Cần giúp: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi nangphale_9x2000, 22/5/2013.

  1. nangphale_9x2000

    nangphale_9x2000 Camera giám sát Đăng Khuê

    Tham gia:
    4/5/2012
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Xin chào các mẹ! Hnay em lên diễn đàn mong muốn được các mẹ giúp đỡ chút xíu, chia sẻ kinh nghiệm về bệnh tiểu đường được không ạ?
    Mới đây, bố em có đi khám và phát hiện ra bị bệnh tiểu đường. Tháng trước thì xét nghiệm lượng đường khoảng 10 phẩy, nhưng sau 1 tháng điều trị ở nhà thì lượng đường đã tăng lên đến 14 phẩy. Hnay bố em lại phải nhập viện. Trong 1 tháng ở nhà, bố em có ăn ít cơm hơn, nhưng cũng 2 lưng bát 1 bữa. Em nghĩ vẫn là nhiều nhỉ? Ngoài ra, thỉnh thoảng bố em cũng uống thêm sữa tươi không đường, ăn bánh mặn như AFC và đi tập thể dục đều đặn thường xuyên. Không hiểu sao lượng đường vẫn tăng lên được. Em nghe một chị nói tiểu đường uống nước rau ngót mỗi ngày 1,2 bát thì sẽ giảm đáng kể lượng đường trong máu, không biết có đúng không?
    Các mẹ có ai trong nhà bị tiểu đường có thể chia sẻ cho em chút kinh nghiệm về chế độ ăn kiêng, ngủ, nghỉ của người bị tiểu đường không ạ? Và có thể cho một số thực phẩm trong bữa ăn phụ tốt cho ngưởi tiểu đường mới.
    Em xin chân thành cảm ơn các mẹ nhiều^^ Mong nhận được sự giúp đỡ của các mẹ trên diễn đàn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nangphale_9x2000
    Đang tải...


  2. caixanhhoa

    caixanhhoa Dau goi, Sap vuot toc nam

    Tham gia:
    30/1/2013
    Bài viết:
    22,320
    Đã được thích:
    3,190
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    Bác mình cũng bị mình thấy bác ăn nhiều ổi và bưởi ý bạn, và hạn chế ăn tinh bột nữa
     
    me_hoang_an thích bài này.
  3. meoicondoi

    meoicondoi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    2,578
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    Thời gian đầu mới phát hiện bệnh thì bác cần ăn uống cẩn thận. Thay vì ngày ăn 2 bữa thì chia ra ăn 5 bữa, ăn ít cơm, nhiều rau. Mỗi bữa nên ăn 1 bát thôi, nếu ăn đc gạo lức thì càng tốt.
    Hạn chế ăn các đồ ngọt như bánh kẹo, ăn trái cây cũng nên hạn chế. Bạn nên mua sữa cho người tiểu đường về cho bác uống. Thể dục thường xuyên cũng tốt nhưng ko nên vận động quá sức sẽ phản tác dụng. Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đồ luộc thay vì đồ nước, sào, rán. Nếu gia đình có điều kiện bạn nên cho bác tiêm insulin (hạ đường huyết nhanh và ko lo tác dụng phụ). Tuy nhiên dùng gì thì cũng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ nhé.
    Khi đường huyết thay đổi lên cao hoặc xuống thấp đều rất mệt, vì thế khi bố bạn thấy mệt mỏi có thể đưa bác đi khám luôn. Bạn có thể mua máy đo đường huyết để tự kiểm soát tại gia đình vì ko phải lúc nào cũng đi viện được.
     
    me_hoang_an thích bài này.
  4. cunxinhyeuyeu

    cunxinhyeuyeu ĐỆ NHẤT DANH TRÀ

    Tham gia:
    23/12/2009
    Bài viết:
    5,988
    Đã được thích:
    960
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    Đồng chí ơi. Nghiên cứu xem có sử dụng sâm nhà chị ko nè. Sâm chữa tiểu đường tốt lắm đó. Trong topic của chị có hướng dẫn cụ thể. Nếu em quan tâm thì qua ngâm cứu nhé.
     
