Thông tin: Xử trí khi bé bị nôn (trớ)

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi snow_rainbow, 5/7/2012.

  1. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Sau khi bé bú, bạn không nên đặt bé nằm ngay. Thay vào đó, bạn nên bế bé với tư thế thẳng người; tiếp đến, bạn dùng tay vuốt nhẹ lưng bé. Nếu bé xuất hiện dấu hiệu ợ hơi thì việc bé bị trớ sẽ giảm hẳn sau đó.

    Bạn tuyệt đối không nên cho bé bú nằm; bởi vì, khi bú nằm, sữa sẽ không xuống được phía dạ dày mà thường trào ngược lên thực quản, khiến bé bị trớ.

    Lưu ý: Nếu hiện tượng nôn trớ của bé không đi kèm với những dấu hiệu khác như bé bị ốm, sốt, kém bú… thì bạn không nên quá lo lắng. Sau 6 tháng tuổi, dấu hiệu nôn trớ ở bé sẽ có xu hướng giảm dần.



    - Bổ sung nước cho bé: Khi bị nôn trớ, cơ thể bé thường dễ bị mất nước; vì vậy, bạn nên tăng cường chất lỏng cho bé. Ngay khi bé ngừng nôn, bạn nên cho bé bú một lượng sữa nhỏ. Với bé bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng một chút nước đun sôi để nguội. Tiếp đến, bạn có thể cho bé ăn uống như bình thường nhưng bạn nên dùng thức ăn mềm, lỏng để bé không bị khó chịu.

    - Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Với bé bú mẹ hoàn toàn mà thường xuyên bị trớ, bạn thử kiểm tra xem, chế độ dinh dưỡng của mẹ có gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé không.

    - Đổi sữa ngoài: Một số bé bị trớ liên tục do dị ứng với sữa ngoài. Trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi nhãn sữa cho bé.

    Một số bé không thể dung nạp sữa bò cũng sẽ xuất hiện dấu hiệu bị nôn trớ. Trường hợp này, bạn có thể thay thế sữa bò bằng sữa chua, sữa đậu nành cho bé.

    - Nếu cho bé bú bình, bạn nên đặt đầu vú cao su ở tư thế nghiêng, sao cho sữa ngập vào cổ bình, tránh cho bé nuốt phải nhiều không khí khi bú bình, tránh bị nôn (trớ).

    Bạn nên pha sữa đúng công thức. Nếu bé tiếp tục bị nôn, bạn có thể đổi cho bé ăn sữa bằng thìa.

    - Đưa bé đi khám: Nếu trong vòng 1 tháng sau khi chào đời, bé xuất hiện dấu hiệu bị trớ liên tục (cứ ăn xong là trớ) thì bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp này có thể là do bé đang mắc phải chứng hẹp môn vị. Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẫu để giải quyết vấn đề này ở bé.

    Các dấu hiệu khác, bạn nên đưa bé đi khám bao gồm:

    + Bé mọc nanh sữa: Dấu hiệu thường thấy là ở lợi bé xuất hiện những nốt trắng, trông giống như trứng cá; bé bị chảy nhiều dãi; bé khó chịu khi bú; bé quấy khóc trong lúc ngủ… Trường hợp này, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc (trích) nanh sữa cho bé.

    + Bé bị đau bụng, trướng bụng.

    + Bé bị co giật, xuất hiện dấu hiệu mất nước như môi bé bị khô, bé ít đi tiểu (thay dưới 6 chiếc tã do bé đi tiểu mỗi ngày).

    + Bé trớ ra máu hoặc đờm màu xanh.

    Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc chống nôn trớ dành cho bé. Thông thường, hiện tượng nôn trớ ở bé sẽ giảm dần và mất hẳn khi bé lớn hơn (ít khi để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé).
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi snow_rainbow
    Đang tải...


  2. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    Hic, thằng cháu e lại gây gây nóng nóng rùi có khổ ko :(
    e đc biết là ốm thì k nên ăn cam, dưa hấu. ngoài ra còn phải tránh món j` k ạ? và nên ăn món j`? các mẹ share cho e với
    tks các mẹ (u)

    e xin up lên các ý kiến đc các mẹ đóng góp ạ. cảm ơn các mẹ rất nhìu & mong n~ đóng góp thêm nữa ạ (u)
    - ko ăn dưa hấu sầu riêng chôm chôm,nhãn,
    -ăn hoa quả gì mát mát như lê,táo....lê rất tốt để cho đề kháng và tiêu khát
    -khi ốm cho con uống nước cam, chanh thì tốt nhưng phải pha thật loãng. Nếu con bị kèm theo cả ho thì k nên uống nước cam vì nước cam tích đờm ở cổ của con, uống thuốc sẽ k ăn thua

    e mới tìm đc cái này nữa các mẹ:

    Một đứa trẻ đang sốt thì cũng thường không thấy thèm ăn lắm. Họng trẻ lại bị đau mỗi khi nuốt; nước mũi chảy ròng hay đặc sệt, làm bé khó thở cũng khiến bé khó tính và không yên. Trong khi đó, bạn lại đang đau đầu với những lời khuyên rằng phải cho trẻ ăn thì trẻ mới có sức khỏe vượt qua bệnh tật nhưng thực tế thì bình tĩnh và suy nghĩ thật đơn giản sẽ giúp bạn cho bé ăn uống dễ dàng hơn.

