Bảy tháng đầu năm 2021, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp cả ở trong nước và quốc tế. FMCG vẫn là ngành có chỉ số tăng trưởng khả quan và đang làm chủ được cuộc chiến này. Vậy đâu là xu hướng phát triển ngành FMCG mùa dịch trở lại? 1. Nở rộ hình thức mua sắm trên kênh trực tuyến COVID-19 thúc đẩy người dân Việt Nam mua sắm trên các kênh trực tuyến. Trong một cuộc khảo sát của Q&Me, có đến 24% người tiêu dùng mới sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến. GrabFood đã đạt được hơn 300.000 đơn/năm, đạt được mức tăng trưởng 1800% so với năm ngoái. Hiểu được điều này và nỗ lực loại bỏ các rào cản hiện có sẽ là chìa khoá cho sự phát triển liên tục của các kênh mới nổi sau cuộc khủng hoảng. Nguồn ảnh: Giá Kệ Vinatech Group 2. Thanh toán kỹ thuật số Khi các giao dịch không tiếp xúc được khuyến khích Phương thức thanh toán kỹ thuật số an toàn và dễ dàng, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển sau COVID-19. Người dùng đang cố gắng đưa thanh toán trực tuyến như Viettel Pay, Momo, VNPAY... vào cuộc sống hàng ngày của họ. Các nghiên cứu cho thấy thanh toán không tiếp xúc và thanh toán kỹ thuật số đã tăng gấp nhiều lần trong vòng 18- 20 tháng qua và COVID-19 chỉ đẩy nhanh xu hướng đó. 3. Cắt giảm lượng tiêu dùng hàng hoá xa xỉ Thu nhập người dân đang dần phục hồi, tuy nhiên sẽ thận trọng trong chi tiêu hơn trước, tập trung vào những sản phẩm thiết yếu hơn là sản phẩm xa xỉ, với 4 loại chính như nhu yếu phẩm, thực phẩm tiện lợi, các sản phẩm tăng cường sức khoẻ và vệ sinh. Bên cạnh đó, sự gia tăng của các thiết bị hỗ trợ nấu ăn, đồ ăn nhẹ và việc đặt đồ ăn qua mạng đang thể hiện những thói quen mới của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn và ăn nhiều bữa hơn trong thời gian phong toả, điều này có thể sẽ tạo ra các thói quen và lựa chọn mới, ảnh hưởng đến nhu cầu trong tương lai. Giá Kệ Vinatech tại Chuỗi siêu thị Con Cưng Mặc dù một số thay đổi về hành vi của người tiêu dùng có thể là ngắn hạn, nhưng sẽ có nhiều người hy vọng mở rộng cơ hội này trong dài hạn. Các thương hiệu FMCG cần thay đổi và phát triển các chiến lược tăng trưởng cùng với quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ chủ chốt để giành chiến thắng trong thời kì tái bùng phát dịch.
24% người tiêu dùng mới sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến. GrabFood đã đạt được hơn 300.000 đơn/năm, đạt được mức tăng trưởng 1800% so với năm ngoái. Hiểu được điều này và nỗ lực loại bỏ các rào cản hiện có sẽ là chìa khoá cho sự phát triển liên tục của các kênh mới nổi sau cuộc khủng hoảng