  14. mebeminh08

    mebeminh08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn những thông tin bổ ích của chị nhé medela, thật sự đến em còn không biết những thông tin này nữa đấy, hồi em sinh thằng cu nhà em cũng cho con bú toàn sữa ngoài, đến lúc sữa nhiều thì nó chẳng thèm bú em nữa, vắt ra thì cũng cầm cự được 1 tháng rồi tắt sữa luôn. Giờ thấy chị mình vậy nên cứ cố động viên chị ấy cho bé bú mẹ đừng như em, em cứ khóc hoài về cái chuyện cho bé bú sữa ngoài đó chị ơi, thương con nhưng do ko có kinh nghiệm nên đành chịu...hic hic...
     
  15. mebeminh08

    mebeminh08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Tình hình mẹ con chị em vẫn chưa cải thiện tí nào cả các mẹ ui, hic hic....
     
  16. menamlun

    menamlun Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/8/2008
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    em được mách cách này chị thử áp dụng xem sao: nấu cháo móng giò sau đó ăn nóng với lá đinh lăng ( lá đinh lăng cắt nhỏ ra cho vào bát và múc cháo nóng vào) . chúc mẹ bé sớm có sữa
     
  17. twophuong

    twophuong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    21/9/2008
    Bài viết:
    2,371
    Đã được thích:
    674
    Điểm thành tích:
    773
    Bạn ơi, bú sữa mẹ hay sữa ngoài đều có những cái lợi và không lợi, ví dụ như mình nè, đứa đầu được 2 tháng thì mình bị cảm uống kháng sinh mất sữa phải cho bé bú bình, bé lên cân tốt và rất khỏe mạnh, rất to con, năm nay được 6 tuổi vẫn rất thích uống sữa (uống bằng ly từ 2,5 tuổi) cao gần 1,3m và nặng 28kg. Đứa thứ hai bú mẹ được 8 tháng thì tự nhiện bỏ bú, bình sữa thì khg biết cách bú và cực kỳ ghét ti giả, giờ toàn đút sữa bằng thìa, mổi lần đút được khoảng 120ml mà ói lên ói xuống. Bạn hãy khuyên chị bạn thư giãn giữ gìn sức khỏe mà lo cho con bạn nhé vì bú sữa ngoài cũng rất tốt, quan trọng là bé ăn đủ.
     
    civil_huyen thích bài này.
  18. mebeminh08

    mebeminh08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn menamlun nhé, em cũng thực hiện cách này xem sao, còn nước thì còn tác vậy.


    twophuong ơi, cám ơn những lời động viên của bạn nhé, mình cũng sẽ thử hết cách nếu không có sữa nữa thì cũng khuyên chị mình cho bé bú sữa ngoài vậy.
     
  19. medela

    medela Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    1/7/2007
    Bài viết:
    2,298
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    153
    Bạn thật may mắn chả bù cho nhà mình bé đầu bú sữa ngoài hầu như toàn bộ người cũng to con nhưng học lớp 1 rồi mà vẫn hay ốm vắt mũi giãi ho hắng suốt nói chung buồn.
    Ngược lại bé thứ 2 bú mẹ hoàn toàn đến bây giờ hơn 20 tháng vẫn được ăn sữa mẹ nên nuôi nhàn hơn hẳn anh. Thực tế ở nhà mình như vậy nên mình vẫn luôn ủng hộ việc cố gắng cho con ăn sữa mẹ càng lâu càng tốt.
     
  20. Bongngoac

    Bongngoac Thành viên tập sự

    Tham gia:
    31/10/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3

    THIẾU SỮA
    Phụ nữ sau khi sinh không có sữa hoặc ít sữa, gọi là chứng Nhũ Trấp Bất Hành, Nhũ Trấp Bất Túc, Sản Hậu Khuyết Nhũ, Khuyết Nhũ, Nhũ Thiểu.

    Tương đương chứng Thiếu Sữa, Ít Sữa của YHHĐ.

