Mời các mẹ tham khảo một bài viết ý nghĩa để nhìn nhận lại cách yêu con của mình nhé! Có một người mẹ đột nhiên phải vào viện cấp cứu. Trong lúc người mẹ đó còn đang hôn mê, người ta vẫn thấy điện thoại của chị luôn tục có tin nhắn. Hóa ra là của cậu con trai lớn. Cậu ta hỏi: Mẹ ơi muối để ở ngăn nào? Có thịt cho bữa tối chưa? rau thì luộc hay xào.... Như thế để biết rằng, có quá nhiều đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ. Khi gia đình có sự cố, chúng hoàn toàn thụ động, mất phương hướng. Để mẹ làm tất Người mẹ nào chẳng yêu con và sẵn sàng hy sinh tất cả cho con. Nhất là trong xã hội ngày nay, khi mà điều kiện sống của hầu hết các gia đình được nâng lên, yêu cầu duy nhất của các bậc làm cha làm mẹ là con cái phát huy tốt nhất khả năng học tập của mình. Thôi thì bố mẹ có cố một tí, vất vả một tí cũng được. Miễn sao con phải học tập thật tốt. Với quan điểm đó, nhiều phụ huynh đã không bắt con phải mó tay vào bất kỳ việc gì trong nhà dù thực tế chúng hoàn toàn có khả năng làm việc đó. Nhất là các bà mẹ. Khi bê mâm bát đi rửa hộ con, những bà mẹ đó bao biện: Giúp con có thêm dăm mười phút học bài. Khi giặt cho con bộ quần áo, các bà mẹ chống chế: nó làm không bằng mình làm cố. Tận tụy vì con là tốt, hy sinh cho con là cần thiết nhưng không nên làm thay con. Vẫn cần thiết phải cho con biết lao động, giá trị của lao động. Phải để con thấy bố mẹ chúng đã vất vả như thế nào trong việc kiếm tiền nuôi các con. Để con lao động cũng là cách gián tiếp dạy con tình yêu thương, sự chia sẻ với nỗi vất vả, cực nhọc với bố mẹ. Mẹ không bao giờ ốm Có người mẹ cả đời không bao giờ dám ốm. Nói như thế có vẻ hơi thái quá nhưng sự thật chuyện đó không phải là hiếm. Không dám ốm bởi người mẹ đó không tin ai chăm sóc con bằng mình. Không dám ốm bởi nghĩ rằng nếu không có mình con sẽ không thể sống được. Vì thế, dù sức khỏe không tốt người mẹ đó vẫn phải gắng gượng. Khi con bé thì thức đêm thức hôm bế ẵm, cho con bú mớm. Lúc con lớn hơn tí nữa thì suốt ngày loay hoay với những công thức đổi món cho con. Khi con đến tuổi đi học thì lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ, sắp cho con từng quyển sách. Lúc con đến tuổi trưởng thành, cũng chỉ mẹ là bầu bạn của con, là nơi để con giãi bày mọi tâm tư tình cảm. Người mẹ đó vô tình để con đóng khung trong một không gian rất chật hẹp. Không gian chỉ có mẹ và con. Không gian một chiều. Nếu không may một ngày nào đó người mẹ ốm, ai sẽ là người thương mẹ. Con không lo nổi cho con thì làm sao biết lo cho người khác. Mẹ mới chỉ dạy con nhận tình cảm từ mẹ mà chưa bao giờ dạy con biết cho đi thứ tình cảm đó. Mẹ mặc định cho con tình cảm mẹ dành cho con là lẽ thường, là nước mắt chảy xuôi... Đó là chưa kể mẹ còn đóng không cho suy nghĩ của con. Rằng: không ai hiểu mình bằng mẹ. Không ai chăm sóc mình tốt hơn mẹ. Người mẹ đó đã không nghĩ đến một ngày nào đó, mình không được ở bên con. Không nghĩ tới sự hẫng hụt của đứa con tội nghiệp khi thấy niềm tin yêu duy nhất của mình không còn hiển diện trên đời này. Mẹ quên rằng con là một nhân cách độc lập, con như cái cây cần được vun xới, bắt sâu, tưới