Thông tin: Yến Mạch Có Công Dụng Gì Đối Với Trẻ Nhỏ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi FamiCook, 17/3/2020.

  1. FamiCook

    FamiCook Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2019
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ, được rất nhiều cha mẹ lựa chọn là thực phẩm bắt đầu cho bé ăn dặm
    Yến mạch đã có cách đây khoảng 4000 năm và được coi là “nữ hoàng của các loại ngũ cốc”, bởi lợi ích sức khỏe của yến mạch và cách sử dụng vô cùng đơn giản. Theo nghiên cứu của trường Đại học Tufts (Mỹ) và báo cáo của NPR (Đài Phát thanh National Public Radio - Mỹ) vào năm 2006, bột yến mạch chính là một trong những siêu thực phẩm giúp bé tăng IQ ngay từ những năm tháng đầu đời.

    Nếu như các loại ngũ cốc khác phải trải qua rất nhiều các bước sơ chế xử lý khác nhau làm giảm đi dưỡng chất thì yến mạch không hoàn toàn cần các bước này, hạt yến mạch có thể sử dụng được luôn sau khi thu hoạch.

    [​IMG]
    Yến mạch là một trong những thực phẩm lành tính tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ
    Các loại yến mạch phổ biến
    Yến mạch nguyên hạt: Đây là loại yến mạch ở dạng tinh khiết, chưa trải qua bất kỳ công đoạn chế biến nào nên vẫn còn giữ nguyên 100% chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại yến mạch này thường khá dai, do đó thời gian nấu chín thường kéo dài.

    Yến mạch cắt nhỏ: Đây là loại yến mạch được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Loại yến mạch này vẫn giữ được đầy đủ dinh dưỡng như yến mạch nguyên hạt nhưng thời gian nấu thường nhanh hơn.

    Yến mạch cán: Là loại yến mạch này được tạo ra bằng cách hấp chín và lăn dẹt yến mạch cắt nhỏ. Đây là loại yến mạch thường được sử dụng nhiều với thời gian nấu khá nhanh.

    Yến mạch ăn liền: Đây là loại yến mạch trải qua nhiều công đoạn chế biến nhất. Do được cắt và cán cực kỳ mỏng nên khi mua về, bạn chỉ cần chế nước sôi là có thể dùng được. Tuy nhiên, loại yến mạch này thường chứa ít dưỡng chất hơn so với các loại khác và thường được thêm nhiều chất phụ gia như đường, muối, hương liệu.

    Bột yến mạch thô: Yến mạch nguyên hạt được xay nhuyễn để tạo thành bột. Loại yến mạch này thường được dùng trong các sản phẩm cho trẻ nhỏ vì nó khá dễ ăn.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sử dụng yến mạch cắt nhỏ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đây là loại yến mạch dễ nấu, chưa trải qua bất kỳ công đoạn chế biến nào vì vậy nó sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất so với các loại yến mạch khác.

    Lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe trẻ nhỏ
    Giàu vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ
    Yến mạch là loại ngũ cốc giàu các chất dinh dưỡng và có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện kể cả từ chiều cao, cân nặng và trí não.

    Lượng vitamin (như các vitamin nhóm B, vitamin K, vitamin E) dồi dào trong yến mạch giúp thúc đẩy các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia về dinh dưỡng, trong bột yến mạch nguyên chất chứa 6 loại vitamin nhóm B (là Vitamin B1, B3, B5, B2, B6 và B9 - axit folic). Đây đều là những thành phần không thể thiếu, tham gia vào các hoạt động phản ứng bên trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ, đảm bảo hoạt động cũng như sự phát triển của hệ thần kinh trung ương (thông thường, trẻ dưới 1 tuổi cần khoảng 0,4 mg vitamin B1, khoảng 0,5mg vitamin B2 và khoảng 0,3 mg vitamin B6 mỗi ngày trong khi 100 gram bột yến mạch cung cấp 0,14 mg vitamin B1, 0,14 mg vitamin B2 và 0,17 mg vitamin B6). Ngoài ra, vitamin B9 (axit folic) có trong yến mạch cũng rất quan trọng trong giai đoạn phân chia và lớn nhanh của tế bào như ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi ADN và giúp tránh đột biến ADN (vốn là một yếu tố gây ưng thư).

    [​IMG]
    Yến mạch là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
    Giàu chất chống oxy hóa tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ
    Không chỉ dồi dào cung cấp nguồn năng lượng, lợi ích sức khỏe của yến mạch còn được biết tới nhờ một loại đường gọi là beta-glucans. Đây là loại đường có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng cường sản xuất các tế bào của hệ miễn dịch. Chính vì vậy, sử dụng yến mạch cho các bữa ăn dặm của trẻ nhỏ thường xuyên sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus gây hại.