  5. trang07

    trang07 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/7/2012
    Bài viết:
    3,290
    Đã được thích:
    432
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    bệnh tiểu đường và bệnh đái đường có phải là cùng một bệnh không nhri?
     
  6. meoicondoi

    meoicondoi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    2,578
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    Dân gian gọi là đái tháo đường (nghĩa là đi tiểu ra đường). Giờ có công nghệ cao nên chỉ cần đi khám sức khỏe định kỳ là đã phát hiện bệnh sớm rồi, chứ ngày xưa đi tiểu thấy kiến bu mới phát hiện bệnh (Lúc phát hiện bệnh thì lượng đường trong máu đã rất cao rồi)
     
  7. dothuthuy84

    dothuthuy84 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/7/2011
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    100
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    Mẹ mình bị tiểu đường gần 10 năm nay rồi.
    Bà ăn ít,và tiêm isulin hàng ngày.
    Phải sống chung với bệnh,thương mẹ mà ko biết làm sao!
     
  8. me_hoang_an

    me_hoang_an Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/5/2013
    Bài viết:
    1,042
    Đã được thích:
    196
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    sẽ theo dõi kinh nghiệm của các mẹ, bà ngoại mình cũng bị nè, hình như người già rất hay bị chứng tiểu đường hay sao í!
     
  9. meoicondoi

    meoicondoi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    2,578
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    Các mẹ chú ý nhé. Bệnh tiểu đường có tính di truyền dù tỷ lệ ko cao. Thế nên các mẹ nên đi ktra sức khỏe định kỳ nửa năm hoặc 1 năm 1 lần. Nhớ để ý các thông số
     
  10. tocxinhxuongpho

    tocxinhxuongpho Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    23/3/2012
    Bài viết:
    2,633
    Đã được thích:
    287
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    Bạn tham khảo cách chữa bệnh tiểu đường từ dây thìa canh tai day nhé

    [​IMG][/url][/IMG]


    Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống, số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng, thực sự trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe. Theo điều tra xã hội học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người từ 30 tuổi đến 64 tuổi của Việt Nam là 2,7% (gần 2 triệu người). Riêng khu vực thành thị, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 4,4%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân chưa chẩn đoán bệnh và điều trị là 64,6%.

    Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, 44% người bệnh tiểu đường ở nước ta bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng về mắt, ngoài ra còn các biến chứng về tim mạch, khớp… Các biến chứng này thường tạo nên các di chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời hoặc tử vong.


    Dây thìa canh - vị thuốc quý sẵn có tại Việt Nam.


    Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh tiểu đường, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường.

    Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn Độ với tên Diabeticin, ở Mỹ là tên Sugarest, tại Singapore nó có tên Glucos care, và cả ở Nhật Bản, Trung Quốc, Úc…

    Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.

    Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của Dây thìa canh.

    Dây thìa canh tại Việt Nam

    Tại Việt Nam, từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội do tiến sĩ Trần Văn Ơn, phụ trách bộ môn Thực vật chủ trì đã lần đầu tiên điều tra phát hiện Dây thìa canh tại 1 số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam.

    Nhận thấy đây là 1 cây thuốc quý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu, phân loại, nghiên cứu thành phần hoá học, tổ chức nuôi trồng để tạo nguồn dược liệu sạch, ổn định để sản xuất sản phẩm phục vụ người bệnh
     
  11. ogashop

    ogashop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/5/2012
    Bài viết:
    733
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Xin kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường ở người già

