Xin đừng mê tín

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi tran_thuat_lai, 18/4/2005.

  1. tran_thuat_lai

    tran_thuat_lai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Xin đừng mê tín :

    Tôi là một thanh niên trẻ, tuy tôi là một Cư Sỹ của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam nhưng tôi cũng khá bức xúc vì hiện nay có quá nhiều người mê tín và tin vào những điều phi thực tế , đúng là Đạo Phật có một sức mạnh tâm linh, tuy nhiên giữa khoa học tâm linh và mê tín là hoàn toàn khác nhau .
    Chắc hẳn các vị sẽ hỏi tôi rằng " thế nào là tâm linh(?) thế nào là mê tín(?) " .nếu bạn có câu hỏi như vậy và muốn trao đổi cùng nhau thì tôi biết đến đâu sẽ trả lời bạn đến đó, và mong học hỏi được ở các bạn nhiều hơn . các bạn đồng ý vậy không ?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tran_thuat_lai
    Đang tải...


  2. H.Yen

    H.Yen Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    5/1/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Đề tài này hay hỉ, phải thọ giáo học hỏi bạn đôi chút nhé.
    Trần thuật lại ơi cho mình hỏi thế Đền (Đình ) khác với Chùa thế nào, vì theo mình thấy nhiều nơi gọi là chùa mà vẫn thờ cả thánh nữa, đi lễ đền thì phải là mê tín không?
     
  3. haccongtu

    haccongtu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    19/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Rất là đơn giản , thời buổi kinh tế thị trường là phải như thế . Cty nào cũng muốn kinh doanh đủ thứ , cửa hàng nào cũng muốn bán nhiều loại . Tóm lại là ko bỏ sót 1 khách hàng nào hết :lol:
     
  4. tran_thuat_lai

    tran_thuat_lai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    bạn lại nhầm sang lĩnh vực kinh doanh rồi , không phải là như vậy . Đền là nơi thờ những vị có công với dân tộc, tôi xin ví dụ như đền Hùng, đền Thánh gióng, đền Thượng ....vv
    Còn chùa là nơi thờ phật , đạo phật có tất cả 4vạn, tám ngàn pháp môn . ở miền bắc nước ta do có truyền thống dân gian nên trong chùa có nhà mẫu , quan năm dinh, chúa sơn trang , nhà tổ ( thờ các vị trụ trì quá cố ) . Thông thường thì ở các chùa khi bạn đứng trước nhà mẫu thì vị trí của ban tổ ở giữa, ban chúa Sơn Trang bên trái, ban Mẫu bên phải , còn các ban khác tùy theo sự bài trí riêng của từng chùa . cá biệt có một số chùa thay đổi cách bài trí rất phong phú
    Còn ở miền nam lại có nhiều pháp môn hơn như Phật giáo nguyên thủy, Tiểu thừa , Tịnh độ ... nên cùa triền cũng phong phú hơn, nhưng dẫu có là pháp môn nào đi nữa thì các chùa cũng thờ chung đức Thích Ca Mâu Ni phật ,
     
  5. tran_thuat_lai

    tran_thuat_lai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    À ! xin trả lời câu hỏi của chị như sau:

    Như đã nói ở trên . Đình, đền là nơi thờ những vị anh hùng của dân tộc, những người có công với đất nước, thần hoàng làng ... / Các cụ ngày xưa lập nên đình đền để tưởng nhớ tới công ơn của họ với địa danh nơi đó, với đất nước, . Ở nông thôn,mỗi làng xóm lại có đình, đền riêng . theo phong tục của người Việt nam thì đó là nơi linh thiêng, một số đền như vậy phía trên cổng thường có dòng chữ hán - nôm " Tôn thần tối linh" mang tính tâm linh rất cao .
    câu hỏi " có mê tín hay không" còn phụ thuộc vào mục đích và suy nghĩ của bạn . Nếu như bạn đến đó để tìm một chút thư thái sau một ngày làm việc, thắp một nén hương để thành tâm thì trước hết bạn đã cảm thấy an ổn trong tâm hồn bạn phần nào , nhưng nếu bạn lấy đó để làm nơi cầu nhiều thứ mà bạn kỳ vọng quá cao" không làm cũng có" , phi thực tế thì có nghĩa là bạn đã mê tín . Tôi được chứng kiến rất nhiều người như vậy , họ cúng và cầu rất to khiến người bên cạnh rất khó chịu , gây mất cảnh quan yên tĩnh chốn tâm linh .
    Các cụ nhà ta có câu : "có phúc, có phần", " nhân nào quả ấy " ... Ở đạo phật cũng có khẩu hiệu " phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dàng chư phật", luật nhân quả,...vv , vậy nên theo tôi, chúng ta cứ sống tốt , thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau , nếu được như vậy " phúc sẽ đáo tại gia" ( phúc sẽ đến nhà bạn )
     
