Gần đây trên một diễn đàn lan truyền câu chuyện kể về anh người yêu đã 26 tuổi nhưng vẫn luôn “bám váy” mẹ khiến nhiều người quan tâm, từ đó nảy sinh nhiều ý kiến tranh cãi. Một cô gái đăng tải bài viết với mong muốn mọi người đưa ra lời khuyên xem có hay không nên tiếp tục yêu một người đàn ông cái gì cũng mẹ. “Anh có tính đi du học nhưng mẹ không cho bảo là chưa tự lập được. Anh mỗi lần mở miệng ra là yrằng sẽ nhắc đến mẹ. Hôm mình thấy anh mặc đồ trẻ vừa mở miệng đã nhận lại câu: “Ừ! Mẹ anh mới mua cho đấy!”. Sau đó không ai nhắc đến tháng lương của anh, tự dưng nay nói: “Lương anh tháng này không cao lắm, phần lớn tiền tiêu hàng ngày là mẹ cho”. Anh ấy mua xe SH, mình hỏi: “Anh mới mua xe ạ?” - “Không, mẹ anh mua cho đấy”. Một hôm, anh đến muộn thì thanh minh: “Tại mẹ anh cứ bảo anh dọn xong phòng mới được đi”. Mình không hiểu sao chuyện gì, anh ấy cũng đổ tại mẹ. Mùi nước hoa của anh cũng thơm phết, anh ấy cũng hỏi: “Mẹ anh mua cho đấy, thơm không?”. Hay chưa bao giờ thấy vuốt sáp, anh cũng khoe: “Mẹ anh bảo đi cắt tóc rồi về thấy mẹ mua cho hộp sáp”. Đến hôm loằng ngoằng kiểu gì anh ấy mở ví rơi cái bao cao su cũng nói: “Không phải của anh đâu, mẹ anh mua nhét vào đấy. Đã bảo là đừng như vậy rồi!”. Mình thấy việc đàn ông từng ấy tuổi mang bao cao su thì không có vấn đề gì chỉ có anh ấy hay đổ tại mẹ. Hoặc kể cả có là mẹ thật thì mình cũng thấy anh ấy dựa vào mẹ quá nhiều. Có thể mẹ anh chăm con giỏi nhưng như thế thì hơi quá. Theo mọi người, mình có nên yêu người như vậy hay không?”. Đã có rất nhiều lời khuyên cho cô gái như: “Vẫn biết sau lấy về, người đàn ông sẽ bị khó xử khi đứng giữa mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nhưng chung sống với người như thế này có ngày đột tử mất. 26 tuổi người ta đã làm chủ gia đình lâu rồi giờ cái gì cũng mở miệng ra mẹ. Vẫn biết con trai thương mẹ và nghĩ đến mẹ là tốt nhưng như thế này là quá mức chịu đựng!”, tài khoản Y.T H.O lại cho rằng: “Con gái thật khó hiểu, lúc còn trẻ thì luôn bắt người yêu/chồng nghe lời mình. Đến khi có con trai thì họ không muốn con trai của họ nghe lời người yêu/vợ của nó”. “Đi yêu người khác đi, anh chàng này không có chút lập trường gì cả. Nói thẳng là có lớn mà không có khôn cứ sống mãi như con chuột túi vậy. Sau lấy về có khi bạn còn thành “mẹ trẻ” ý chứ”, một cô nàng thẳng thắn nói. Về phía một người mẹ, mình đưa câu chuyện này ra để thấy được cách nuôi con của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tới con cái sau này ra đời sẽ thế nào, như nhân vật nam trong câu chuyện trên. Có nhiều gia đình do nuôi con quá kỹ, sợ cái này, sợ cái kia nên lúc nào cũng kè kè bên con. Cũng vì thế mà nhiều bạn bị hội chứng công tử bột, không thể tự làm gì hết, không biết chạy xe vì mẹ lo con chạy xe ngoài đường nguy hiểm nên không cho, không biết chủ động làm việc gì hết, có thể gọi là khờ. Mình có đứa bạn học xong phổ thông không biết chạy xe, không dám tự một mình qua đường, không phải vì nó bệnh gì hết, nó cao to và học rất giỏi là khác nhưng nó lại thiếu kinh nghiệm sống khi ra đời vì gia đình quá khắt khe, bao bọc con quá kỹ. Không chỉ bao bọc khi con còn nhỏ, mà khi con đã trưởng thành, cha mẹ vẫn can thiệp vào cuộc sống của con từ những chuyện lớn như cưới vợ gả chồng, xây nhà mua đất đến rất nhiều việc cỏn con khác như đi chơi, ăn uống hàng ngày. Theo nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng bọn trẻ không thích được cha mẹ bao bọc kỹ quá. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được bố mẹ tin tưởng và giao trách nhiệm cho mình. Bà cho rằng bao bọc là thương con nhưng cũng là một biểu hiện của sự thiếu tin tưởng vào con. Cha mẹ bao bọc quá dễ dẫn con đến tâm lý ỷ lại người khác và sẽ khiến con gặp khó khăn khi ra đời. Bao bọc con quá chính là cha mẹ đã làm hạn chế khả năng vượt khó và vươn lên của con. Cuối cùng mình chỉ muốn nói: Làm cha mẹ chúng ta hãy cho con được có cơ hội quyết định cuộc sống của mình. Đó là cha mẹ đã đạt niềm tin vào con cái của mình.