    Nếu bé nhà bạn không thích ăn thì cũng đừng ép. Thay vì đó, hãy chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn vào nhiều lần trong ngày với các loại thức ăn lỏng bổ dưỡng. Sốt cao có thể làm bé bị mất nước và trẻ cần được bổ sung một lượng nước nhỏ mỗi nửa giờ. Nước ở đây có thể là nước trắng, súp, nước hoa quả tươi, nước dừa và nước oserol.

    Mặc dù mất cảm giác ngon miệng đôi khi còn khiến bạn lo lắng hơn cả sự ốm đau cả bé, nhưng hãy cố gắng nhớ rằng, khi thân nhiệt bé trở lại bình thường, bé sẽ ăn “trả bữa” ngay. Trong khi đó, sữa lạnh sẽ làm tình trạng bệnh của trẻ thêm tệ, tuy nhiên nếu trẻ muốn uống sữa thì bạn cũng đừng ngăn cấm. Thực tế, sữa ấm pha thêm chút nghệ sẽ rất tốt cho họng của bé. Nếu trẻ phải uống kháng sinh, có thể hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên ngừng uống sữa và các sản phẩm từ sữa trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn.

    Nếu bé hào hứng với thức ăn trên mâm cơm gia đình, bạn có thể cho bé ăn cùng nhưng tránh các thực phẩm nhiều dầu hay gia vị vì chúng dễ làm bé đầy bụng.

    Hoa quả họ cam quýt như cam, chanh và cà cua sẽ là thực phẩm tốt nhất đối với những bé đang bị viêm họng.

    Trà gừng là thức uống phổ biến khi người lớn gặp cảm lạnh nhưng với trẻ thì lại không tốt vì nó có thể làm cơ thể trẻ nhanh mất nước hơn.

    Chế độ dinh dưỡng khi trẻ ốm
    Khi trẻ ốm, ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, người mẹ cần phải chú ý chăm sóc và cho trẻ ăn uống đầy đủ.Trẻ ốm thường chán ăn nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng. Do trẻ mệt mỏi, chán ăn nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa hơn với thức ăn loãng hơn và mỗi bữa cho trẻ ăn cần nhiều thời gian hơn.

    1. Ðối với trẻ dưới 4 tháng đang bú mẹ:

    Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, tăng số lần bú và thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn vì trẻ mệt, khả năng mút vú kém hơn. Ðối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được, người mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ uống bằng thìa.

    2. Trẻ từ 5 tháng trở lên:

    Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá... và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hoá. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng.

    3. Chế độ ăn uống của trẻ sau khi khỏi ốm:

    Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng, cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng.

    4. Một số điểm chú ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm:

    Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn.

    Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
    Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.

    Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

    Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Ðồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ gây khó tiêu.
     
    Sửa lần cuối: 7/7/2012
  3. hangpham678

    hangpham678 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2010
    Bài viết:
    9,126
    Đã được thích:
    2,140
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    theo em thấy thì đã ốm thì bé chẳng thích ăn gì cả . :(
     
  4. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    ốm nặng thì mới thế chứ chị, chỉ mới gây gây thì bé vẫn sinh hoạt bình thường mà. mà kể cả bé k muốn ăn gì thì vẫn phải ăn mà ](*,) ý e muốn hỏi là ăn gì tốt chứ k phải là bé thích ăn gì ạ :-k
     
  5. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Chữa bệnh cho trẻ nhỏ bằng ăn uống

    Những món ăn thuốc dùng cho trẻ bị cam (suy dinh dưỡng)

    Trẻ nhỏ bị chứng cam (suy dinh dưỡng) thường do nuôi dưỡng không đúng cách, hoặc do ảnh hưởng của nhiều loại bệnh tật gây ra như do kiêng ăn, tiêu hóa kém dài ngày nên biểu hiện gầy còm, mặt vàng quắt đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của trẻ. Do đó việc bồi bổ đúng cách là biện pháp chủ yếu để chữa chứng cam.

    Để kết hợp chữa trị được hiệu quả có thể kết hợp với những món ăn thuốc sau đây

    Món cháo đậu ván sao, sơn dược: Đậu ván sao 100g, hoài sơn dược 100g, gạo tẻ 50g, cho vào nồi đổ nước nấu thành cháo, ăn sớm tối.

    Món nhộng rang: Nhộng 50-100g (rang qua), hồ đào nhân 100g, cho vào nồi hấp cách thủy, cách ngày ăn một lần.

    Món sữa bò, gừng, đinh hương: Đinh hương 2 nụ, nước gừng 1 thìa canh, sữa bò 250ml, đường trắng 1 ít. Đinh hương, nước gừng, sữa bò cho vào nồi đun sôi, vớt bỏ đinh hương cho đường trắng hòa tan cho trẻ uống. Uống nóng vào buổi sớm, tối.

    Món cà rốt, đường đỏ: Cà rốt, đường đỏ, lượng không hạn chế, rửa sạch cà rốt, cho cùng với đường đỏ vào nồi, đổ nước vừa đun sôi là được. Ăn bất cứ lúc nào trong ngày.

    Canh chim cút, kỳ sâm: Đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, chim cút 1 con. Vặt lông, bỏ ruột chim cút, cho đẳng sâm, cho hoàng kỳ vào bụng, đổ nước, dầu ăn, muối vừa phải, hấp cách thủy 2 giờ, bỏ đẳng sâm, hoàng kỳ ra, cho trẻ ăn. Ăn bữa phụ và ăn hết trong ngày.

    Hạt sen, cổ hũ lợn: Hạt sen 40 hạt, cổ hũ lợn 1 cái, ngâm nở hạt sen, bỏ tâm sen, nhét vào cổ hũ lợn đã rửa sạch, lấy kim chỉ khâu 2 đầu, cho vào nồi, đổ nước hầm chín nhừ, để nguội vớt ra, thái chỉ cho gia vị vừa ăn. Ăn cả cổ hũ và hạt sen. Ngày ăn 1-2 lần, ăn đến khi hết chứng cam thì ngừng. Nhớ hâm nóng trước khi ăn.

    Cháo củ cải: Dùng củ cải trắng và gạo nấu thành cháo cho trẻ ăn. Nếu trẻ không chịu ăn củ cải thì luộc củ cải lấy nước nấu thành cháo cho trẻ ăn.

    Sơn dược tươi, mễ nhân: Sơn dược tươi 30g, mễ nhân 30g, cho vào giã nhỏ, đem nấu chín nhừ, sau lại cho 12g hồng khô đã tán bột, hòa tan và cho trẻ ăn.

    Chế biến bánh kiện nhi, tăng lực cho trẻ

    Bánh kiện nhi tăng lực cho trẻ nhỏ được cải biến từ bánh "ích tỳ" của danh y Trương Tích Thuần ở Trung Quốc được dùng để trị chứng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, chứng tỳ vị tích trệ đã đạt hiệu quả khá rõ ràng.

    Nguyên liệu: Bạch truật 30g, sơn tra sao cháy 15g, kê huyết đằng 30g, bột mạch nha 30g, hồng táo 250g, kê nội kim (màng trong của mề gà) 15g, bột mì 500g, dầu vừng, đường đỏ, muối vừa đủ.

    Cách chế biến: Lấy bạch truật, sơn tra, kê huyết đằng cho vào vải bọc lại, buộc chặt, thả vào trong nồi, cho hồng táo, đổ vừa nước, đun to lửa sôi, sau đó hạ lửa nhỏ đun tiếp chừng 1 giờ nữa, sau vớt bỏ túi và hạt hồng táo ra, rồi khuấy nước thuốc và thịt của hồng táo thành súp để sẵn. Tán nhỏ kê nội kim trộn đều vào bột mì, bột mạch nha, và bắt đầu đổ nước súp thuốc vào, cho đường đỏ đã khuấy tan, cùng muối, có thể thêm nước vào đủ để nhào với bột mì thành khối bột. Cuối cùng chia bột thành những khối nhỏ, dùng chai dàn mỏng bột tạo thành từng cái bánh mỏng, đổ dầu vừng cho nhỏ lửa và rán từng chiếc bánh đến chín là được, cho vào liễn sứ cất trong tủ lạnh cho trẻ ăn dần ngày 2-3 chiếc.

