Thông tin: Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ [tổng Hợp] Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi hungnb.marketing.ah, 30/5/2014.

  1. hungnb.marketing.ah

    hungnb.marketing.ah Nguoiviettinhca

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    1,352
    Đã được thích:
    159
    Điểm thành tích:
    103
    .


    Các bài viết khác:
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 1]: Bệnh táo bón ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 2]: Đái dầm ở trẻ nhỏ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 3]: Mồ hôi trộm ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 4]: Biếng ăn ở trẻ
    Tổng hợp các mẹo trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !
    3 bệnh do nắng nóng ở trẻ em: Phương pháp phòng ngừa và cấp cứu
    Bổ sung sắt cho bà bầu



    Có bệnh thì phải dùng thuốc, nhưng phải dùng đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều.

    Nhiều người có thói quen tự ý dùng thuốc ngay cả khi chưa có bệnh hoặc không biết cách sử dụng thuốc. Khi đó, thuốc sẽ không phát huy được tác dụng chữa bệnh mà người sử dụng sẽ gặp những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

    [​IMG]
    Không dùng thuốc corticoid tùy tiện.

    Bôi thuốc mỡ chứa corticoid: chữa bách bệnh về da

    Thuốc mỡ (dạng cream bôi) chứa corticoid là những chế phẩm có tác dụng nhanh trong điều trị một số bệnh ngoài da, sẩn ngứa, dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh... Thuốc được hấp thu nhanh, nhiều ở vùng da mỏng như: bẹn, bìu, hố nách, mặt cổ và da đầu. Được hấp thu ít là bôi ở vùng cẳng tay, đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay. Qua da, lượng thuốc được hấp thu sẽ phân bố vào da, cơ, gan, ruột và thận.

    Tuy thuốc mỡ corticoid có tác dụng tốt và nhanh nhưng không phải là thuốc chữa được “bách bệnh” về da. Mặt khác, thuốc còn có chống chỉ định trong một số trường hợp và có những tác dụng phụ, phản ứng quá mẫn như viêm da, ngứa, trứng cá đỏ, thậm chí có thể bị teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát...

    Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của corticoid bôi tại chỗ là gây teo da. Biến chứng này thường xảy ra sớm với các loại corticoid tác dụng mạnh như clobetasol propionate, fluocinolon acetonide... Trẻ em có nguy cơ teo da cao nhất. Dùng phối hợp với corticoid toàn thân hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng sau thoa thuốc cũng làm tăng nguy cơ teo da.

    Biểu hiện của teo da bao gồm các vết bầm tím, da trở nên bóng và có các khía. Khi dùng thuốc chỉ bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị bệnh, nếu bôi dày, bôi nhiều lần (hơn 3 lần/ngày), kéo dài (quá 1 tuần) thì dễ bị tác dụng phụ của corticoid và các thành phần phối hợp. Đối với một số người có cơ địa quá mẫn cảm, nếu bôi lâu ngày, nhất là ở vùng da mỏng (da vùng cổ, mặt, lòng trong cánh tay...) sẽ gây teo da, giãn mạch.

    Việc lạm dụng thuốc mỡ corticoid trong thời gian dài còn bị phản tác dụng vì thuốc không ngăn ngừa được bệnh tái phát, mà khi tái phát, bệnh lại nặng hơn trước, cứ thế người bệnh luôn phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, người ta còn thấy tác dụng chống viêm của các corticoid có thể bị giảm nhanh khi dùng nhắc lại.

    Tuyệt đối không được bôi thuốc mỡ corticoid lên vùng da bị nấm (hắc lào, lang ben...) hay lên các vùng da tổn thương do virut (herpes, thủy đậu...) hoặc các vết thương hở đang có nhiễm khuẩn cấp tính sẽ làm bệnh nặng thêm và lan rộng.

    Dùng thuốc nhỏ mắt để phòng bệnh

    “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” - câu này nói lên sự khó chịu thế nào khi bị đau mắt. Vậy nên nhiều người khi thấy mắt có hơi chút lộm cộm là đi mua thuốc nhỏ mắt về dùng. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt chứa nhiều hoạt chất khác nhau, để điều trị, chủ yếu có hai loại: thuốc chỉ chứa kháng sinh và thuốc kết hợp corticoid với kháng sinh.

