Tranh luận: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

Thảo luận trong 'Các CLB' bởi zetafashion, 11/2/2011.

  1. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;WhXkDV21wig]http://www.youtube.com/watch?v=WhXkDV21wig&feature=related[/video]
     
    Đang tải...


  2. mimam

    mimam Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/11/2010
    Bài viết:
    9,538
    Đã được thích:
    1,319
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    nam mo a di da phat , mình cũng quan tâm đến vấn đề này,oánh dấu tiện theo dõi...............................
     
  3. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;l5F-1YnQCMQ]http://www.youtube.com/watch?v=l5F-1YnQCMQ&feature=related[/video]
     
  4. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;vcOdGAhQJm0]http://www.youtube.com/watch?v=vcOdGAhQJm0&feature=related[/video]
     
  5. mechitbong

    mechitbong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    4/3/2010
    Bài viết:
    2,968
    Đã được thích:
    468
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    đánh đấu em cũng đang muốn tìm hiểu về phật pháp
     
  6. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;ZcTojxubJfM]http://www.youtube.com/watch?v=ZcTojxubJfM&feature=related[/video]
     
    zetafashionSmallrabbit thích.
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Người cư sĩ đến với đạo Phật trước tiên cần thông hiểu đạo Phật:

    Đường về xứ Phật Đạo Phật là tôn giáo tự lực


    Người muốn đi theo con đường tu hành chân chánh của Đạo Phật thì phải thấu rõ đời sống của con người từ khi sinh ra cho đến khi chết toàn là một cuộc sống khổ, khổ như thật, khổ vì thân tâm của mình mang đầy ắp phiền não tham, sân, si, khổ vì mọi người sống chung quanh mình tư tưởng không đồng nhau, khổ vì hoàn cảnh trái ngang lúc thuận lúc nghịch, khổ vì cơm ăn áo mặc phải vất vả gian nan.

    Khi chúng ta thấy đúng, biết đúng khổ như vậy thì mới dám chọn con đường tu hành của Đạo Phật. Nếu không thấy đời sống khổ như thật, còn thấy nó có hạnh phúc, có an lạc, sung sướng thì đừng nên chọn con đường tu hành của Đạo Phật.

    Tại sao vậy?


    Tại vì con đường tu hành của Đạo Phật là con đường đi ngược lại với cuộc sống của đời người. Vả lại con đường tu hành theo Đạo Phật là một con đường phải tự lực dùng sức lực của mình, luôn luôn phải trau dồi thân tâm và rèn luyện tu tập cố sức xả bỏ những tâm niệm đầy tham muốn và các ác pháp đang vây quanh. Khi muốn xả bỏ như vậy thì chúng ta cần phải gan dạ, lầm lỳ, kiên trì, chịu đựng, kham nhẫn v.v.. và còn phải đầy đủ nghị lực để mạnh dạn dứt bỏ những thói hư tật xấu chứ không phải vào điện Phật cúng bái, cầu khẩn, van xin, nhờ tha lực chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, trợ lực cứu khổ cứu nạn, giải thoát các khổ đau, tai ương, bệnh tật v.v.., hay phóng hào quang tiếp độ những vong hồn người chết về cõi Cực Lạc Tây Phương.

    Và cũng không phải tu hành bằng cách tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, ngồi Thiền, luyện bùa, luyện chú để có thần thông, pháp thuật v.v.. hoặc để cầu được sinh về Cực lạc, Niết Bàn bằng những tha lực, oai lực của chư Phật, chư Bồ tát.

    Muốn tu theo Đạo Phật để thoát cảnh khổ đau của kiếp làm người thì phải dùng sức tự lực của chính mình chứ không phải bằng tha lực của người khác như trong các kinh sách phát triển Đại Thừa dạy.

    Đọc kinh sách Nguyên Thủy, chúng ta thấy Đức Phật dạy tu hành bằng những pháp môn tự lực, hầu hết không có một bài pháp nào dạy tu tập cầu tha lực. Chỉ có kinh sách phát triển Đại Thừa mới có dạy tu tha lực mà thôi (niệm Phật cầu vãng sanh).

    Khi nghe giảng đến đây, có người lại hỏi chúng tôi: Vậy kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy: “Tứ Bất Hoại Tịnh”, không phải pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới sao?



    Kính thưa quý Phật tử! Đức Phật dạy niệm Phật là sống như Phật chứ không phải niệm danh hiệu Phật; niệm Pháp là sống đúng như pháp, tu tập đúng như pháp, chứ không phải tụng kinh; niệm Tăng là sống hòa hợp như chúng Tăng, không chống trái nhau, chứ không phải trai tăng cúng dàng lạy lễ các vị Tăng để cầu phước báu; niệm Giới là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm giới luật và không phạm một lỗi nhỏ nhặt nào chứ không phải hằng tháng vào ngày 30 và ngày rằm cùng nhau tụng giới.

    Nghe dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới thì các nhà học giả kiến giải theo chữ nghĩa mà giải thích ra, niệm là đọc lầm thầm trong ý như câu: “Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hay Nam Mô Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Niệm như vậy, là niệm theo kiểu Đại Thừa không có nghĩa gì cả, không có sự giải thoát gì cả.

    Ở đây, Đức Phật dạy niệm tức là sự tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới để chúng ta thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật, như Pháp, như chúng Thánh Tăng và như Giới luật đã dạy.

    Có hiểu biết và tu tập như vậy thì mới có giải thoát thật sự, còn niệm danh hiệu Phật, tụng kinh, cúng dàng trai tăng và đảnh lễ chư Tăng và tụng Giới, dù có niệm Phật, Pháp, Tăng và Giới như vậy cho đến muôn kiếp ngàn đời thì cũng chẳng có giải thoát được chút nào. Người ta đã lầm niệm như vậy là để nhất tâm bất loạn tức là niệm không có vọng niệm xen vào, chỉ duy nhất có câu niệm Phật mà thôi thì sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, đó là hiểu theo Tịnh Độ Tông (Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền ..). Còn hiểu theo Thiền Tông thì nhất tâm bất loạn tức là chẳng niệm thiện niệm ác, chẳng niệm thiện niệm ác là Thiền định, là Phật tánh.

    Nhưng tất cả những sự tu tập như vậy đều sai hết quý vị ạ! Chỗ nhất tâm bất loạn của quý vị sẽ rơi vào thế giới tưởng của tưởng uẩn, nơi đây là mê hồn trận của tà giáo ngoại đạo. Quý vị tu hành cần nên cảnh giác nơi hang hùm nguy hiểm này. Nếu tu tập đến đây quý vị coi chừng rối loạn thần kinh mà nguy hiểm tánh mạng, biến quý vị trở thành người điên khùng.

    Người mới bước chân vào Đạo Phật, ngơ ngác trước đống kinh sách khổng lồ của Phật Giáo Đại Thừa. Có những loại kinh sách, chúng ta đọc vào thấy toàn sự tu tập đều nhờ tha lực để trợ lực trên bước đường đi đến giải thoát như: kinh Vô Lượng Quang, kinh Di Đà, kinh Quy Ngươn, kinh Pháp Hoa v.v.......

    Tất cả kinh này đã làm cho người tu sĩ nhụt chí, mất hết nghị lực, biến Phật Giáo thành một tôn giáo tha lực, một tôn giáo mê tín khiến cho người đời sau tu hành chỉ còn biết cầu cạnh vào kẻ khác, do những sự tu hành sai này Đạo Phật chẳng còn ai tu chứng.

    Họ lý luận, người mới tu phải tụng kinh, bái sám, niệm Phật, lạy hồng danh chư Phật, phải cầu tha lực, còn người tu lâu năm phải tự lực ngồi Thiền quán niệm hơi thở. Người tu hành mà hiểu Phật Giáo như vậy tức là chẳng hiểu Phật Giáo gì cả. Hiểu như vậy là hiểu theo Phật Giáo Đại Thừa.

    Người mới tu, như các cư sĩ bước chân vào Đạo, Đức Phật đã dạy bài học tu tập tự lực đầu tiên là phải dứt bỏ sáu nghề nghiệp ác đang sanh sống hàng ngày, nghĩa là chúng ta muốn theo Đạo Phật tu hành thì phải đổi nghề ác làm nghề thiện.

    Qua bài kinh dứt sáu nghề ác, chúng ta thấy rõ sự tự lực của Đạo Phật ngay từ lúc ban đầu.



    Khi bước chân vào Đạo ta được nghe Người dạy: "Thông hiểu những gì cần phải thông hiểu, dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ, tu tập những gì cần tu tập, trau dồi những gì cần trau dồi". Những việc làm này không thể cầu tha lực của người khác được.

    Đạo Phật là một tôn giáo xây dựng trên nền tảng thiện pháp, mọi ác pháp đều phải được loại trừ dứt bỏ, nhờ có loại trừ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, cuộc sống mới có sự giải thoát an vui, hạnh phúc cho mình, cho người.

    Loại trừ ác pháp, chỉ có tự lực, không thể có tha lực, những điều làm ác phải tự mình dứt bỏ chứ không thể cầu cạnh người khác giúp mình được.

    Ví như mình đi ăn cắp, ăn trộm, nhờ người khác giúp mình đừng ăn cắp, ăn trộm có được không? Không thể được, phải tự mình biết đó là một việc làm ác, khiến người ta sầu khổ thì mình nên dứt bỏ, cũng như sáu nghề nghiệp ác, không thể cầu chư Phật giúp mình dứt các nghề nghiệp ác đó được. Chính phải tự mình tự lực dứt bỏ, không hành nghề ác đó nữa.

    Nhờ thế chúng ta mới biết rõ Đạo Phật là đạo tự lực. Kinh sách tha lực không phải kinh sách Đạo Phật.

    Đạo Phật nhìn cuộc đời với đôi mắt nhân quả, nhân quả chỉ có tự lực mới dứt bỏ được mà thôi, dù cho có một đấng vạn năng cũng không giúp chúng ta vào việc này được.

    Vì thế, Đạo Phật là một tôn giáo mà phi tôn giáo; một tôn giáo không có đấng thiêng liêng vạn năng cứu khổ, một tôn giáo bằng sức tự lực của con người cứu mình ra mọi cảnh khổ nên Đạo Phật còn gọi là “Đạo Độc Cư, Độc Bộ, Độc Hành”.

    Đạo Phật còn gọi là nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.

    (Trưởng Lão Thích Thông Lạc - "Đường về xứ Phật" tập 1)
     
    Smallrabbit thích bài này.
  8. mebimnb

    mebimnb Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/1/2011
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    204
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Mình cũng muốn tham gia hội và tìm hiểu về đạo phật, các mẹ cho tớ tham gia với nhé..........hi cả nhà
     
  9. blien75

    blien75 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/7/2010
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Nam mô a di đà Phật!
    Mình biết không đến nơi đến chốn, đánh dấu để tìm hiểu thêm.
     
  10. dzinzind

    dzinzind

    Tham gia:
    1/1/2011
    Bài viết:
    16,490
    Đã được thích:
    3,336
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    cho em tham gia hội với ,em thích nghe về luật nhân quả
     
  11. bdshoangtam

    bdshoangtam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/2/2011
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    mình cũng thích chủ đề này . đánh dấu cái..........
     
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Gửi các mẹ nghe một bài giảng của thầy Thích Chân Quang về "Sự bù trừ của Luật nhân quả"

    [video=youtube;EL4r8fo6VqY]http://www.youtube.com/watch?v=EL4r8fo6VqY[/video]
     
    Fiona_Hmeheoyen thích.
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Gửi các mẹ thêm bài thuyết giảng của Thầy Thích Chân Quang:

    [video=youtube;cL6sPGRCmXA]http://www.youtube.com/watch?v=cL6sPGRCmXA[/video]
     
    Fiona_HSmallrabbit thích.
  14. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    và bài Hôn nhân và Hạnh phúc:

    [video=youtube;hCnntmlPfj0]http://www.youtube.com/watch?v=hCnntmlPfj0&feature=related[/video]
     
    SmallrabbitMeBeCuncon1 thích.
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Sống giản đơn, hạnh phúc hơn!