    Nguyên Nhân

    + Khí Hư Huyết Yếu: Cơ thể vốn bị khí hư, huyết ít, đến khi sinh, huyết bị mất, khí bị hao, khí huyết đều suy hoặc Tỳ Vị hư yếu, khí huyết sinh hoá bất túc, khiến cho khí huyết hư yếu không sinh được sữa, khiến cho sau khi sinh không có sữa hoặc có ít sữa.

    Theo sách ‘Phụ Nhân Lương Phương’ do Khí huyết suy yếu, kinh lạc không điều hoà gây nên.

    Sách Y Tông Kim Giám cho rằng do Huyết bị mất nhiều quá, huyết ít thì sữa không ra. Hoặc do ứ huyết ủng trệ.

    + Can Uất Khí Trệ: Thường uất ức hoặc sau khi sinh tinh thần bị tổn thương, Can mất chức năng điều đạt, khí không thông, khí huyết không điều hoà, kinh mạch bị ủng trệ khiến cho nhũ trấp không vận hành gây nên thiếu sữa.

    Như vậy, phụ nữ sau khi sinh mà bị thiếu sữa hoặc sữa không xuống chủ yếu là do hư yếu (khí huyết suy yếu) hoặc do khí huyết ủng trệ.

    Tuy nhiên cũng có trường hợp do yếu tố tinh thần ảnh hưởng làm cho sữa không xuống. Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết: “Khóc lóc, hay giận dữ làm cho khí uất kết, bế tắc nên mạch sữa không thông”.

    Nguyên Tắc Điều Trị

    Nếu do khí huyết suy yếu, nên dùng các vị thuốc như Sâm, Đương quy, Bạch truật, Hoàng kỳ. Nếu do khí huyết ủng trệ, nên dùng các vị như Sa nhân, Mộc hương, Lậu lô, Mộc thông. Nếu do yếu tố tinh thần, ngoài việc dùng thuốc để lý khí, giải uất, còn phải giữ cho tinh thần vui tươi, lạc quan.

    Ngoài việc dùng thuốc uống, còn có thể dùng ngoại khoa để đắp, kích thích bên ngoài cho sữa chảy ra…

    Triệu Chứng Lâm Sàng

    + Khí Huyết Hư Yếu: Sau khi sinh thiếu sữa hoặc hoàn toàn không có, sữa đục, bầu sữa mềm không căng đầy, tinh thần mỏi mệt, ăn ít, sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch Tế Nhược.

    Điều trị: Bổ khí, dưỡng huyết, thông nhũ. Dùng bài Thông Nhũ Đơn (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Nhân sâm, Hoàng kỳ (sống), Đương quy, Mạch môn, Mộc thông, Cát cánh, Thất khổng trư đề (Móng chân heo 7 lỗ).

    (Nhân sâm, Hoàng kỳ đại bổ nguyên khí; Đương quy, Mạch môn dưỡng huyết tư dịch; Móng heo bổ huyết, thông sữa; Mộc thông tuyên lạc thông sữa; Cát cánh dẫn thuốc đi lên).

    + Can Khí Uất Trệ: Sau khi sinh sữa ít hoặc sữa chảy ra, bầu vú sưng đau, tinh thần uất ức, ngực sườn đầy tức, không thích ăn uống, người hơi sốt, lưỡi bình thường, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền Tế hoặc Huyền Sác.

    Điều trị: Sơ Can, giải uất, hoạt lạc, thông nhũ. Dùng bài Hạ Nhũ Thông Tuyền Tán (Thanh Thái y Viện Tuyển Phương): Đương quy, Xuyên khung, Thiên hoa phấn, Bạch thược, Sinh địa, Sài hồ, Thanh bì, Lậu lô, Cát cánh, Thông thảo, Bạch chỉ, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Cam thảo.

    (Thanh bì, Sài hồ thư Can giải uất; Thiên hoa phấn dưỡng huyết, tư dịch, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Lậu lô hoạt lạc, làm cho sữa chảy xuống; Cát cánh, Thông thảo tuyên lạc, thông sữa; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).

    Một Số Bài Thuốc Đơn Giản

    + Móng heo 2 cái, Thông thảo 24g. nấu chín, bỏ Thông thảo, chỉ ăn móng heo và nước thuốc (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).