    Việc lạm dụng thuốc sẽ gây những hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là loại thuốc kết hợp corticoid với kháng sinh. Trong thành phần thường có một kháng sinh là: polymyxin, neomyxin hoặc chloramphenicol (có tác dụng chống nhiễm khuẩn) và một thành phần là corticoid như dexamethason (có tác dụng chống viêm).

    Khi tra, nhỏ các thuốc có chứa các thành phần trên sẽ nhanh chóng làm giảm đỏ mắt. Thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị đau mắt đỏ và được dùng trong các bệnh như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm thượng củng mạc... Corticoid là chất kháng viêm rất mạnh, dùng đúng chỉ định sẽ có kết quả tốt trong điều trị. Còn sử dụng corticoid không đúng chỉ định sẽ gây biến chứng.

    Thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid còn là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể (với biểu hiện nhìn mờ, chói mắt khi ra trời nắng, thị lực giảm nhiều). Biến chứng đáng sợ của thuốc nhỏ mắt chứa corticoid là gây tăng nhãn áp, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và gây giảm thị lực vĩnh viễn...

    Dùng men vi sinh cùng thuốc kháng sinh

    Kháng sinh đang là loại thuốc bị lạm dụng nhiều nhất hiện nay khiến cho vi khuẩn ngày càng nhờn và kháng lại kháng sinh. Điều này làm đau đầu các nhà quản lý và giới chuyên môn. Nhiều trường hợp tự mua kháng sinh về dùng như một biện pháp phòng bệnh. Bệnh chưa cần thiết phải dùng kháng sinh cũng uống kháng sinh. Uống kháng sinh không đủ liều...

    Bên cạnh đó, một sai lầm rất dễ gặp khi dùng kháng sinh, đặc biệt là cho trẻ nhỏ là: dùng kháng sinh đồng thời với men vi sinh và sữa chua. Nhiều người cứ nghĩ rằng khi dùng kháng sinh phải dùng kết hợp chế phẩm vi sinh, sữa chua để phòng tránh táo bón do kháng sinh gây ra. Trong đơn thuốc, bác sĩ cũng kê chế phẩm vi sinh và kháng sinh cho người bệnh mà không dặn dò kỹ về thời điểm dùng hai loại thuốc này khiến nhiều người uống chế phẩm vi sinh đồng thời kháng sinh.

    Cách dùng này không đúng vì khi vào cơ thể, kháng sinh sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh, cơ thể bị mất đi một lượng lớn vi khuẩn có lợi. Để giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, cần bổ sung chế phẩm vi sinh hoặc sữa chua vào thời điểm khi đã hết một liệu trình uống kháng sinh, không uống cùng thời điểm dùng kháng sinh.

    Vì trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn thì chế phẩm vi sinh lại “làm việc ngược lại” là cung cấp thêm lợi khuẩn cho cơ thể, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh. Vì vậy, kháng sinh và chế phẩm vi sinh sẽ “công” nhau và làm giảm tác dụng của nhau.

    Tóm lại, khi có bệnh, cần đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh kê đơn thuốc, tuân theo chỉ dẫn trong đơn thuốc, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.

    Theo DS. Trung Đức
    Sức khỏe và Đời sống

    Các mẹ đừng để mắc phải những sai lầm này khi sử dụng thuốc nhé


    Các bài viết khác:
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 1]: Bệnh táo bón ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 2]: Đái dầm ở trẻ nhỏ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 3]: Mồ hôi trộm ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 4]: Biếng ăn ở trẻ
    Tổng hợp các mẹo trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !
    3 bệnh do nắng nóng ở trẻ em: Phương pháp phòng ngừa và cấp cứu
    Bổ sung sắt cho bà bầu


    .
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hungnb.marketing.ah
    Đang tải...