    Món ăn dùng cho trẻ khóc dạ đề

    Trẻ nhỏ đang bú mẹ bị khóc dạ đề thì người mẹ nuôi con cần ăn nhiều những loại rau xanh, trái cây tươi thanh đạm, ăn ít hay không ăn những thức ăn có tính chất kích thích như cay, ngậy béo... Nếu trẻ đã lớn hơn một chút nên tăng thêm các thức như nước cam, quýt, nước rau, nước cà chua, nước dưa hấu, nước cà rốt, súp rau, súp quả... Nếu trẻ có kèm theo tiêu chảy, chân tay lạnh lại cần phải chú ý về mặt ăn uống, tăng thêm thức ăn ôn tỳ kiện vị như nước đường đỏ, cháo nước gừng, cháo trắng hành, cháo đại táo, súp cà rốt, kiêng các thức ăn hàn lạnh. Những trẻ dễ giật mình nên ăn nhiều những thức ăn ninh tâm an thần như hạt sen, đại táo, vừng, nhãn, tiểu mạch, tim lợn, trứng gà, bách hợp, hoa hiên, thịt sò biển, nấu thành canh, món ăn, cháo... để ăn.

    Sau đây là các món ăn thuốc dùng cho trẻ:

    Mã thầy 250g, đường trắng vừa đủ. Mã thầy gọt vỏ, giã nát, cho hai bát nước và đường trắng vào khuấy đều, đun chín, bỏ bã, để nguội cho trẻ uống vào lúc khát.

    Thiền y (xác ve sầu) 7 con, đăng tâm 3g, bạc hà 3g, sắc lấy nước bỏ bã, chắt lấy 50ml nước rồi vắt sữa mẹ vào cho trẻ uống.

    Cùi nhãn 5g, táo nhân sao 5g, hạt sen 6g, sắc bỏ bã lấy nước cho trẻ uống trước khi đi ngủ.

    Hạt sen (bỏ vỏ lụa và tâm sen), bách hợp mỗi thứ 10-15g, đường cát trắng vừa đủ. Đem đun nhừ hạt sen và bách hợp thành nước bột, cho đường trắng vào là được. Ăn nóng, ngày cho trẻ ăn từ 1-2 tuần.

    Món ăn thuốc dùng cho trẻ đái dầm

    Cháo nhân sâm, bạch truật: Gạo tẻ 100g, nhân sâm 10g, rang gạo tẻ cho nở, sau dùng lửa nhỏ hầm, đồng thời thả vài lát nhân sâm, hầm đến chín nhừ, mang ra cho trẻ ăn, ngày 1 lần, ăn thường xuyên.

    Cháo mễ nhân, bong bóng cá: Bong bóng cá 30g, mễ nhân 30g, hành, gừng, xì dầu, dầu vừng vừa đủ, cho mễ nhân và bong bóng cá nấu thành cháo, trước khi bắc nồi xuống thì cho gừng, xì dầu và dầu vừng đun sôi nhào là được.

    Đậu đen hầm thịt chó: Thịt chó 150g, đậu đen 20g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi đổ nước đun to lửa, sôi hớt bỏ bọt, sau hầm chín nhừ, cho đường hoặc muối, ăn hết trong ngày. Một liệu trình là 15 ngày liền.

    Bá kích hầm ruột gà: Bá kích thiên 15g, ruột gà 2 bộ, ruột gà rửa sạch cắt khúc cho vào nồi cùng bá kích thiên, đổ 2 bát nước lã, sắc còn lại 1 bát, tra muối vừa miệng, ăn lòng gà, uống canh, ngày 1 lần.

    Bột cửu trùng hương: Lấy cửu trùng hương sấy chín, tán nhỏ, uống với nước sôi, ngày 2 lần, mỗi lần 3g, uống vào khi đói.

    Đồ uống sơn thù du, lá hẹ: Sơn thù du 15g, lá hẹ 30g. Sắc sơn thù du 20 phút, sau cho lá hẹ vào đun sôi nhào, chắt lấy nước cho trẻ uống trong ngày.

    Nhục quế hầm gan gà: Bột nhục quế 3g, gan gà trống 2 cái, rửa sạch gan gà cho vào bát có nắp đậy, rắc bột nhục quế lên trên gan gà, đậy nắp cho vào nồi hấp cách thủy chín cho trẻ ăn.
     
  6. traicaytuoi

    traicaytuoi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2011
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    301
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    Lúc bé mình sốt thì bs lại bảo uống nhiều nước cam,nước chanh ko ăn dưa hấu sầu riêng chôm chôm,nhãn,
     
    snow_rainbow thích bài này.
  7. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    Em nghĩ là cho uống nước cam,chanh.ăn hoa quả gì mát mát như lê,táo....lê rất tốt để cho đề kháng và tiêu khát đấy............
     
    snow_rainbow thích bài này.
  8. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    Mẹ nó ơi khi ốm cho con uống nước cam, chanh thì tốt nhưng phải pha thật loãng. Nếu con bị kèm theo cả ho thì k nên uống nước cam vì nước cam tích đờm ở cổ của con, uống thuốc sẽ k ăn thua. :)
     
  9. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    cảm ơn các mẹ. e sẽ update lên trang 1 cho các mẹ khác cùng biết
     