    Tác giả: Theo Văn Hóa Phật Giáo

    Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu, nhiều thời gian hơn để thư giãn và thực hiện những điều mình yêu thích, nhiều thời gian hơn để chia sẻ giúp đỡ người khác.

    "Ước gì tôi không phải làm phòng mạch, tôi sẽ nằm dài nghe nhạc, xem sách và đi ngủ sớm, sáng dậy tập thể dục...". Anh bạn bác sĩ, đồng nghiệp, thế hệ 5x của tôi vừa đứng lên vừa uống vội ly cà phê rồi xin phép về sớm cho kịp giờ khám bệnh ở phòng mạch. Ra trường năm 1978, nay anh đã là một bác sĩ khá "thành đạt", chủ sở hữu một ngôi nhà ở quận 3, một ngôi nhà ở quận 7, vài miếng đất dự án ngoại thành, hàng ngày lái xe hơi đi làm ... gặp bạn bè, lúc nào anh cũng vội vội vàng vàng, rất thích bàn chuyện xe hơi, nhà đất và cũng rất hay than vãn, nào là quá bận rộn, không có thời gian học thi lấy thêm bằng này bằng nọ, nào là vẫn chưa đủ tiền để sắm thêm cái này cái nọ...

    Anh là trường khoa của một bệnh viện lớn trong thành phố, làm việc tại bệnh viện từ 7g sáng đến 4g chiều, về nhà lại làm ngay tại phòng mạch đến 9g-10g tối, phòng mạch anh chữa "bá bệnh", từ chích ngừa uốn ván đến truyền dịch "phục hồi sức khỏe", từ các bệnh tiêu hóa, bệnh tim mạch đến bệnh tiểu đường... mặc dù chuyên khoa của anh là bệnh truyền nhiễm, sốt rét! Gần đây, biết anh bị tiểu đường, tôi khuyên anh tập thể dục nhiều hơn, anh phân trần:"Tôi đã mua mấy loại máy tập thể dục để trong nhà nhưng làm việc xong thì mệt nhoài chả còn hơi sức đâu mà tập, chỉ có Chủ nhật, lâu lâu đi đánh tennis một lần, thế thôi!" anh tiếp "mình chỉ ráng làm thêm một thời gian nữa rồi sẽ về nghỉ ngơi, sống cho ra sống!". Tôi tự nhủ, với quỹ thời gian còn lại của những người thuộc thế hệ 5x như anh và tôi, lại mắc thêm bệnh tiểu đường chữa trị không đúng phương pháp, không biết anh còn khả năng để "sống cho ra sống" cho đến lúc quyết định nghỉ ngơi nữa hay không?

    Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ của văn hóa tiêu dùng. Sự cạnh tranh giữa các công ty, các tập đoàn sản xuất, đã làm nảy sinh các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, thường không trung thức, liên tục tấn công người tiêu dùng trên tất cả các phương tiện truyền thông, từ trong nhà, nghe radio hoặc xem TV, xem báo ... đến ngoài đường phố, với các bảng hiệu quảng cáo khổng lồ đập vào mắt người đi đường mọi lúc mọi nơi, kết quả đã tạo cho chúng ta một thói quen mua sắm và một nhu cầu giả tạo về các mặt hàng được quảng cáo. Lâu dần, một bộ phận lớn trong dân chúng sẽ tiêm nhiễm văn hóa tiêu thụ vật chất, tôn thờ của cải vật chất và sống theo quan điểm "càng có nhiều càng tốt, càng có nhiều càng hạnh phúc". Người ta mua sắm tích lũy của cải vô tội vạ, từ giầy dép, túi xách, quần áo, điện thoại di động, đến các loại xe gắn máy, xe hơi, nhà cửa biệt thự ... và luôn cố gắng theo kịp những kiểu dáng, những "đời" mới nhất để được xem là sành điệu, để được kính nể và để được "hơn" những người khác quanh mình.