  2. thuthugbbn

    thuthugbbn Mỹ Phẩm Handmade

    Tham gia:
    2/1/2014
    Bài viết:
    8,012
    Đã được thích:
    1,022
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Các sai lầm hay gặp khi dùng thuốc

    em thì mới chớm ốm chẳng biết cổ có đờm không,có ho không, có ngạt mũi đau đầu gì không nhưng mà cứ thấy người khó chịu 1 cái là em uống hết các loại thuốc ấy luôn hic, may mà chưa lần nào sao nhưng lần sau xin chừa
     
  3. Thanhngainox

    Thanhngainox Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    13/11/2013
    Bài viết:
    2,494
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Các sai lầm hay gặp khi dùng thuốc

    dánh dấu lần sau cẩn thân hơn khi dùng thuốc
     
  4. hungnb.marketing.ah

    hungnb.marketing.ah Nguoiviettinhca

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    1,352
    Đã được thích:
    159
    Điểm thành tích:
    103
    Tổng hợp các mẹo trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    .

    Các bài viết khác:
    Bổ sung sắt cho bà bầu
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 1]: Bệnh táo bón ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 2]: Đái dầm ở trẻ nhỏ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 3]: Mồ hôi trộm ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 4]: Biếng ăn ở trẻ



    [​IMG]
    Như chúng ta đều biết làn da em bé là rất mềm mại và rất nhạy cảm, khi bị muỗi đốt thì chỉ sau một vài tiếng đồng hồ thì bé sẽ bị mẩn đỏ và sưng to sau đó để lại vết thâm trên da. Nhiều bé ngứa không chịu được gãi quen tay dẫn đến việc lóe da và ngày càng dầy các vết thâm lên. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số cách chữa muỗi đốt như sau.
    Cách trị muỗi đốt không cần dùng thuốc:

    - Cách khá tốt để giảm sự phát ban và sưng ngừa cho bé là thoa một ít nước cốt chanh lên vùng da bị đốt.

    - Một cách khá hay để bảo vệ vùng bị côn trùng cắn là ta thoa mật ong vào vùng da bị muỗi cắn. Mật ong có chất kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé.

    - Ngay sau khi bị muỗi đốt ta thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi kem đánh răng tự khô.

    - Dùng đồ ăn trong nhà để chữa, chúng ta dùng chút nước ép tỏi hoặc nước ép hành tây xoa lên vùng da bị cắt nhưng nhược điểm là có mùi khó chịu.

    - Một công dụng tuyệt vời của bột nở trong nhà, bạn chỉ cần trộn 1 ít nước vào bột rồi thoa lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Cách này vừa giúp trẻ giảm ngứa ngáy vừa làm sạch vết côn trùng cắn.

    Các mẹ còn mẹo nào hay để chữa trị muỗi đốt có thể chia sẻ tiếp ở đây để các mẹ khác cùng tham khảo nhé!

    Link nguồn: Cách trị muỗi đốt cho trẻ em, trị vết thâm do muỗi, côn trùng cắn


    Các bài viết khác:
    Bổ sung sắt cho bà bầu
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 1]: Bệnh táo bón ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 2]: Đái dầm ở trẻ nhỏ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 3]: Mồ hôi trộm ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 4]: Biếng ăn ở trẻ


    .
     
    Sửa lần cuối: 17/6/2014
  5. thaondc126

    thaondc126 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/6/2013
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cách trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    Thanks bạn nhiều nhé!những bí quyết này ngay xung quanh chúng ta mà mình không biết.
     
  6. thungabnbg

    thungabnbg

    Tham gia:
    27/8/2013
    Bài viết:
    19,457
    Đã được thích:
    4,066
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Cách trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    dùng nc cốt chanh ạ?
    khi bị mỗi đốt nó tiết ra 1 loại xit độc-để làm trung hòa họ thường dùng dung dịch có tính kiềm bôi lên
    -mình hay dùng nc hoa hay xà phòng nhẹ bôi lên chút rồi lau đi
    có khi mình còn bôi chút ít kem đánh răng sau đó lau sạch,...........
     