    Magiê là một khoáng chất cần thiết sử dụng cho hàng trăm phản ứng sinh hóa, làm cho nó rất quan trọng cho sức khỏe. Thiếu hụt magiê lớn trong dân số nói chung đã dẫn đến một làn sóng các ca tử vong đột ngột của bệnh động mạch vành, tiểu đường, đột quỵ và ung thư. Thậm chí thiếu hụt nhẹ magiê có thể gây ra tăng nhạy cảm với tiếng ồn, căng thẳng, khó chịu, trầm cảm, rối loạn, co giật, run rẩy, lo âu, và mất ngủ.
    Chế độ ăn uống hiện đại, với một dư thừa của các loại ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chế biến và đường, có rất ít magiê. Ngay cả những magiê trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau tươi đã giảm đều đặn trong những năm gần đây do sự suy giảm của các khoáng chất trong đất, khi bổ sung magiê cần thiết cho hầu hết mọi người. Tiến sĩ Sircus đề nghị sử dụng thẩm thấu qua da muối nigari là cách hiệu quả nhất để cải thiện mức độ magiê của bạn một cách nhanh chóng.
    Sử dụng dung dịch muối 8% để massage lên người trong 15 phút, nếu da bạn xuất hiện nốt đỏ nổi lên khi massage, do nồng độ muối quá cao đối với bạn, pha loãng thành dung dịch 4% sau đó massage. Muối sẽ được hấp thụ thẩm thấu qua da. Mất khoảng 3 tháng để thấy được sự cải thiện sức khỏe đáng kể.
     
  12. hung2011

    hung2011 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/4/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào em nangphale!
    Mình còn trẻ, nhưng đã bị xếp vào nhóm "đái đường, đái chợ" rồi! Nếu không chữa trị, điều chỉnh kịp thời thì sau này sẽ rất vất vả, có thể đường lên cao bằng hoặc cao hơn bố của bạn vậy. Hic hic!
    Mình có 1 số kinh nghiệm học hỏi từ những người bị Tiểu đường như sau:
    - Tiếp tục uống thuốc. Nếu đang điều trị bằng Tây y hoặc Đông y thì tiếp tục dung.
    - Động viên tinh than, thể chất cho bác trai. Vì khi bị bệnh, tinh thần sẽ ko tốt, khi đó thuốc tiên cũng sẽ không công hiệu, nên vấn đề Tâm Lý, Tinh Thần cực kỳ quan trọng đối với bác trai.
    - Điều chỉnh lại chế độ ăn uống:
    Thay vì ăn nhiều cơm, bánh kẹo, trái cây nhiều đường, nên điều chỉnh sang chế độ ăn gồm:
    + Cơm: ăn 1/2 - 1 chén cơm/bữa, tốt hơn là ăn gạo lứt, vì cơm gạo trắng nhiều tinh bột hơn gạo lứt.
    + Tăng cường ăn nhiều rau, thịt. Rau thì ăn các loại, thịt thì ăn cá và thịt trắng (loại 2 chân: gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu...) là tốt nhất, hạn chế ăn thịt đỏ: trâu, bò, chó, mèo...do thịt đỏ nhiều đạm không tốt cho người tiểu đường. Khẩu phần bình thường 1 chén rau, 1 chén thịt thì có thể tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi, để đảm bảo dinh dưỡng cho bác.
    + Trái cây: ăn loại it đường như: ổi, bưởi, cam, chanh, táo...
    + Trường hợp nếu bác đói, hoặc gầy, có thể cho ăn kèm bột ngũ cốc: gạo lứt, đậu xanh, mè đen, hạt sen, yến mạch: hòa bột với nước sôi hoặc cho vào máy say sinh tố, say kèm trái cây uống 2 - 3 lần/ngày. Hỗn hợp sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng an toàn cho bác.
    + Hạn chế ăn đồ nướng, xào nấu, nên ăn đồ luộc, hấp.
    - Kết hợp ăn ngủ đầy đủ, hạn chế thức khuya, dậy sớm. Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng là tốt rồi. Sữa tươi thì thỉnh thoảng uống bổ sung là được.
    => Nói chung nguyên tắc điều trị tiểu đường số 1 là điều chỉnh chế độ ăn uống, kết hợp vận động và nghỉ ngơi hợp lý, như vậy đường huyết sẽ ổn định hơn!
    Thân!
     

Chia sẻ trang này