  6. DONGKHOAI

    DONGKHOAI Banned

    Tham gia:
    13/1/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    :shock: Toi rat huong ung bai viet cua ban TRAN THUAT LAI noi khai niem ve DINH CHUA DEN -TAM LINH VA ME TIN . Dieu do rat bo ich cho chung ta ai chua co khai niem ro rang, voi thoi buoi hien nay tu do tin nguong, chung ta nen co nhung hieu biet nhat dinh de the hien biet on cong duc, song co tam linh, tranh cac hien tuong me tin di doan, bi ke xau va nguoi khong co trinh do, lua doi minh lam nhung viec khong co van hoa, khong dao duc, gay ra nhung su lo lang ve tien bac de chay duc theo cung bai...
     
  7. H.Yen

    H.Yen Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    5/1/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Thế Trần Thuật Lại có hiểu gì về tế lễ hay hầu đồng bóng gì đó không, đó có là mê tín không nhỉ,(đừng cuời nhé) mình cũng đã từng đi xem người ta hầu mà cũng chẳng hiểu gì cả và còn thấy cả sư thầy từ ngoài bắc vào SG hầu nữa. Theo mình biết ngoài bắc họ như có phong trào hầu đồng thì phải.
     
  8. tran_thuat_lai

    tran_thuat_lai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Hầu đông` là một tập tục của ta, có rất nhièu quan điẻm trái ngược nhau về chuyện hầu đồng, như đã nói ở trên . có mê tín hay không còn tuỳ thuộc vào bạn . nhưng tôi cũng xin miêu tả qua một chút về chuyện lên đồng này .
    Cô đồng : lag người trực tiếp nhảy đồng, ( có thể là nam giới ) luôn thay đổi trang phục trong các cảnh và các nhân vật trong khi lên đồng
    Hầu đồng : là nhựng người ngồi xung quanh, phuc vụ cho việc thay trang phục, đạo cụ cho việc lên đồng .
    con đồng : là tất cả những người cầu may, xung quanh khu vực nhảy đồng ...
    Trong các nhân vật được cô đồng nhập thân vào còn có Ông Hoàng mười , cô Bơ ...
    Chẳng biết các bạn coi chuyện này như thế nào ? còn với tôi thì tôi chỉ thấy hay hay vì nó là một tập tục của người dân , Tôi cũng đã đưa mấy người nước ngoài đi xem, họ cũng rất thích vì ai cũng muốn tìm hiểu những tập tục khác nhau
     
  9. enfant

    enfant Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/2/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Hơ hơ, cái đồng chí Tran_thuat_lai này buồn cưới thật đấy nhỉ. Mới đầu thì bức xúc fát biểu là fản đối kịch liệt chuyện mê tín dị đoan, thế mà bây giờ nói về chuyện hầu đồng thì lại bảo hay hay. :?:

    Theo em, đi lễ chùa, đền, thắp hương cho ông bà ông vải, hàng tháng ngày rằm, mùng 1 thắp hương ở nhà,... đó là tín ngưỡng và lòng nhớ ơn với người đi trước, nên fát huy.