  10. Nguyen_po

    Nguyen_po Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    3,446
    Đã được thích:
    746
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    Theo mình thì ăn đc gì thì tốt đấy, ko kiêng hoa quả gì đâu, miễn là quả sạch
     
  11. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    e mới tìm đc cái này nữa các mẹ:

    Một đứa trẻ đang sốt thì cũng thường không thấy thèm ăn lắm. Họng trẻ lại bị đau mỗi khi nuốt; nước mũi chảy ròng hay đặc sệt, làm bé khó thở cũng khiến bé khó tính và không yên. Trong khi đó, bạn lại đang đau đầu với những lời khuyên rằng phải cho trẻ ăn thì trẻ mới có sức khỏe vượt qua bệnh tật nhưng thực tế thì bình tĩnh và suy nghĩ thật đơn giản sẽ giúp bạn cho bé ăn uống dễ dàng hơn.

    Nếu bé nhà bạn không thích ăn thì cũng đừng ép. Thay vì đó, hãy chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn vào nhiều lần trong ngày với các loại thức ăn lỏng bổ dưỡng. Sốt cao có thể làm bé bị mất nước và trẻ cần được bổ sung một lượng nước nhỏ mỗi nửa giờ. Nước ở đây có thể là nước trắng, súp, nước hoa quả tươi, nước dừa và nước oserol.

    Mặc dù mất cảm giác ngon miệng đôi khi còn khiến bạn lo lắng hơn cả sự ốm đau cả bé, nhưng hãy cố gắng nhớ rằng, khi thân nhiệt bé trở lại bình thường, bé sẽ ăn “trả bữa” ngay. Trong khi đó, sữa lạnh sẽ làm tình trạng bệnh của trẻ thêm tệ, tuy nhiên nếu trẻ muốn uống sữa thì bạn cũng đừng ngăn cấm. Thực tế, sữa ấm pha thêm chút nghệ sẽ rất tốt cho họng của bé. Nếu trẻ phải uống kháng sinh, có thể hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên ngừng uống sữa và các sản phẩm từ sữa trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn.

    Nếu bé hào hứng với thức ăn trên mâm cơm gia đình, bạn có thể cho bé ăn cùng nhưng tránh các thực phẩm nhiều dầu hay gia vị vì chúng dễ làm bé đầy bụng.

    Hoa quả họ cam quýt như cam, chanh và cà cua sẽ là thực phẩm tốt nhất đối với những bé đang bị viêm họng.

    Trà gừng là thức uống phổ biến khi người lớn gặp cảm lạnh nhưng với trẻ thì lại không tốt vì nó có thể làm cơ thể trẻ nhanh mất nước hơn.
     
  12. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Dấu hiệu một số bệnh thường gặp ở trẻ em

    Bệnh hen suyễn

    Hiện nay ở Việt Nam, hen suyễn là một trong những bệnh mạn tính hàng đầu của trẻ em. Dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ thuờng là ho, thở khò khè kéo dài. Tuy nhiên, không nhất thiết tất cả các trường hợp thở khò khè đều là biểu hiện của bệnh hen suyễn và cũng không phải tất cả các bệnh nhân mắc hen đều thở khò khè. Theo thống kê, có tới trên 50% trẻ em dưới 3 tuổi ít nhất đã từng thở khò khè 1 lần. Nhưng lại chỉ có 1/3 trong số đó mắc bệnh hen trước 6 tuổi.

    Việc chẩn đoán đúng bệnh cũng khá khó khăn, bởi triệu chứng bệnh ở trẻ giống với một số bệnh về đường hô hấp khác như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản viêm phế quản dạng khò khè… Thuốc kê toa thường là kháng sinh, vì thế trẻ thường bị lại ngay sau khi dứt thuốc. Có trẻ dùng nhiều quá, đến mức tiêu chảy, chậm lớn mà bệnh vẫn không dứt.

    Vì vậy, để đoán biết trẻ có bị bệnh hen suyễn hay không, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu sau:

    - Có những biểu hiện lạ về hô hấp (tiếng thở nghe như tiếng rít hay như tiếng huýt sáo, những đợt thở rít tái đi tái lại, thường xuyên thở gấp)

    - Ho nhiều lần trong ngày, nhất là về đêm và gần sáng.

    - Ngủ không ngon giấc vì khó thở.

    - Bị ho hay thở khò khè sau khi vận động nhiều.

    - Hay quấy khóc và biếng ăn.

    - Có vấn đề về hố hấp vào một mùa nào đó nhất định trong năm.

    - Bị ho, khó thở hoặc đau ngực khi tiếp xúc với các tác nhân như lông thú vật, khói bụi, khói thuốc lá, thay đổi thời tiết, xúc động mạnh…

    - Thường xuyên bị cảm nhập vào phổi.

