Bất Ngờ Với Những Đặc Điểm Tâm Lý Thú Vị Của Trẻ 2 Tuổi Mẹ Chưa Biết!

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi ngoclan2312, 29/7/2019.

  1. ngoclan2312

    ngoclan2312 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/4/2019
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Song song với quá trình phát triển về mặt thể chất, tâm lý của trẻ hai tuổi đã bắt đầu có những điểm phát triển vượt trội.

    Theo nghiên cứu từ các chuyên gia nhi khoa, trẻ ở từng giai đoạn tuổi khác nhau sẽ có những thay đổi khác nhau về mặt tâm lý, sau đây là những tâm lý chung của trẻ lên hai mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết nếu để ý chi tiết:



    Trẻ 2 tuổi thường hay có tâm lý giận hờn, cáu gắt:
    Thời điểm này tâm lý của trẻ đang trong quá trình phát triển rất mạnh mẽ, vì vậy, trẻ thường có những đợt dễ xúc động hơn những lứa tuổi khác.

    Thêm vào đó, khả năng ngôn ngữ của bé cũng đã tương đối ổn định, nhưng tốc độ suy nghĩ trong thời điểm này khá nhanh so với tốc độ nói; vì thế khả năng bộc lộ cảm xúc, khả năng trình bày vấn đề mình thấy khó chịu của bản thân trẻ sẽ không kịp so với những gì bé đang suy nghĩ trong đầu.

    Chính vì thế, tre sẽ giận hờn, buồn tủi bởi những điều mà con đòi hỏi thường không thể diễn đạt hoàn hảo bằng lời , dẫn đến cha mẹ không thể đáp ứng kịp, con chỉ còn cách hét lên và gắt gỏng để mong đợi sự chú ý đến từ cha mẹ.

    [​IMG]

    Trẻ hai tuổi rất thích nói không:
    Trẻ ở độ tuổi lên 2 thực sự rất ngang bướng, điểu này thể hiện ở việc trẻ rất thích nói “KHÔNG”. “Con có ngủ không?” – “Không”. “Con ăn cơm với mẹ nhé?” – “Không”. Khi bố mẹ hỏi trẻ bất kỳ điều gì,câu trả lời nhận được luôn theo hướng tiên cực, đó là “Không”.

    Tuy nhiên, trẻ lại không nhận thức được rằng điều này là không nên, bởi thế mà lúc nào bé cũng trả lời một cách rõ ràng và dõng dạc.

    Thực chất thì việc trẻ nói “Không” không phải là điều gì quá tiêu cực, bởi đây chỉ là một phương pháp để trẻ có thể biểu hiện cái tôi của bản thân mình. Bố mẹ hãy cố gắng dung hòa giữa việc thỏa hiệp và uốn nắn trẻ một cách tinh tế để trẻ hiểu được điều sai và sửa đổi.



    Tâm lý trẻ 2 tuổi thường có tính tự lập cao:
    Trẻ bước sang độ tuổi này thường có ý thức tự mình làm mọi thứ trong các việc ví dụ như mặc quần áo, lựa chọn đồ chơi và ăn các món ăn bé thích.

    Ý thức tự lập này của trẻ cũng hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của kĩ năng vận động trong nửa đầu năm lên 2 tuổi cũng như sự phát triển của trẻ về mặt trí não ở 1/2 năm cuối.

    [​IMG]

    Trẻ 2 tuổi có ý thức học hỏi và khám phá:
    Thởi điểm này trẻ có sự tò mò rất lớn về thế giới xung quanh, trẻ có khả năng nhớ lâu và khám phá ra nhất nhiều điều mới lạ. Lúc này, trẻ có sự thúc đẩy mạnh mẽ việc nhận biết sự việc đang diễn ra xung quanh thế giới mà trẻ sống, chẳng hạn trẻ sẽ thích tìm tòi bất kỳ một loại đồ chơi nào đó đến khi chúng rối tung cả lên.



    Có chính kiến của riêng bản thân mình:
    Tâm lý trẻ 2 tuổi thường rất thích thể hiện những chính kiến và chúng sẽ tìm mọi cách diễn đạt những điều chúng muốn cho bằng được. Điển hình như việc trẻ sẽ tự chọn quần áo, chọn giày, chọn mũ theo những gì chúng thích. Đừng nghĩ rằng có thể thay đổi được sở thích của trẻ trong thời điểm này, bạn sẽ phải kiên nhẫn và vất vả lắm đấy.



    Chuẩn bị sẵn tâm lý để đối phó với những tình huống không lường trước được của trẻ.
    ➡️Tâm lý trẻ 2 tuổi vô cùng ngang bướng và thay đổi liền tù tì như thời tiết, những hành động này có thể khiến bố mẹ cảm thấy con hơi bị ngang ngược và khó bảo. Chúng khiến cho bố mẹ phải đối mặt với những cuộc chiến “khóc không được, cười cũng không xong” khi đối diện với con yêu.

    Điển hình là một số tình huống sau:
    Ngồi lỳ nhiều tiếng không chịu nuốt, phun mưa khi uống sữa và cười thích thú, ngậm thức ăn trong miệng gần nửa tiếng mà không thèm nuốt cũng chẳng thèm nhai.

    [​IMG]

    Hầu hết trẻ 2 tuổi đã được dạy rằng phải ra hiệu lệnh trước khi muốn đi vệ sinh, một số trẻ còn có khả năng tìm chiếc bô cá nhân của mình ở đâu và ngồi rất đúng vị trí.

    Nhưng trẻ không làm thế, mà con sẽ nghịch ngợm đem đến cho bố mẹ “một bãi chiến trường” sau đó mới chạy đi báo rằng “con tè rồi, con ị rồi” làm cho bố mẹ hết sức đau đầu vì tính khó bảo của trẻ.

    Tuy nhiên, những hiện tượng tâm lý thú vị này có thể điều chỉnh được khi bé lớn lên, vì thế bố mẹ hãy hết sức kiên nhẫn, đừng quát mắng mà hãy áp dụng biện pháp tâm lý,chiến thuật thật nhẹ nhàng như kiểu “mưa dầm thấm đất” nhé.

    Chúc Bố Mẹ luôn vững tin và trở thành những bậc cha mẹ thông thái trong hành trình nuôi con của mình.

    Đừng quên theo dõi chuyên mục “Góc Dành Cho Bé” từ Nội thất trẻ em Nanakids để cập nhật những mẹo nuôi con hữu ích nhất.





    Người viết : MARKETING
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngoclan2312
    Đang tải...


Chia sẻ trang này