tắm, bồi đắp kỹ năng sống để dần dần tự hít thở khí trời, tới ngày tự lập mà lớn chứ mẹ không thể nào đi cùng con mãi mãi. Hy sinh của mẹ quá mức thậm chí thành ra vô ích. Yên tâm, mẹ không mắng đâu Mẹ là hiện thân của sự dịu dàng, lòng nhân ái, bao dung. Có nhiều bà mẹ cả đời không nói nặng với con một câu. Lúc nào cũng nâng niu, chiều chuộng con hết mức.. Sở dĩ như vậy là vì họ nghĩ con cái chẳng sống với bố mẹ cả đời, ở trong vòng tay mình ngày nào, mình sẽ cố gắng yêu thương chúng ngày đó. Người mẹ đó đã không nhận ra rằng yêu thương không đồng nghĩa với dịu dàng. Những lời trách mắng đôi khi lại là động lực để con khắc phục những nhược điểm của mình. Nó giống như một cái đòn bẩy. Vả lại, mẹ có thể bao dung tha thứ cho con nhưng ra ngoài xã hội, con cần phải biết chịu trách nhiệm trước những thiếu sót của mình. Một người mẹ cả đời không bao giờ nói nặng con một câu sẽ tạo ra những đứa trẻ chỉ quen những lời nói ngọt ngào. Thực tế cuộc sống con còn có thể phải đối mặt với bao điều cay đắng. Để mẹ lo Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều ông bố bà mẹ luôn ở vào cảm giác có lỗi với con. Vì thế, họ luôn muốn bù đắp cho con bằng mọi cách. Thay vì để con lựa chọn môn học thêm mình thích, mẹ sẽ ấn định: Ngày ấy, giờ ấy con sẽ đến địa điểm A, B để học môn này hay môn kia. Mẹ cũng sẽ ấn định một ngày con phải ăn những món này cho đủ dinh dưỡng thay vì hỏi con có thích món đó hay không? Việc chọn quà tặng thầy cô giáo nhân ngày lễ tết cũng là mẹ. Nghĩa là mẹ thay con quyết định mọi việc. Điều đó thật nguy hiểm. Sẽ đến một ngày con bạn phải đưa ra những quyết định của riêng chúng. Nếu không bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, liệu chúng có đủ bản lĩnh đối diện với tất cả những khó khăn sẽ gặp phải trong cuộc đời? Chúng ta yêu con nhưng đừng làm chúng nghẹt thở. Nguồn: giadinhvn.vn
Ðề: Yêu con thế nào? Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi mà. đôi khi yêu con phải nghiêm khắc, dạy con tính tự lập. Ko phải cái j cũng làm hết cho con.
Ðề: Yêu con thế nào? Vậy là phải dạy con cũng phải lo lắng, hy sinh và nhường nhịn cho mẹ ngay từ bé đúng không chị, hơn nữa phải dạy bé biết cách tự suy nghĩ, tự quyết định cũng như phải biết chịu đắng cay khổ cực nữa
Ðề: Yêu con thế nào? thế này không phải là yêu con mà là chiều chuộng, cung phụng cho con mất rồi. đôi khi người mẹ nhầm lẫn giữa yêu thương và yêu chiều, cứ nghĩ phải hi sinh hết cho con, mà vô tình biến con thành kẻ ích kỉ, sống dựa dẫm vào bố mẹ. cứ thế này mai sau không có bố mẹ bên cạnh thì con sẽ thế nào? đôi khi tình yêu không chỉ có ngọt ngào mà còn cay đắng nữa, mong các mom hãy dạy con thành chàng trai/ cô gái trưởng thành chứ không phải là trẻ con già đầu
Ðề: Yêu con thế nào? Mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Điều quan trọng nhất là phải rèn cho con tính tự lập, làm chủ cuộc sống trong mọi tình huống.
Ðề: Yêu con thế nào? Làm mẹ là 1 sự chia sẻ quá lớn, chia sẻ thời gian, chia sẻ cuộc sống của mình cho con. Vậy nên cũng hãy dạy con biết chia sẻ với mẹ, với những người xung quanh, có thể mới thấy được niềm vui trọn vẹn chứ nhỉ?