    Ngoài ra các chất chống oxy hóa có trong yến mạch còn làm giảm nguy cơ một số bệnh lí ở trẻ nhỏ như: đau tim, giảm béo phì, ngăn ngừa các bệnh về loãng xương,…

    Thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ
    Mặc dù yến mạch là loại ngũ cốc rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng, nhưng đây lại là một thực phẩm cực kì dễ tiêu hóa.

    Yến mạch có chứa tới 11% chất xơ trong đó phần lớn là chất xơ hòa tan, cách chất xơ này giúp bé tiêu hóa dễ dang hơn đồng thời kích thích sự thèm ăn của trẻ nhỏ, từ đó giúp bố mẹ đánh bay nỗi lo về táo bón ở trẻ nhỏ.

    Cung cấp dinh dưỡng cho những bé bị dị ứng
    Yến mạch là một trong những thực phẩm lành tính và không gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Đa phần, những bé bị dị ứng lúa mì thường không thể ăn các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch… Thế nhưng, bé có thể dùng yến mạch bởi trong yến mạch không chứa gluten, không những vậy loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như các loại ngũ cốc khác. Chính vì vậy, thêm sữa yến mạch vào chế độ ăn của bé có thể giúp cải thiện dinh dưỡng rất lớn.

    Giảm viêm
    Trong yến mạch có một nhóm chất chống oxy hóa mang tên Avenanthramide. Đây được coi là chất chống viêm cực kỳ an toàn cho làn da của trẻ, tránh gây ngứa ngáy hay khô da.

    Giảm các nguy cơ hen suyễn ở trẻ nhỏ
    Hen suyễn là một trong những bệnh phố biến tại trẻ em, bệnh này gây ra các biểu hiện như thở khò khè, viêm đường hô hấp, đau ngực và hụt hơi. Một nghiên cứu cho thấy việc thêm yến mạch vào các bữa ăn dặm của trẻ nhỏ khiến trẻ giảm các tình trạng hen suyễn.

    Một số lưu ý khi sử dụng yến mạch để chế biến đồ ăn cho bé
    Thông thường bố mẹ có thể bắt đầu sử dụng yến mạch cho bé 6 tháng tuổi. Thời điểm này bố mẹ có thể vừa nấu cháo kết hợp làm sữa cho bé uống kèm sữa mẹ hoặc sữa công thức.

    Yến mạch rất dễ bị mốc do đó mẹ không nên mua với số lượng lớn. Để bảo quản yến mạch, mẹ có thể cho vào hộp kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Tủ lạnh sẽ là một gợi ý không tồi với điều kiện yến mạch phải được bọc kín, riêng biệt với những thực phẩm khác.. Yến mạch được bảo quản tốt có thể để được trong vòng 2 tháng.

    Yến mạch nguyên chất rất lành tính và không gây dị ứng. Tuy nhiên, mẹ có thể cho bé thử trước với một lượng nhỏ yến mạch để đảm bảo an toàn cho con. Trong quá trình thu hoạch, vận chuyển hoặc bảo quản, yến mạch có thể bị lẫn với một số loại ngũ cốc khác, điều này có thể gây ra một số phản ứng tiêu cực với những bé bị dị ứng với gluten.

    Luôn đảo đều tay và đảm bảo đủ thời gian khi chế biến các món bột, cháo, súp… từ yến mạch. Hạt yến mạch nguyên chất sẽ lâu chín hơn so với gạo nên chúng cần có thời gian ngậm nước để trở nên mềm và dễ chín hơn.

    Yến mạch rất giàu chất dinh dưỡng và có thể cung cấp phần lớn năng lượng cho bé, nhưng không thể thay thế tất cả các loại thực phẩm khác cho toàn bộ khẩu phần ăn của con. Vì vậy, các bố mẹ vẫn nên có kế hoạch kết hợp linh động, phong phú các loại thực phẩm trong thực đơn của con nhé

    Một số món ăn dinh dưỡng được chế biến từ yến mạch
    Tùy vào độ tuổi của bé và mục đích chế biến, mẹ sẽ lựa chọn loại yến mạch phù hợp. Tuy nhiên, mẹ nhớ là với những bé từ 6 đến 10 tháng tuổi, với bộ máy tiêu hóa còn non yếu, bé sẽ cần các thực phẩm mềm, mịn, dễ nuốt, dễ tiêu, vì vậy, mẹ nên sử dụng yến mạch dạng bột để chế biến các món ăn dặm cho bé nhé. Với những bé lớn hơn thì tùy vào món ăn là bột, cháo, bánh hay sữa, mẹ có thể lựa chọn bột yến mạch, yến mạch cán, yến mạch cắt nhỏ hay yến mạch nguyên hạt.

    Dưới đây là một số món ăn đơn giản được chế biến từ yến mạch, bố mẹ có thể tham khảo để thay đổi khẩu phần ăn cho bé yêu nhé:

    1. Cháo/bột yến mạch
    Yến mạch rất dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác mà không lo bị dị ứng. Cách đơn giản nhất là thay thế gạo bằng bột yến mạch hoặc yến mạch cán mỏng trong các món ăn dặm của bé, rồi kết hợp với các thực phẩm khác như: bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, trứng, thịt heo, thịt bò, tôm… Hương vị thơm ngon từ yến mạch sẽ kích thích vị giác của bé, giúp bé ngon miệng và không bị ngán

    Các mẹ có thể bắt đầu với những món đơn giản như bột yến mạch sữa, bột yến mạch trứng gà, cháo yến mạch cà rốt, cháo yến mạch với tôm và rau cải ngọt, cháo yến mạch thịt heo/bò bằm...

    2. Súp yến mạch
    Đây là lựa chọn tuyệt vời khi mẹ muốn đổi món cho bé. Đơn giản nhất là súp yến mạch với gà, nấm hương và bắp. Cuối tuần được xì xụp một bát súp yến mạch thơm nức thì chắc chắn các bạn bé sẽ hào hứng hơn rất nhiều đấy các bố mẹ ạ.

    Cách làm: Luộc gà với 1 - 2 tép hành tím đập dập. Sau khi gà chín thì vớt ra, xé nhỏ. Nấm hương ngâm cùng nước vo gạo cho bớt mùi, rửa sạch, thái nhỏ. Hạt bắp thái nhỏ, cho vào nồi nước vừa luộc gà nấu đến khi bắp chín mềm thì cho nấm và thịt gà vào nấu cùng. Khi tất cả gần chín thì cho trực tiếp yến mạch vào nấu 3 - 5 phút rồi tắt bếp. Có thể thêm hành ngò thái nhỏ nếu bé ăn được.

    3. Sữa yến mạch
    Các bố mẹ có thể bổ sung thêm sữa yến mạch vào các bữa lỡ của con. Khi kết hợp với các loại hạt như chia, óc chó, macca…. mẹ khéo tay sẽ chế biến được những món sữa vô cùng thơm ngon và mới mẻ với các bạn bé đấy.

    [​IMG]
    Sữa hạt yến mạch kết hợp cùng hạt chia
    Cách làm sữa yến mạch hạt chia:

    Ngâm yến mạch với nước đun sôi để nguội (lượng nước gấp 3 lần yến mạch). Sau 2 tiếng thì gạn nước đi, rửa yến mạch 1 - 2 lần bằng nước đun sôi để nguội cho bớt nhớt. Hạt chia ngâm nước ấm khoảng 15 phút cho nở ra. Cho nước đun sôi và yến mạch vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc qua rây. Đổ hạt chia vào phần nước mới thu được và cùng xay một lần nữa. Có thể thêm chút đường phèn hoặc đường thốt nốt cho bé dễ uống.

    4. Bánh yến mạch
    Có rất nhiều món bánh có thể được chế biến từ yến mạch và các nguyên liệu cực dễ kiếm như sữa, bơ, trứng, các loại hạt và quả… Đơn giản nhất có thể kể đến:

    Bánh yến mạch bí đỏ: Bí đỏ hấp cách thủy cho mềm. Yến mạch ngâm 30 phút. Xay nhuyễn bí đỏ và yến mạch với nhau. Cho thêm trứng vào hỗn hợp trên, đánh đều rồi để trong 10 phút. Rán với lửa nhỏ cho đến khi chín.

    Bánh yến mạch hạt óc chó: Ngâm yến mạch và hạt óc chó cùng nhau trong 2 tiếng, sau đó rửa sạch và xay nhuyễn. Trộn hỗn hợp thu được với trứng, đánh đều rồi để trong 10 phút. Rán với lửa nhỏ cho đến khi chín.

    Bánh yến mạch nướng bơ sữa: Với phần bã yến mạch thu được sau khi xay nhuyễn (để làm sữa yến mạch hoặc đậu hũ non yến mạch), mẹ có thể tận dụng, trộn đều với sữa, bột mì hữu cơ hoặc bột ngô, sau đó cho vào lò nướng. Khi bánh đã chín, mẹ phết bơ lên cho bé thưởng thức nhé.
    Nguồn bài viết: https://andam3in1.vn/loi-ich-cua-yen-mach-doi-voi-suc-khoe-cua-tre-nho-nd88137.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi FamiCook
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    tập cho trẻ ăn yến mạch ngay khi còn nhỏ vừa cung cấp chat dinh dưỡng cần thiết mà không lo thừa chất
     

Chia sẻ trang này