    Tức Ngư Thang: Đậu nha 60g, Nam qua tử (sống) 30g, Tức ngư (Cá gáy) 100g, Thông thảo 20g. Sắc uống (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).

    Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

    + Nhị Thông Thang (Bắc Kinh Trung Y 1989, 5): Hoàng kỳ (sống), Đương quy đều 20g, Xuyên khung, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Lậu lô, Lộ lộ thông đều 10g, Sài hồ 6g, Thông thảo 6g. Sắc uống.

    TD: Bổ khí, hoạt huyết, thông lạc, tiến nhũ. Trị sinh xong thiếu sữa.

    Đã trị 76 ca, đạt tỉ lệ 90,8%.

    + Bổ Ích Thông Nhũ Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Lộ đảng sâm, Bạch truật (sao), Đương quy thân, Xuyên sơn giáp (nướng), Vương bất lưu hành đều 10g, Hoàng kỳ (nướng) 12g, Xuyên khung, Trần bì, Thông thảo đều 6g. Sắc uống.

    TD: Bổ ích, thông nhũ. Trị sinh xong thiếu sữa.

    + Thông Nhũ Linh (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ 40g, Đảng sâm 30g, Đương quy, Sinh địa, Mạch môn đều 15g, Cát cánh, Mộc thông, Vương bất lưu hành (sao) đều 10g, Xuyên sơn giáp (nướng), Thông thảo, Tạo giác thích, Lậu lô, Thiên hoa phấn đều 6g.

    . Thuốc chặt nhỏ, nấu chung với móng giò heo cho nhừ, vớt bỏ chất béo nổi bên trên mặt thuốc, còn lại khoảng 500ml, uống.

    . Thuốc tán nhuyễn, mỗi lần dùng 30g uống với nước sắc chân giò heo.

    TD: Ích khí, dưỡng âm, thông nhũ. Trị sinh xong thiếu sữa.

    Đã trị 175 ca, khỏi 170, không kết quả 5. Đạt tỉ lệ 97%.

    Châm Cứu

    + Khí Huyết Hư Nhược: Bổ khí, dưỡng huyết, thông nhũ. Chọn huyệt Tỳ du, Túc tam lý, Chiên trung, Nhũ căn.

    (Bổ Tỳ du, Tú tam lý để kiện vận Tỳ Vị. Ích khí, bổ huyết, làm tăng sữa; Chiên trung là huyệt Hội của khí, châm bổ có tác dụng ích khí, làm cho sữa chảy ra. Đường kinh Dương minh vận hành ngang qua vú, dùng huyệt Nhũ căn để sơ thông bầu vú, làm cho ra sữa)

    Tinh thần uể oải, ăn kém, thêm Trung quản, Khí hải. Mất máu quá nhiều thêm Cách du, Can du.

    + Can Uất Khí Trệ: Sơ Can giải uất, thông lạc, làm xuống sữa. Châm tả Chiên trung, Nhũ căn, Thiếu trạch, Nội quan, Thái xung.

    (Chiên trung, Nhũ căn điều khí, thông lạc, làm tăng sữa, thêm cứu huyệt Chiên trung để hỗ trợ lợi khí; Nội quan, Thái xung đều thuộc kinh Quyết âm để sơ Can, giải uất, khoan hung, lý khí; Thiếu trạch là huyệt đặc hiệu để thông sữa).

    Nếu đầy tức vùng ngực sườn thêm Kỳ môn. Sợ lạnh, sốt thêm Đại chuỳ, Khúc trì.

    Nhĩ Châm

    Chọn Hung khu, Nội tiết, Can, Thận. Ngày châm một lần, mỗi lần lưu kim 20~30 phút.

    Tham khảo

    + Châm huyệt Dũng Tuyền trị 65 ca Thiếu sữa. Để bệnh nhân nằm, châm huyệt Dũng tuyền hai bên. Khi đắc khí, kích thích mạnh 3 phút, lưu kim 10 phút. Nếu sữa vẫn chưa ra, sau khi châm, dùng hai tay bóp vào bầu vú sữa sẽ chảy ra, rồi cho cháu bé bú. Thường châm 2~3 lần là có hiệu quả (Châm Thích Dũng Tuyền Huyệt Thông Nhũ 65 Liệt Liệu Hiệu Báo Cáo, Trung Y Tạp Chí 1987, 28: 2).