Ðề: Yêu con thế nào? Và còn là cả cuộc chiến bền bỉ và lâu dài nữa các mẹ ạ, rất vui nhưng cũng rất mệt...........
Ðề: Yêu con thế nào? . Chuẩn đấy các mẹ ah, chứng kiến con lớn khôn hàng ngày, dõi theo con từng bước trên đường đời, dù cha mẹ có mệt mỏi, khổ sở đến bao nhiêu cũng chịu đc, tất cả vì con em chúng ta
Ðề: Yêu con thế nào? Tình cảm dành cho con của bố mẹ thật là lớn lao. Nên lúc nào mình cũng yêu quý và tôn trọng bố mẹ. Sau này có e bé mình cũng sẽ chăm con hết lòng. Chúc các bố các mẹ và các bé cuối tuần vui vẻ nhé.
Ðề: Yêu con thế nào? Các mẹ ở khu em mẹ nào cũng vậy, cứ như thể họ sống luôn cuộc sống của con cái, thật vất vả trăm đường
Ðề: Yêu con thế nào? Đúng rồi, phải dạy cho trẻ biết "nhận" nhưng cũng phải biết "cho" trong cuộc sống. Không thể ích kỷ hưởng thụ một chiều được.
Ðề: Yêu con thế nào? Mình thấy bố mẹ nào chẳng yêu con, thương con. Ngày trước mẹ mình cũng vậy, mà đến tận bây giờ mình đã có gia đình riêng, có con rùi nhưng hình như đối với ba mẹ mình luôn còn nhỏ thôi! Vì vậy ít nhất mình cũng rút được tí kinh nghiệm cho bản thân, bao bọc con nhiều quá cũng chưa chắc tốt cho con, như mình phải vào đại học rồi mới bắt đầu lo cho bản thân, nhưng dù gì đi nữa mình cũng thấy yêu yêu bố mẹ mình nhiều nhiều! he..he
Ðề: Yêu con thế nào? Nhà em còn bà yêu cháu cơ, hix, con đã triều rồi, nhưng cháu còn triều hơn.... Điển hình các bà mẹ VN.
Ðề: Yêu con thế nào? Mình để ý bây giờ cha mẹ thương con lắm, cưng như trứng vậy, trẻ biết thế nên cứ nhão ra, nói không chịu nghe. Càng lớn càng hư, cha mẹ rất bực nên đánh, rồi mắng con khiến chúng buồn tủi vì không ai tâm sự, đâm ra hư hỏng. Thực chất trẻ không có tội gì hết, do chính bản thân mình dạy con mà làm con ra nông nổi như vậy đấy. Nếu từ lúc sinh ra, chúng ta có một chính sách cũng như một phương pháp hợp lý. Con quậy quá cùng đừng mắng nhé, ráng thôi, trẻ quậy là trẻ thông minh, hiếu động, mình chỉ cần nói nhẹ là trẻ biết và không làm nữa. Nhưng càng mắng, hoặc đánh anh hai vì anh hai ăn hiếp em sẽ làm chúng trở nên căm thù mình, càng lúc mối thù càng lớn, và khi đã lên cao trào, chúng sẽ đánh lại em mình, hoặc đập phá đồ nhiều hơn. Tóm lại dạy trẻ không nên dùng roi, dùng lời nói sẽ giúp trẻ hiểu, và sau này hiểu đời, hiểu mọi người hơn. Nên cho trẻ đi nhà sách, hay nhà văn hóa vui chơi cuối tuần để bé phát huy đầy đủ sự thông minh vốn tìm ẩn của mình. Nên khen mỗi khi bé giúp mình sẽ giúp bé thích thú, và cảm thấy hài lòng và rất tự hào với bản thân đấy. Chúc các mẹ chăm con giỏi, dạy con ngoan nhé.
Ðề: Yêu con thế nào? chiều con quá thì con sẽ hư , chiều những cái đáng chiều thôi còn lại phai nghiêm khấc chứ ko là hỏng ngay
Ðề: Yêu con thế nào? Mỗi người 1 quan điểm yêu thương con khác nhau.Xã nhà em thì k bao giờ dám đánh con