    Còn những trò bói toán, hầu đồng cô đồng cậu, lễ bái triền miên của những người có tiền hoặc thích ném tiền qua cửa sổ là mê tín dị đoan. Nhiều người hầu đồng, lúc hăng lên vung hàng chục triệu cho những con hầu xung quanh, thế nhưng nếu bảo làm từ thiện thì không dám bỏ ra 1 xu. Thế là thế nào? Thế mà hay ah? :roll:

    Có anh chị nào có ý kiến khác không?

    Ah mà anh (hay chị) TTLai này có vẻ hiểu biết về lĩnh vực này nhỉ. ANh có nghiên cứu về nó không mà rành thế?
     
  10. tran_thuat_lai

    tran_thuat_lai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Quan điểm của chị hoàn toàn đúng, nếu ai đó tiêu tốn tiền vào những việc cúng, lễ thường xuyên với những kỳ vọng lớn thì được coi là mê tín , chẳng hạn nếu một bạn sinh viên không lo học mà chỉ đi cúng, lễ để mong sao thi đỗ thì đó là một chuyện phi lý phải không nào ? Trần Thuật lại tôi không mê tín , và nhìn chuyện hầu đồng với khía cạnh văn hóa nên mới cảm thấy nó hay hay, và tất cả những ai không mê tín, lần đầu tiên nhìn nhận chuyện này cũng cảm thấy như vậy thôi .
    Vấn đề tâm linh là một vấn đề rất nhậy cảm, vì vậy chúng ta chỉ có thể nói và nhận định tho một khía cạnh nhất định mà thôi, . như Lục Tổ Đàm Kinh Huệ Năng đã từng nói " như nhân ẩm thủy, noãn lãnh tự tri" có nghĩa là : như người uống nước, nóng lạnh tự biết . Đôi khi nhận định của bạn là như thế này, nhưng với một người nào đó lại khác . chúng ta chỉ có thể hiểu được nó và đưa ra những gì nên hoặc không nên ,tránh những chuyện mất mát cả về vật chất và tinh thần phải không bạn ? Tôi tin đó cũng là quan điểm chung của tất cả chúng ta
     
  11. T&Đ

    T&Đ Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Về hầu đồng thì mình coi nhiều lắm, nhiều đến nỗi mà mấy ngừời lớn tuổi không cho coi nữa vì sợ bị nhập.

    Còn bây giờ thì lập gia đình với một người cũng mê nói về đạo Phật lắm cho nên ... sách Phật kinh Phật đều đọc qua duy có Cuốn Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là mình đọc với thành tâm và cũng rất thích đọc cổ tích Phật Giáo .
     
  12. haccongtu

    haccongtu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    19/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chùa chiền bây giờ đa số là kinh doanh , đi đâu cũng thấy có thùng công đức để khắp nơi , vừa tốn tiền vừa hít khói mau tổn thọ nữa mà chẳng được gì .
     
  13. H.Yen

    H.Yen Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    5/1/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Hacongtu nghĩ gì mà nói thế? [-X . Thùng công đức là tùy tâm của mình chứ có ai bắt buộc bạn phải cho vào đâu mà bạn kêu tốn tiền, còn đến chùa đình hay ở nhà cúng lễ , nhang khói là một tập tục, văn hóa của VN đâu có gì là lạ .
     
  14. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Là do quan niệm của mỗi người thôi. Cái nhìn của người có tôn giáo khác với người không có tôn giáo.
     
  15. tran_thuat_lai

    tran_thuat_lai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Chị tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng rất tốt , chị có thể xem và tìm hiểu kinh Bát Nhã Ba La mẬt ĐA tâm kinh để tìm ra cái tồn tại và cái hư vô trong mỗi con người " sắc bất dị không, không tức dị sắc, sắc tức thị không, không tức dị săc. Vô vô minh diệt, vô vô minh tận, vô lão tử diệt, vô lão tử tận ..."
    Nhiều người cảm thấy thư thái và tĩnh tâm rất nhiều sau khi tụng và hiểu giáo lý của đạo phật
     
  16. T&Đ

    T&Đ Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mình đọc cuốn Bát Nhã Ba La mẬt Đa tâm kinh đó rồi TTL a.
     