    + Châm huyệt Nhũ Tam Châm trị 69 ca thiếu sữa. Người bệnh ngồi, hơi gấp khuỷ tay, bàn tay và vai bằng nhau, lòng bàn tay ngả ra phía trước. Từ huyệt Đại lăng đến huyệt Thiếu hải chia ra làm hai phần làm chuẩn.

    . Nhũ Nguyên: Đặt phần chuẩn đó vào huyệt Chiên trung, đo ngang ra phía đầu sườn là huyệt.

    . Nhũ Hải: Đặt phần chuẩn đó vào đầu vú đo thẳng xuống, tại ½ phía ngoài là huyệt.

    . Nhũ Tuyền: Từ huyệt Nhũ nguyên đo ngang ra về phía lưng, huyệt ở ½ phía ngoài của đoạn này. Khi châm ba huyệt này, hướng mũi kim về đầu vú, sâu 1~1,5 thốn, một lúc lại vê kim, khi thấy bên trong vú có cảm giác tức là được. Châm huyệt Chiên trung, mũi kim hướng xuống phía dưới, sâu 1,5 thốn, sau khi đắc khí, lưu kim 5 phút. Cứu ngải huyệt Nhũ Tam Châm 5 phút.

    Can uất khí trệ thêm Thái xung hoặc Thiếu trạch. Khí huyết đều suy thêm Túc tam lý. Kèm đau đầu, mất ngủ thêm Phong trì.

    Đã trị 69 ca, khỏi 49, có chuyển biến 15, không kết quả 5 (Lưu Chí Khiêm, Nhũ Tam Châm Trị Liệu Khuyết Nhũ 69 ca- Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 11 (3): 35).

    + Châm Đàn trung, Trung quản, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Hợp cốc. Châm bổ, lưu kim 10~15 phút, châm xong rồi cứu.

    Thực chứng: Dùng Chiên trung, Nhũ căn, Thiên tông, Kỳ môn, Thiếu trạch, Nội quan. Châm tả, lưu kim 20 phút. Cứ 5 phút vê kim tả một lần. Hư chứng: dùng huyệt Chiên trung, Ưng song, Nhũ căn, Nội quan, Túc tam lý, châm bình bổ bình tả. Lưu kim 15 phút. Châm xong rồi cứu. Kết quả: Kết quả ít 28, có kết quả 20, không kết quả 2 (Châm Cứu Thủ Nhũ Thiểu 50 Liệt Đích Biện Chứng Luận Trị – Thiểm Tây Trung Y 1988, 9 (7) 327).

    + Châm Hợp cốc, Khúc trì, Can du, Tỳ du, Nhũ can, Huyết hải, Túc tam lý. Hư thì châm bổ, Thực thì châm tả. Kết hợp xoa bóp vú cho sữa tiết ra. Đã trị 200 ca, có kết quả ít 134, có kết quả 45, không kết quả 21. châm từ 1~ 6 ngày (Châm Thích Trị Liệu Khuyết Nhũ, Cát Lâm trung Y Dược 1981 (2): 20).

    + Châm huyệt Ưng Nhũ (của Diện Châm) trị 100 ca thiếu sữa. Kết quả: Trừ 11 ca, còn lại đều có kết quả tốt. Cách châm này có kết quả đối với sản phụ sau khi sinh 40 ngày (Diện Châm Ưng Nhũ Huyệt Hạ Nhũ 100 Liệt, Hà Nam Trung Y 1981 (3): 36).

    + Châm Túc tam lý, Nhũ căn, Chiên trung, Thiếu trạch trị 28 6 ca thiếu sữa. Kết quả: Thể Can khí uất trệ 249 ca khỏi hoàn toàn, đạt 82,7%; Thể Khí huyết đều hư 37 ca, khỏi hoàn toàn, tỉ lệ 2% (Châm Thích Trị Liệu Sản Hậu Khuyết Nhũ 286 Liệt, Trung Quốc Châm Cứu 1986, 6 (3): 19).
     

Chia sẻ trang này