  7. Diệu Thanh

    Diệu Thanh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    27/10/2012
    Bài viết:
    6,188
    Đã được thích:
    1,096
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cách trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    ủn cho nhưng mẹ có con nhỏ
     
  8. ava

    ava Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    6/5/2014
    Bài viết:
    1,546
    Đã được thích:
    249
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Cách trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    hihi bọn trẻ con nhà e mà bị muỗi đốt toàn thấy bôi nước hoa thui, còn người lớn thì toàn bôi chút nước bọt lên vết muỗi đốt hihi cũng khá là hiệu nghiệm :D
     
  9. haivinh2100

    haivinh2100 TỔNG ĐẠI LÝ EVERON, Đệm Liên Á, Đệm Kymdan

    Tham gia:
    11/9/2008
    Bài viết:
    1,295
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Cách trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    Cách này hay nhỉ, ghi nhớ nếu con gái bị muỗi đốt thì mình sẽ làm
     
  10. Xuka Nguyen

    Xuka Nguyen http://www.saonhi.vn/71256/tran-minh-khang

    Tham gia:
    9/10/2013
    Bài viết:
    1,484
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cách trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    oánh dấu, toàn đồ nhà em có sẵn :)
     
  11. hungnb.marketing.ah

    hungnb.marketing.ah Nguoiviettinhca

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    1,352
    Đã được thích:
    159
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cách trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    Toàn những thứ dễ kiếm và có sẵn thôi mà mẹ nó, tiện dụng để giúp bé không bị mẩn ngứa để lại vất thâm.
     
  12. hungnb.marketing.ah

    hungnb.marketing.ah Nguoiviettinhca

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    1,352
    Đã được thích:
    159
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Các sai lầm hay gặp khi dùng thuốc

    Uh lần sau nên cẩn thận hơn mẹ nó àh, dùng thuốc bây giờ khắt khe lắm, dùng nhiều thì nó còn bị nhờn thuốc nữa cơ.
     
  13. hungnb.marketing.ah

    hungnb.marketing.ah Nguoiviettinhca

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    1,352
    Đã được thích:
    159
    Điểm thành tích:
    103
    3 bệnh do nắng nóng ở trẻ em: Phương pháp phòng ngừa và cấp cứu

    .

    Các bài viết khác:
    Bổ sung sắt cho bà bầu
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 1]: Bệnh táo bón ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 2]: Đái dầm ở trẻ nhỏ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 3]: Mồ hôi trộm ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 4]: Biếng ăn ở trẻ



    Mùa hè đã đến, trẻ em được nghỉ hè, nếu trẻ vui chơi ngoài trời nắng quá lâu rất dễ bị say nắng , say nóng nhất là nhất là vùng nông thôn, miền núi do người lớn ít để ý…

    Cấp cứu kịp thời xử trí cho trẻ đúng cách rất quan trọng.

    Cấp cứu đúng cách

    Khi bị nhiễm nắng nóng vượt quá sức chịu đựng của cơ thể, bé có thể bị các bệnh như sau:

    - Chuột rút do nóng: Trẻ bị chuột rút do nóng có những triệu chứng sau: Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ do nắng thường nặng ở chân, tay và bụng, khi đó trẻ không sốt. Đây là phản ứng thường gặp nhất khi ở trong môi trường quá nóng bức. Tình trạng này không nguy hiểm nên có thể chăm sóc tại nhà, không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
    [​IMG]
    3 bệnh do nắng nóng ở trẻ em: Phương pháp phòng ngừa và cấp cứu

    Trẻ em chơi đùa như thế này rất dễ bị đuối nước và mắc bệnh do nắng nóng. Ảnh minh họa

    Cách chăm sóc tại nhà: Cho trẻ uống một cốc nước mát lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn. Có thể cho bé uống nước chanh muối hoặc ăn thức ăn có chứa muối như bánh qui.


    - Mệt lả do nóng: Trẻ bị mệt lả do nóng có những triệu chứng sau: Da lạnh, nhợt nhạt, không sốt (nhiệt độ dưới 37,8°C), ra mồ hôi, hoa mắt, yếu mệt có thể ngất.

    Cách sơ cứu: Đặt trẻ nằm ở nơi mát, chân nâng cao, cho trẻ uống một cốc nước mát 15 phút uống một lần cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn. Sau khi cho trẻ uống 2 - 3 cốc nước cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước và điều trị bù nước thích hợp. Vẫn tiếp tục cho trẻ uống nước trên đường chở trẻ đến cơ sở y tế.