    Quan hệ giữa người với người cũng căn cứ trên cở sở vật chất của cải mà người ta sở hữu, mà người ta tặng cho nhau. Ai tặng ta nhiều thứ đắt tiền, ta sẽ thích họ, mang ơn họ, ai không đủ khả năng cho ta, ta sẽ coi thường và không muốn tiếp tục quan hệ, quên mất họ cũng là người như chúng ta. Tết năm rồi, khi được tôi lì xì 20 ngàn, đưa cháu của bạn tôi, mới 5 tuổi, tiu ngỉu: "ông lì xì cho cháu ít hơn chú D. nhiều, làm sao đủ tiền mua được cây súng điện tử kiểu mới" rồi bỏ chạ đi không thèm cảm ơn. Cha mẹ cháu chỉ cười xòa, nói "thằng này thông minh, biết xài tiền sớm".

    Quay cuồng trong văn hóa tiêu thụ vật chất, mục tiêu sống của chúng ta sẽ luôn luôn phải là được sở hữu và sở hữu nhiều thứ hơn nữa. Để đủ khả năng mua sắm mọi thứ, chúng ta phải nai lưng ra làm việc, phải phấn đấu, phải tạo ra sức cạnh tranh để đạt được những địa vị, quyền lực ngày càng cao hơn trong xã hội, để có thể gia tăng thu nhập, gia tăng khả năng "kiếm chác". Chúng ta hy sinh hạnh phúc trong những giây phút hiện tại để miệt mài theo đuổi một viễn cảnh hạnh phúc hơn trong tương lai, nhưng thật kỳ lạ, chúng ta chẳng bao giờ cảm thấy đủ và chẳng bao giờ biết khi nào nên dừng lại. Ăn quá no, ta phải ngưng ăn để khỏi bị bội thực, uống quá nhiều rượu, ta phải ngưng uống để khỏi bị say, làm việc 40 giờ một tuần chưa làm chúng ta thỏa mãn, vậy thì tại sao không làm nhiều hơn để tăng thu nhập? còn trẻ, còn khỏe mà? Để về già sẽ nghỉ ngơi cũng chưa muộn. Vô ý thức, chúng ta tự thuyết phục rằng sẽ cảm thấy thỏa mãn khi và chỉ khi các việc mà chúng ta theo đuổi đã hoàn tất, "tôi chưa thể hạnh phúc vào lúc này, ngay bây giờ, vì chưa có thời gian cho chuyện đó". Đây chính là cách suy nghĩ sẽ làm cho chúng ta cạn kiệt sức lực và bất hạnh suốt đời.

    Chúng ta quên mất rằng cuộc đời của chúng ta thật hết sức ngắn ngủi và chẳng có gì là vĩnh hằng, là bất biến. Hoa nở rồi cũng sẽ tàn, trăng tròn rồi trăng lại khuyết, thịnh suy biến đổi vô thường. Người đang giàu có sung túc, gặp bất trắc trở thành trắng tay. Người đang mạnh khỏe, sau một cơn bệnh nan y, phải nằm liệt giường liệt chiếu. Cũng có khi, đang khó khăn nghèo khổ, bỗng gặp may trở nên giàu có, đổi đời. Con người sống ngày hôm nay chẳng thể biết chắc ngày mai sẽ thế nào, vậy tại sao không tìm cách sống hạnh phúc mỗi ngày, ngay bây giờ?

    Chúng ta quên mất rằng, quanh ta còn vô số những người cùng khổ cần nhường cơm sẻ áo, những người mà thu nhập hàng năm chưa bằng thu nhập một tuần của chúng ta, những người phải sống trong những điều kiện vô cùng khó khăn, không điện nước, xăng dầu, không trường học hay trạm y tế... một khi chúng ta gom góp, thu vén cho cá nhân theo triết lý "càng nhiều càng tốt", chúng ta cũng đã lấy mất đi một phần của những người đáng được hưởng hơn chúng ta. Chúng ta tiêu tốn lãng phí năng lượng, điện nước xăng dầu trong khi thoải mái tiêu dùng, đồng thời, chúng ta cũng thải ra một lượng lớn các chất thải độc hại cho mái nhà chung của chúng ta.

    Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rằng vật chất sở hữu không phải là nhân tố quyết định hạnh phúc. Thật vậy, tại các nước phát triển, mức thu nhập đầu người không ngừng tăng lên nhưng số thanh thiếu niên tự tử hàng năm lại tăng nhiều hơn trước và chỉ số hạnh phúc quốc gia cũng không tăng theo thu nhập. Trong khi một nước Bhutan nhỏ bé, nằm kẹp giữa 2 anh khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc, chỉ có 700.000 dân với lối sống truyền thống cực kỳ giản đơn, tuy có thu nhập đầu người khiêm tốn nhưng chỉ số hạnh phúc quốc gia "gross national happiness" (GNH) index lại rất cao (The Washington Post).

    Cạnh tranh, phấn đấu thăng tiến, tích lũy, không hoàn toàn xấu nếu biết thế nào là đủ và dừng lại đúng lúc để tìm cách chia sẻ cho người khá và để có thì giờ hưởng thụ hạnh phúc ngay trong từng giây, từng phút, hiện tại. Muốn được như vậy, chúng ta chỉ còn cách đơn giản hóa cuộc sống hiện tại, loại bỏ bớt những gì không cần thiết, những nhiệm vụ, nhu cầu giả tạo, những thứ không đem lại một hạnh phúc thật sự, hạnh phúc "bên trong" mỗi con người chúng ta. Chúng ta không cần sống vì những lời tâng bốc, vì những của cải dư thừa mà hậu quả sẽ mang theo những rắc rối, lệ thuộc, biến chúng ta trở thành nô lệ của chúng. Triết học phương Đông có câu "người biết thế nào là đủ sẽ là người hạnh phúc".

    Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chung ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu, nhiều thời gian hơn để thư giãn và thực hiện những điều mình yêu thích, nhiều thời gian hơn để chia sẻ giúp đỡ người khác. Quan niệm hạnh phúc với lối sống giản đơn không phải là vấn đề mới xuất hiện gần đây. Từ ngàn xưa, trong triết lý của đạo Phật, trong kinh Cựu ước của Thiên Chúa giáo, của Lão Tử, đã có rất nhiều lời khuyên người ta phải biết sống giản đơn và hạnh phúc không phải do hoàn cảnh, vật chất quyết định mà chia sẻ mới chính là chìa khóa của hạnh phúc.

    Chắc chắn, sống giản đơn sẽ hạnh phúc hơn!

    http://hoagiai.vn/2011-01-30-song-gian-don-hanh-phuc-hon-
     
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Hòa giải Vợ - Chồng: cội nguồn hạnh phúc gia đình

    (*)Tác giả: Văn hóa phật giáo - Số 120, ngày 1-1-2011

    Nếu như cả hai không giữ được giới nhẫn Đức Phật dạy thì cho dù việc nhỏ mà không nhường nhịn nhau cũng dẫn đến tranh cãi, ai cũng muốn người khác làm theo ý mình thì sẽ dễ xảy ra đổ vỡ. Chúng ta làm cho bạn đời tức giận thì bản thân mình cũng không tránh khỏi bực bội, đây là hành động hại mình, hại người. Muốn cho tình cảm gia đình hạnh phúc mặn nồng thì người phụ nữ thật sực chiếm một vị trí rất quan trọng.


    Xã hội ngày nay nam nữ bình đẳng, người nữ tuyệt đối không còn lệ thuộc vào người nam, người nam cũng không làm nô lệ cho người nữ. Tổ chức trong gia đình là cả hai cùng phân chia công việc để làm. Vợ chồng ngày nay tìm hiểu yêu nhau rồi mới kết hôn. Khi yêu, cả hai người thường biểu lộ những đức tính tốt đẹp, lại khéo che giấu những khuyết điểm của mình để làm hài lòng người yêu; cho nên, sau khi họ kết hôn, bản tính xấu lộ ra dẫn đến hậu quả không tốt.

    Khi hai người quyết định tìm đến hôn nhân, họ cho rằng danh phận của hai người đã được xác định, mối quan hệ vợ chồng đã bị ràng buộc rõ ràng. Vì thế, nếu trước đây cả hai đều cố gắng che đậy những thói hư tật xấu của mình để lấy lòng người yêu thì nay đã thay đổi, nên họ thể hiện hành động tùy tiện bất cứ lúc nào, vì họ cho rằng đã là vợ chồng thì không cần khách sáo, nếu giữ khách sáo là giả tạo bề ngoài. Nhưng mọi người không hiểu giữa vợ chồng điều cần nhất là biết tôn trong nhau như tôn trọng khách, theo ý nghĩa câu “tương kính như tân”. Nếu như một trong hai người bạn đời không hiểu được sự quan tâm của người kia mà cứ hờn trách gây ra phiền phức, không khen tánh khiêm tốn tốt đẹp của bạn đời mà chê họ thấp kém, đã không biết tôn trọng lại còn mưu tính khuất phục đối phương phải phục tùng mình. Sống chung lâu ngà, cả hai đều bộc lộ hết những thói hư tật xấu, kết quả sinh ra nhàm chán, họ cảm thấy người bạn đời thật đáng ghét. Đúng như trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy:”Nhìn vợ thật là đáng ghét”. Kinh Ngọc Da Nữ, cũng nói:”Thấy chồng là không thích”. Hai bên chán ghét không thích nhau, do đó tình cảm dần dần rạn nứt, đến nỗi gây ra bi kịch bất hạnh.

    Vậy thì vợ chồng làm thế nào để có thể giữ được hạnh phúc suốt đời? Nhất định phải làm theo lời Phật và Bồ-tát dạy. Căn cứ theo những điều Phật và Bồ-tát dạy, có hai điểm cần chú ý để chúng ta sửa đổi cho tốt đẹp:

    Nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui.

    Nhẫn nại.


    Đức Phật dạy:”Người nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui sẽ không gây bất hòa”. Đây là yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của vợ chồng. Nếu như vợ chồng luôn nói lời dịu dàng, nét mặt thường tươi vui thì tình cảm có xảy ra rạn nứt không? Sự cảm thông là điều rất quan trọng trong đời sống vợ chồng. Nếu như cả hai không có sự cảm thông mà luôn chỉ trích, phê bình lẫn nhau, sắc mặt luôn hiện vẻ giận dữ, thì đó là viên đá ngầm làm rạn nứt tình cảm. Người Thiên Thai có câu ngạn ngữ:”Tai thích nghe lời hay”. Phê bình sẽ gây ác cảm cho đối phương, họ nghĩ rằng chúng ta xem thường, cười chê họ; do đó mà họ mỉa mai lại, hoắc tức quá hóa giận. Khi cả hai đều nổi giận, chẳng phải tự chuốc khổ đó sao? Nếu như bạn đời có sai lầm, khi chúng ta góp ý với họ phải tế nhị đừng nói thẳng, nên nhẹ nhàng trao đổi với nhau, đưa ra ý kiến thì họ mới khâm phục. Còn như bạn đời có ưu điểm thì mình phải tán thưởng và khen ngợi một cách chân thành. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy:”Người thường nói lời nhẹ nhàng, dịu dàng, nói lời người nghe thích thú, nói lời hay đi vào lòng người, nói lời tao nhã có phép tắc.” Không được nói:”... lời cộc cằn, lời mỉa mai, cố ý nói làm cho người khác tức giận, lời nói như thiêu đốt trong người, lời nói tự hại mình và người khác”. Khi chúng ta muốn nói điều gì, lúc nào cũng phải suy nghĩ kỹ, điều đáng nói thì nói, điều không đáng nói thì im lặng.

    Tu hành là sửa đổi hành vi. Nếu chúng ta quyết tâm tu hành thì điều trước tiên là phải sửa đổi từ lời nói thì mới có thể làm được “nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui”. Đây là bước đầu, vợ chồng sống chung với nhau phải thường hâm nóng tình yêu.

    Vợ chồng có lúc do sự thay đổi tâm lý hoặc sinh lý, nên tính tình thay đổi bất thường; hoặc do hoàn cảnh xảy ra những điều không hài lòng nên thể hiện lời nói, hành động sơ suất là chuyện bình thường. Nếu như cả hai không giữ được giới nhẫn Đức Phật dạy thì cho dù việc nhỏ mà không nhường nhịn nhau cũng dẫn đến tranh cãi, ai cũng muốn người khác làm theo ý mình thì sẽ dễ xảy ra đổ vỡ. Chúng ta làm cho bạn đời tức giận thì bản thân mình cũng không tránh khỏi bực bội, đây là hành động hại mình, hại người. Vì sao chúng ta làm việc ngu xuẩn như thế?