    - Có người thân bị bệnh hen suyễn hay cơ địa dị ứng (mề đay, lác sữa…).

    Để có những kết luận chính xác hơn về bệnh trạng của trẻ thì ngoài việc quan sát và nhận biết các dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, việc tuân thủ nghiêm túc các liệu pháp điều trị y khoa để đảm bảo hiệu quả chữa trị tốt nhất cho trẻ.

    Bệnh còi xương

    Trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốtpho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).

    Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi-phốtpho. Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

    Những dấu hiệu của bệnh còi xương thường là:

    - Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

    - Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

    - Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

    - Các trường hợp còi xương nặng có di chứng (Chuỗi hạt sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O).

    - Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.

    - Chậm phát triển vận động (Chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…).

    - Trong trường hợp còi xương cấp tính trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

    Hiện nay, liệu pháp y khoa thường được dùng để chữa trị bệnh còi xương ở trẻ là cho bé uống bổ sung canxi. Tuy nhiên, liều lượng dùng thuốc cũng như những phương pháp điều trị bổ sung như thế nào là do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Các bậc cha mẹ nên tránh việc tự ý cho trẻ dùng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cháu.

    Suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng thức chất không phải là một loại bệnh lý song đây lại là một trong những vấn đề sức khỏe đáng báo động ở trẻ em Việt Nam. Theo báo cáo của UNICEF (Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc) vào cuối năm 2007 thì nước ta có khoảng 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chiếm tỷ lệ 1/3 số trẻ cùng độ tuổi.

    Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, nhiễm trùng, sốt rét, một số bệnh đường hô hấp và tử vong. Suy dinh dưỡng cũng dẫn đến tình trạng kém phát triển thể lực, trí lực ở trẻ. Không chỉ những trẻ thiếu ăn hay sống trong nghèo đói mới gặp tình trạng trên, những trẻ sinh trưởng trong những gia đình có điều kiện kinh tế cũng có thể bị suy dinh dưỡng nếu những người chăm sóc trẻ không biết cách chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ.

    Để có thể sớm nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và có cách xử trí kịp thời, bạn có thể chú ý đến một số biểu hiện sau ở trẻ:

    - Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân.

    - Biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

    - Buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt.

    - Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần.

    - Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

    Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Vì vậy, việc chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng hợp lý ở trẻ là rất cần thiết để phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ.
     
  13. kukitmeyeucon

    kukitmeyeucon Call me : 097.9000.997

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    4,411
    Đã được thích:
    674
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    Bé viêm họng thì thường kèm ho, vậy uống nước chanh tốt hay k đối với bé ho có đờm???
     
  14. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    như mẹ này đã trả lời rùi nè mẹ nó:
    vậy là e kết luận là: viêm họng, ho khan thì uống nước cam,chanh loãng. còn có đờm thì k uống - vậy chuẩn chưa ạ các mẹ?!
     
  15. chipsaoql19

    chipsaoql19 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    6/5/2010
    Bài viết:
    4,534
    Đã được thích:
    730
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    Nhà tớ đang sốt nhẹ, chảy mũi đặc, và ho đây. Hic, con ăn chả được cái gì ra cái gì cả. Toàn đc 3-4 miếng là bỏ. Chán quá đi mất. Tớ k biết cho con ăn gì nữa. Đành cứ thay đổi thực đơn xoành xoạch thôi. Mà con m chưa có răng hàm nên hạn chế quá :(
     
  16. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Bé ốm thì cho ăn hoa quả/món gì tốt ạ?

    tặng chị bài này, mong bé mau khỏe :heart:
    Chế độ dinh dưỡng khi trẻ ốm
    Khi trẻ ốm, ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, người mẹ cần phải chú ý chăm sóc và cho trẻ ăn uống đầy đủ.Trẻ ốm thường chán ăn nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng. Do trẻ mệt mỏi, chán ăn nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa hơn với thức ăn loãng hơn và mỗi bữa cho trẻ ăn cần nhiều thời gian hơn.

    1. Ðối với trẻ dưới 4 tháng đang bú mẹ:

    Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, tăng số lần bú và thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn vì trẻ mệt, khả năng mút vú kém hơn. Ðối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được, người mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ uống bằng thìa.

    2. Trẻ từ 5 tháng trở lên:

    Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá... và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hoá. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng.

    3. Chế độ ăn uống của trẻ sau khi khỏi ốm:

    Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng, cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng.

    4. Một số điểm chú ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm:

    Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn.

    Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
    Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.

    Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

    Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Ðồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ gây khó tiêu.
     
  17. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Mách các mẹ cách tắm khi con bị sốt

    Đối với trẻ nhỏ, có vô vàn lý do khiến trẻ sốt: sốt mọc răng, sốt do viêm họng, sốt virút, sốt do bệnh tay chân miệng… Cho dù lý do là gì đi nữa các bà mẹ cũng sẽ vô cùng lo lắng, nếu ta xử lý không kịp, để trẻ sốt cao có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, tai biến thật khó lường. Trước kia khi không hiểu biết, mọi người thường nói với mình rằng nếu em bé bị sốt cao, đem đến bệnh viện Nhi Đồng thì người ta sẽ lột trần truồng em bé, cho nằm chơ vơ trong phòng lạnh hoặc đem nhúng vào bồn nước. Nếu chỉ có nghe đến đó thôi thì khó có bà mẹ nào dám đưa con đến bệnh viện vì xót con, vì e ngại sau khi hết sốt phải lo đến chữa bệnh sổ mũi và ho cho bé. Tâm lý của người Việt mình là khi trẻ sốt, không bao giờ được tắm cho trẻ. Vậy có bao giờ bạn tìm hiểu thử xem tắm đúng cho trẻ khi sốt như thế nào không? Sau khi tìm hiểu kỹ càng và được bác sỹ khám bệnh cho em bé tư vấn thêm, mình xin được chia sẻ phương pháp tắm này:




    Khi bé sốt bạn sẽ được khuyên cho bé uống thuốc cứ cách nhau 4-6 giờ. Tuy nhiên, không phải khi nào uống thuốc xong bé cũng hết sốt ngay. Tắm đúng nhằm mục đích hạ sốt cho não bé, giúp nhiệt độ cơ thể bé hạ bớt vì để cao quá não bé sẽ bị ảnh hưởng.

    Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu. Nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và trong quá trình tắm bạn cũng phải đảm bảo được điều này. Nếu lạnh quá bé sẽ bị sốc nhiệt. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ. Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.

    Trong bệnh viện Nhi Đồng, nếu hiểu rõ bạn cũng sẽ an tâm khi thấy con mình được bác sĩ tắm khi bị sốt. Chắc chắn đó không phải là hành động “nhúng nước” như mọi người hay bàn tán.

    Ngoài ra còn 1 kỹ thuật nữa mà bác sĩ nhắc vợ chồng mình khi bé bị sốt là hãy cho bé vào trong phòng máy lạnh nếu bé quá sốt. Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng được mát (thấp nhất là 20 độ). Có thể cởi trần bé, vì cơ thể bé đang sốt cho nên bạn an tâm, bé sẽ không bị lạnh đâu.

    Ngoài ra theo các bác sĩ thì các mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, nên lau mát cơ thể bé thường xuyên (đắp trán, lau vùng nách, bẹn). Nếu bình tĩnh xử lý, cùng với thuốc mà bác sĩ kê đơn em bé sẽ tốt hơn nhiều.

    Chúc các mẹ thành công!

    (Sưu tầm)
     
    Sửa lần cuối: 7/7/2012
  18. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Nguyên nhân và cách phòng hăm

    Môi trường ẩm ướt là một trong những yếu tố hàng đầu khiến bé bị hăm.

    Phần lớn các loại tã trên thị trường đều có chức năng thẩm thấu chất lỏng tốt khi bé đi tiểu. Tuy nhiên, những chất thải thường kéo theo vô vàn vi khuẩn gây bệnh và có thể khiến bé bị hăm. Nếu phải đeo một chiếc tã bẩn trong thời gian dài, chứng hăm tã ở bé càng dễ dàng phát triển. Ngoài ra, làn da của bé cũng khá nhạy cảm và dễ bị hăm cho dù cha mẹ có duy trì thói quen thay tã thường xuyên cho bé.

    Các nguyên nhân khác gây hăm ở bé là:

    - Phản ứng với hóa chất: Chứng hăm tã ở bé có thể là kết quả của việc da bé bị chà xát vào bề mặt của tã; đặc biệt, loại tã này được sản xuất kèm những loại hóa chất nhạy cảm với da của bé. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, nếu có điều kiện, cha mẹ nên sử dụng tã vải cho bé là tốt nhất.

    Bé cũng có thể bị hăm do phấn rôm hoặc sản phẩm chăm sóc da mà bạn sử dụng cho bé sau mỗi lần thay tã.



    - Phản ứng với thức ăn mới: Nhiều bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị hăm khi bước vào quá trình ăn dặm, nhất là sau khoảng thời gian bé thử một món ăn mới. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi tần suất, thành phần nước tiểu hoặc phân của bé.

    Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, chứng hăm tã có thể là kết quả khi cơ thể bé phản ứng với những loại thức ăn mới từ người mẹ.

    - Nhiễm khuẩn: Khu vực da được đóng tã ở bé thường là địa điểm ấm và ẩm ướt – môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bạn có thể thấy những vùng da có nếp gấp như bẹn của bé cũng dễ bị hăm.

