Những cách vận động rất tốt cho thai kỳ bà bầu không nên bỏ qua

(lamchame.vn) - Ngoài những nguyên tắc chăm sóc mẹ bầu cơ bản thì việc giúp mẹ bầu có những vận động nhẹ như đi bộ, thư giãn gân cốt, hoạt động chân tay, … cũng là một hoạt động tốt cần xây dựng để mẹ và bé có một sức khỏe tốt trong suốt quá trình mang thai cũng như giai đoạn sinh nở.

Mọi tư thế, hành động của thai phụ cũng cần có những yêu cầu đặc biệt nhất định.

1.     Tư thế đứng: Tư thế đứng của thai phụ không đúng sẽ khiến cơ vùng đáy chậu, dây chằng bị giãn do chịu sức nặng quá lâu, gây khó khăn cho quá trình sinh nở, kéo dài quá trình sinh nở, dễ dẫn đến rách tầng sinh môn. Tư thế đứng đúng là hai chân song song, bàn chân hơi tách ra, trọng tâm rơi vào lòng bàn chân, cách vài phút lại thay đổi vị trí trọng tâm của chân một lần.

Tư thế đứng của thai phụ không đúng sẽ khiến cơ vùng đáy chậu

(Ảnh minh hoạ: Internet)

2.     Tư thế ngồi: Ngồi vào mép ghế rồi từ từ dịch chuyển vào bên trong, lưng ghế nên thẳng để hông và đầu gối vuông góc với nhau, giữ đùi ở trạng thái nằm ngang. Không được ngồi xuống đột ngột, cũng không được ngồi ghế sofa mềm quá lâu.

3.     Tư thế nằm: Thời kỳ đầu mang thai nên chọn tư thế nằm ngửa nhằm giúp cơ thể được thư giãn, giảm mệt mỏi. Giữa và cuối thai kỳ nên chọn tư thế nằm nghiêng sang trái nhằm giúp cơ bụng được thư giãn, duy trì hơi thở và lưu thông máu huyết, tăng cường máu cung cấp cho nhau thai.

4.     Tư thế đi: Tư thế đi ưỡn bụng về phía trước không những dễ mệt mà tầm ngắm cũng sẽ bị hạn chế do chiếc bụng to kềnh che khuất, dễ khiến cho việc đi lại gặp phải sự cố. Khi đi, thai phụ cần ngẩng đầu, thẳng lưng, lòng bàn chân tiếp bằng phẳng với mặt đất. Không được đi nhanh hoặc đi bằng đầu ngón chân.

5.     Tư thế ngồi xổm: Nên chống tay vào đầu gối rồi từ từ ngồi xuống, bàn chân để bằng trên mặt đất, sau đó lại đứng lên. Nghiêm cấm việc cong lưng để lấy đồ.

Động tác dậy khỏi giường: Dù đang nằm ở tư thế nào bạn cũng phải dịch chuyển cơ thể sang vị trí nằm nghiêng, sau đó từ từ ngồi dậy

(Ảnh minh hoạ: Internet)

6.     Lên cầu thang: Khi bước lên, lưng phải thẳng, trước tiên đặt ngón chân lên sàn nhà, khi gót chân sau đặt lên sàn lập tức duỗi thẳng đầu gối để trọng lượng dồn vào chân, lúc này lại nhấc tiếp chân kia lên và lặp lại tư thế như lúc trước, nên vịn vào tay vịn cầu thang để bước lên.

7.     Xuống cầu thang: Giữ thẳng phần trên cơ thể, dùng toàn bộ lực của đùi, bước từng bước ổn định, chậm rãi xuống cầu thang, chú ý không được bước hụt.

8.     Động tác dậy khỏi giường: Dù đang nằm ở tư thế nào bạn cũng phải dịch chuyển cơ thể sang vị trí nằm nghiêng, sau đó từ từ ngồi dậy.

Ngoài ra, thai phụ cần lưu ý không được chèn ép phần bụng, không được xách vật nặng, không được với cao hoặc kiễng ngón chân để lấy đồ, tránh ra đường một mình, nếu bắt buộc phải đi thì cố gắng chọn phương tiện ít sóc như tàu hỏa, ô tô, tránh đi du lịch xa, thai phụ lái xe ô-tô không nên vượt quá 1 tiếng. Nếu muốn đi du lịch xa thì nên bố trí vào thời điểm mang thai tương đối hợp lý là từ 4-7 tháng, nhưng trước đó cần được sự đồng ý của bác sĩ sản khoa.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lý và ở phù hợp trong thời gian tuyệt vời này của cuộc sống của bạn. Tiếp cận với một thể bác sĩ sản khoa và phụ khoa để được tư vấn về tất cả mọi thứ liên quan đến sức khỏe của em bé.

 

Theo phunuvietnam.vn, benhvienbachmai.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang