Con gai minh 9 thang ma duoc co 7kg. Moi nguoi ai cung bao tai minh khong biet cach cham con. Buon va thuong con wa. huhu. Minh dang nghien cuu xem nen cho be nha minh an them j va uong sua j cho be tang can.Cac me nao biet mon j an cho tre suy dinh duong thi mach minh voi nhe. Minh cam on nhieu. Mai minh cung se cho con minh di VDD kham xem the nao.
Mình cũng xin chia se với bạn vì minh cũng hiểu tâm trạng ấy.Vì cháu ngoại đầu lòng nên con trai mình luôn được quan tâm.Hiện tại cháu được 19t ma có 11.5kg.Mìng cũng muốn tăng cân cho con,mặc dù đã tìm mọi cách.Vì cứ bị Bà Ngoại cháu mắng hoài.Lúc 18t cháu được 12.2kg,Nhưng vì sốt( có lẽ mọc răng)rồi ho,mất mấy nag2y k ngủ,cứ trằn trọc ban đêm nên cháu bị sụt đi.Bây giờ k biết làm sao lấy lại được, hu hu hu
Điều quan trọng là bé khỏe mạng là ổn mà mẹ nó..mẹ nó đừng lo quá..tớ có bé cháu 17 tháng có 13kg nè...bạn đừng quá lo..bạn nên tham khảo các mục dinh dưỡng của các mẹ chia sẻ cách nẫu ăn của bé ấy...còn sữa thì bạn thử dùng các loại xem.quan trọng là k bị táo và nó dễ ăn là ổn bạnậ! chúc bạn thành công
Nhận biết trẻ suy dinh dưỡng Con bạn có thể đã bị suy dinh dưỡng nếu chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Các dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng. Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng. Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng. Thông thường các bà mẹ cho rằng trẻ nhỏ cần ăn ít. Họ không nắm được trẻ cần ăn bao nhiêu trong ngày chứ không phải không có khả năng cung cấp đầy đủ. Trung bình trẻ cần ăn 4 -5 bát cháo đậu hoặc cơm nát mỗi ngày. Nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn, ăn theo người lớn 2-3 bữa là đủ. Thực ra dung tích dạ dày của trẻ có hạn nên ngoài ba bữa với gia đình, trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như sữa, cháo, chè, chuối... Các bà mẹ cũng đừng nghĩ rằng trẻ cần ăn cơm sớm để cứng cáp, vì sau hai tuổi trẻ mới có đủ răng sữa để nhai tốt. Trẻ biếng ăn thường được mẹ cho dứt sữa để ăn khá hơn. Đây là một sai lầm vì các trẻ này sau khi bị dứt sữa càng bị suy dinh dưỡng nặng hơn vì mất đi 300-400 ml sữa mỗi ngày trong khi vẫn biếng ăn.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng (SDD) cho trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và giảm trí thông minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ SDD có nguyên tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng. Những cách làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho trẻ là: Tăng dầu mỡ: vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc Neopeptin nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn. Tăng bữa ăn : ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì ta cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa hũ yaourt, nửa quả chuối, một cái bánh Flan…vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn. Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì ý muốn nói rằng cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất “sợ ăn” dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ SDD nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ. Tăng cường chất dinh dưỡng: thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn lạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt bằm, cá bằm, rau cũng nên xắt nhuyễn. Lưu ý: không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lương, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và co đường nên sẽ làm trẻ “ ngang dạ” không muốn ăn bữa chính. Ngoài ra khi trẻ đã bị SDD thì trẻ cần bổ xung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ“ nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
mình hiểu ma`, con khỏe mạnh thông minh cứng cáp là mẹ ăn ngon ngủ sướng, có hôm nào bé lười ăn hay là ăn ko hết chén cháo là mẹ ko thèm ăn cơm buôn` ơi là buồn,, các bé cố mămmma8m nhiều cho mẹ vui nhé
mechitcoi đừng buồn , mình rất thông cảm với bạn, gần nhà mình có một bé mà 16 tháng vẫn 8 kg nhưng mãi đến lúc cháu 24 tháng cháu được 9 kg, giờ 32 tháng rồi mà cháu cũng được 11 kg vì vậy bạn đừng lo, chủ yếu là cháu vẫn chơi là an tâm rồi , bạn từ từ chăm soc cháu là ổn ngay mà
mình thấy ko phải lo đâu. Con zai mình 18t đến nơi rồi cũng chỉ nặng ~12kg thôi, mà trộm vía trông cũng ko gầy gò gì đâu. Miễn là bé vẫn hoạt động chơi đùa ăn ngủ bình thường thôi, các mẹ đừng lo lắng về cân nặng quá. Nhg năm đầu trẻ phát triển không đều nhau đâu, có thể về sau bé mới phát triển. Con gái mình hồi 2t cân 15kg, đến 4t cũng chỉ 15 hoặc hơn 1 chút, nhg mình thấy bé vẫn trong kênh pt bình thường (người dài ra). Kể lể dài dòng để các mẹ đừng sốt ruột
Hồi đầu mình cũng lo lắng như mấy mẹ ở đây, lúc nào cũng chăm chăm con ăn nhiều, lên kg đủ. Nhưng từ khi mình đọc bài của Mẹ Ổi ở WTT (mẹ này hiện sống ở Nhật) thì mình vỡ ra nhiều điều và không nhồi con mình ăn nữa. Con khỏe, mẹ khỏe và cu con mình đến nay cũng bình thường như các bạn của con thôi. Nói cứ sợ các mẹ ném đá chứ có lần mình thấy một mẹ nhồi con ăn đúng nghĩa của từ này. Mình cứ nghĩ là nếu ai thực hiện vậy với mình thì mình xỉu mât chứ đừng nói là vui vẻ nhai nuốt. Con mình mình cố gắng cho bé ăn đúng giờ, cho bé chơi cái gì đó trong lúc ăn cũng được, nếu bé thích, nhưng chỉ 30 phút thôi. Sau 30 phút thì dẹp vì thức ăn cũng bầy hầy rồi, đói đi ngủ một bữa cũng không sao, sữa thì biết cầm tốt là bắt tự cầm uống! Tuy bây giờ mình cho ăn cũng còn mệt lắm nhưng cả mẹ và con đã tiến bộ hơn nhiều so với lúc đầu chỉ chăm chăm con mình ăn uống thế nào với có lên kg không?