    Ngoài ra, nếu bé sử dụng kháng sinh (hoặc người mẹ sử dụng kháng sinh trong giai đoạn cho con bú) cũng dễ khiến bé bị mắc chứng hăm. Bởi vì, kháng sinh có khả năng làm suy yếu những loại vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé; đồng thời với việc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh cũng có thể khiến bé dễ mắc chứng tiêu chảy – nhân tố làm tăng cơ hội của chứng hăm tã ở bé.

    Tưa lưỡi cũng là một trong những hình thức nhiễm khuẩn đường miệng ở bé. Một số bé xuất hiện chứng tưa lưỡi cùng lúc với dấu hiệu bị hăm tã.

    Cách phòng tránh

    - Một trong những phương pháp tránh hăm hiệu quả là bạn luôn giữ cho da (nhất là vùng da mông, bộ phận sinh dục) của bé được khô ráo. Do đó, bạn nên thay tã cho bé ngay khi bé đi tiêu hoặc đi tiểu. Khoảng 2 giờ đồng hồ mỗi lần, bạn nên kiểm tra tình trạng tã cho bé. Bạn cũng nên giữ vệ sinh vùng kín cho bé trong quá trình thay tã. Nên nhớ, bạn chỉ lau rửa nhẹ nhàng và lau khô, thay vì chà xát da của bé.

    - Nếu dùng tã vải, bạn nên ngâm tã với nước sôi sau khi tã đã được giặt sạch và trước khi tã được mang phơi. Cách này giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt của tã.

    - Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cẩn thận khi dùng phấn rôm, thoa vào vùng da phía mông hoặc những nếp gấp quanh mông cho bé. Hiện nay, vấn đề sử dụng phấn rôm cho bé đang còn chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cha mẹ không nên dùng phấn rôm thoa vào vùng kín của bé (nhất là bé gái) vì thành phần chủ yếu của phấn rôm là bột hoạt thạch.

    Bạn cũng nên tránh để bé hít phải bột phấn rôm. Nếu bé hít phải một phần chất hoạt thạch có trong phấn rôm thì cũng có khả năng ảnh hưởng đến khí quản của bé. Nhiều cha mẹ sai lầm khi sử dụng phấn rôm cho bé như lạm dụng phấn rôm (dùng quá nhiều), sử dụng phấn rôm xong không đậy nắp cẩn thận hoặc rắc phấn rôm gần vùng mặt của bé. Ngoài ra, phấn rôm có khả năng kết hợp với phân hoặc nước tiểu của bé cũng dễ gây kích ứng da.

    Bạn có thể dùng một loại kem hoặc thuốc mỡ để bảo vệ và làm dịu da bé.

    - Khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới trong một khoảng thời gian cố định (4-7 ngày). Sau đó, bạn nên chờ đợi và kiểm tra những dấu hiệu bị dị ứng thức ăn ở bé. Nếu không có vấn đề gì, bạn mới nên tiếp tục cho bé thử đồ ăn mới.

    - Bạn không nên đóng tã cho bé quá chật đến nỗi không khí khó có cơ hội lưu thông quanh vùng da mông của bé. Việc nới lỏng tã còn khiến bé dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh loại tã ít có khả năng thấm hút.

    - Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt: Sữa mẹ có khả năng củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé đương đầu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Bé bú mẹ cũng ít phải dùng kháng sinh – yếu tố góp phần làm tăng chứng hăm tã ở bé.

    - Nếu thời tiết thuận lợi, tốt nhất, cha mẹ không nên đóng tã cho bé. Trường hợp này, bạn có thể dùng tã vải (hoặc xô màn mỏng, sạch) quấn nhẹ nhàng cho bé. Nếu bé đi tiểu, bạn nên thay tã ngay. Nếu bé đi tiêu, bạn có thể dùng giấy ướt lau nhanh cho bé. Làn da khô thoáng, sạch sẽ là yếu tố hàng đầu chống hăm cho bé.
     
  19. Dayeucafemuoi

    Dayeucafemuoi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/9/2010
    Bài viết:
    2,175
    Đã được thích:
    936
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Mách các mẹ cách tắm khi con bị sốt

    m không tắm nhưng lau mát thì thường xuyên.
     
  20. La_nguyen_bach_linh

    La_nguyen_bach_linh Bông " đẹp zai "

    Tham gia:
    16/7/2009
    Bài viết:
    3,063
    Đã được thích:
    1,006
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Mách các mẹ cách tắm khi con bị sốt

    Con em bị sốt em vẫn tắm cho con như cũ. chỉ che kín gió và tắm nhanh hơn thôi
     

Chia sẻ trang này