    - Say nắng , say nóng : Khi trẻ bị say nắng , say nóng có những triệu chứng sau: Da nóng, ửng đỏ, sốt cao trên 40°C, không có mồ hôi, lơ mơ, co giật, động kinh, sốc.

    Cách sơ cứu: Sốt cao có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ, do vậy cần xử trí nhanh như sau: Làm mát cho trẻ càng nhanh càng tốt, chuyển trẻ vào chỗ mát, lau mát cho bé bằng nước mát và quạt cho trẻ. Chú ý, không được tự cho trẻ uống thuốc hạ sốt như ibuprofen hoặc acetaminophen vì cũng có thể không làm trẻ hạ sốt.

    Nếu trẻ hôn mê, nhúng trẻ vào nước mát có thể cứu sống bé.

    Nếu bé còn tỉnh, cho trẻ uống một cốc nước mát, có thể 15 phút uống 1 lần rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

    Phòng ngừa các bệnh do nóng

    Tránh cho trẻ chơi đùa quá lâu ngoài trời nắng, đặc biệt là khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa. Nếu phải đi ra ngoài đường cần cho trẻ mặc quần áo nhẹ, màu sáng, đội nón rộng vành sẽ giúp trẻ bớt nóng. Tránh cho trẻ chơi đùa quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước.


    Các bài viết khác:
    Bổ sung sắt cho bà bầu
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 1]: Bệnh táo bón ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 2]: Đái dầm ở trẻ nhỏ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 3]: Mồ hôi trộm ở trẻ
    Các bệnh thường gặp ở trẻ [Phần 4]: Biếng ăn ở trẻ


    .
     
    Sửa lần cuối: 17/6/2014
  14. bongbebong2008

    bongbebong2008 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tổng hợp các mẹo trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    Thank chủ thớt, em hay dùng bằng kem đánh răng, vừa tiện dụng mà cũng khá hiệu quả.
     
  15. bongbebong2008

    bongbebong2008 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 3 bệnh do nắng nóng ở trẻ em: Phương pháp phòng ngừa và cấp cứu

    Thank chủ topppppppppp, chỗ mình có nhiều sông, hồ vì vậy nghỉ hè không bao giờ cho thằng lớn đi chơi bời đâu xa với bạn bè, chỉ sợ chúng chơi bời tắm sông tắm hồ thì sợ nhất là đuối nước.
     
  16. bongbebong2008

    bongbebong2008 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Các sai lầm hay gặp khi dùng thuốc

    Em cũng cứ có bệnh là cho cháu dùng thuốc thôi, chứ mình không có chuyên môn nên cũng không theo dõi được cái khoản thuốc thang này có phù hợp hay không :(
     
  17. canhacungvui1102

    canhacungvui1102 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 3 bệnh do nắng nóng ở trẻ em: Phương pháp phòng ngừa và cấp cứu

    cám ơn chủ thớt, tới giai đoạn bọn trẻ được nghỉ hè rồi, mùa hè là mùa dữ dội nhất trong tuổi thơ trẻ nhỏ đây.
     
  18. canhacungvui1102

    canhacungvui1102 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tổng hợp các mẹo trị muỗi đốt cho bé yêu, không cần dùng thuốc !

    Cám ơn chủ thớt nhé, oánh dấu để áp dụng dần dần xem cách nào hiệu quả :D
     
  19. canhacungvui1102

    canhacungvui1102 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Các sai lầm hay gặp khi dùng thuốc

    Từ trước tới giờ toàn dùng thuốc nhỏ mắt mặc dù không đau mắt, cứ nghĩ nhỏ V.riohto thường xuyên để chăm sóc mắt, không biết có vấn đề gì không nữa. :(
     
  20. hungnb.marketing.ah

    hungnb.marketing.ah Nguoiviettinhca

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    1,352
    Đã được thích:
    159
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Các sai lầm hay gặp khi dùng thuốc

    Đúng đấy, đây là thói quen hầu như ai cũng mắc phải, mình hồi có dịch đau mắt đỏ, toàn dùng thuốc để nhỏ mỗi ngày mặc dù chưa bị, cứ suy nghĩ rằng nhỏ nhiều để bảo vệ măt, giúp sáng mắt và tránh bụi bặm.
     

Chia sẻ trang này