  17. DONGKHOAI

    DONGKHOAI Banned

    Tham gia:
    13/1/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    :lol: :!: Doc bai cua ban Tran Thuat Lai toi thay ban la nguoi hieu biet, biet chat loc nhieu dieu trong cuoc song, cai hieu cua ban that tinh te, no mang cach nhin cua mot nguoi da tim duoc diem cao cua cuoc song nhin xuong, nen rat biet nhung cai phia duoi, cai nao cao hon cai nao. Tranh hien tuong ECH NGOI KEU DUOI DAY GIENG.Toi rat hieu tai sao ban co bai viet buc xuc ve hien tuong nguoi ME TIN DI DOAN, xong ban lai co thai do thay CO DONG-HAU DONG- CON DONG...hay hay, chuyen do that de hieu. La mot net tap tuc van hoa nhung khong co nghia la huong ung voi nhung nguoi mang rat nhieu tien de phuc vu nhung viec nhu vay, trong khi do lam tu thien thi khong nghi toi.Con theo toi o cac noi dinh chua hien nay co rat nhieu hom cong duc tu thien, vao mot CHUA ma co rat nhieu hom cong duc, de cho thuan tien voi nguoi den, muon the hien trach nhiem, y thuc xay dung ton tao, huong khoi, khong phai cho doi dong duc,minh co the dong gop rai ra nhieu hom, hoac tat ca vao mot hom cong duc chinh.Chung ta cu nen ban luan, khi da doc het cac bai thi tu chung ta se biet nen tu duy va hanh dong the nao cho dung.Chung ta muon den CHUA- DEN thi chung ta phai co trach nhiem giu gin ton tao, vay thi moi nguoi dong gop mot chut la viec lam can thiet, chu toi khong nghi NHUNG HOM CONG DUC LA VIEC KINH DOANH. :D
     
  18. tran_thuat_lai

    tran_thuat_lai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Cám ơn những nhận định khác nhau của các bạn . Theo tôi thì ai cũng có niềm tin và ai cũng có một mảng về tâm linh trong chính bản thân mình , Too lấy ví dụ như thế này : mai là ngày rằm ( 15âm lịch ), rất nhiều người đã mua hoa quả, hương hoa, thậm chí là tiền vàng để đi chùa, cho bàn thờ gia tiên . Khi đó ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến, (kể cả người có đạo và không có đạo) , nhưng nếu một ai đó phản biện lại bạn rằng :" bạn có nhìn thấy người quá cố hiện về ăn hoa quả đó khổng bạn có chắc chắn là đức phật, thần linh phù hộ cho bạn không" Sẽ là ngớ ngẩn khi bạn trả lời người đó rằng chắc chắn có, hoặc không có" . Câu trả lời chỉ có ý nghĩa về niềm tin và hy vọng của bạn, và chính bạn ( trừ những người hay lý sự và vặn vẹo ) .
     
  19. tran_thuat_lai

    tran_thuat_lai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/3/2005
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    À ! lại nói về chuyện hầu đồng, Tôi có một chị bạn cũng thích xem hầu đồng, nhưng chị ấy cũng coi đó là một đặc sắc văn hóa mang yếu tố tâm linh , chỉ có điều là theo chị ấy ,khi xem đồng , ai cũng khoái chen vào nhặt lộc lúc cô đồng ban lộc, khi đó bạn không nên cố chen vì thông thường cô đồng tung đều cho mọi người xung quanh, nếu bạn cố tình chen lấn làm cô đồng khó chịu, biết đâu đó cô ấy lại chẳng tung cho cái hèo chấm đồng ( đôi gậy ngắn cô đồng thường cầm) , khi đó bạn lại mất ăn mất ngủ vì đi lo trả nợ đồng, đội bát hương ...mất tập trung trong công việc . Đã có rất nhiều người gặp phải tình huống dở khóc dở cười trên
     
  20. mamaha

    mamaha Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/4/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Mình thì chưa đi hầu đồng bao giờ chỉ nghe kể thôi, cũng sợ lắm nhưng nghe hát lên đồng thì rất hay.
     

Chia sẻ trang này