    Nếu chúng ta muốn nhẫn nại thì phải tu tập. Khi chồng nổi giận cho dù vợ có lý do chính đáng cũng phải tạm thời người chồng, không nên tranh luận; bất đắc dĩ thì tạm lánh ra ngoài, đợi sau khi chồng bình tĩnh rồi, vợ mới dịu dàng nói cho chồng biết vợ nhường nhịn không phải là vì yếu thế khuất phục mà sự thật là muốn cho gia đình yên ổn, đây là nghệ thuật sống trong đời sống vợ chồng giữa cương với nhu.

    Người vợ biết sống cảm thông, độ lượng chắc chắn sẽ làm cho chồng cảm động, chân lý “nhu thắng cương” chúng ta ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày. Lại nữa, khi gặp đối phương tức giận mắng chửi thì chúng ta nhớ đến lời Bồ-tát Thiên Thân dạy: “Có hai loại phê bác: một là thật; hai là không thật. Nếu đối phương nói đúng sự thật thì chúng ta phải biết hổ thẹn sửa đổi; còn đối phương nói không thật thì việc đó chẳng liên quan gì đến ta, giống như tiếng vang, như con gió thoảng qua, chẳng tổn hại gì; cho nên phải nhẫn”. Chúng ta có thể làm được như thế thì không xảy ra bất hòa. Khi chúng ta thực hành nhẫn có thể làm cho bạn đời giác ngộ, dễ dàng nhận sực cảm hóa của mình, thì nhất định gia đình được sống hạnh phúc an vui.

    Đạo vợ chồng là xây dựng từ nền tảng tình yêu mới có sự gắn bó lâu dài. Người vợ phải biết giữ gìn tình cảm vợ chồng, nó có thế lực tiềm ẩn rất lớn. Cho nên muốn cho tình cảm gia đình hạnh phúc mặn nồng thì người phụ nữ thật sực chiếm một vị trí rất quan trọng. Trách nhiệm của người vợ không nhất thiết phải ra ngoài xã hội làm việc. Nếu như người chồng làm thu nhập thấp thì tất nhiên là muốn vợ có việc làm để phụ giúp kinh tế gia đình.

    Nhưng điều kiện trước tiên là không trở ngại việc nhà và chăm sóc con cái. Nếu người vợ chỉ chú trọng kiếm tiền mà không quan tâm đến gia đình và chăm sóc con cái thì sẽ lợi bất cập hại. Sống trong hoàn cảnh đầy đủ vật chất, vợ chồng dễ dàng cư xử với nhau. Không may gặp hoàn cảnh khó khăn bị bức bách chuyện cơm, áo, gạo, tiền thì cả hai dễ trách móc với nhau, đặc biệt bản tính người phụ nữ hay than thở, cho nên dễ mắc phải sai lầm về lời nói và hành động, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện.

    Tất nhiên vợ chồng là phải chia bùi sẻ ngọt, nhưng cũng không được quên lúc cùng nhau chịu đắng cay, phải nhớ lời cổ đức dạy:
    “Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh
    Hoa mai đâu rực sắc hương thơm”.

    Cuộc sống càng khó khăn thì chúng ta càng nỗ lực phấn đấu vươn lên làm cho gia đình càng ấm êm hạnh phúc. Vợ chồng từ cảnh cơ hàn phấn đấu làm cho tiền đồ xán lạn thì mới có ý nghĩa.

    Có những người vợ tính ngang bướng, tự kiêu tự ngạo, ỷ mình con nhà giàu sang, quyền thế; hoặc có người cho mình xinh đẹp, khi gặp những chuyện trong gia đình có chút không vừa ý thì lớn tiếng la mắng, đánh đập con cái ầm ĩ. Những người vợ như thế là chưa có hoạc qua gia giáo, là không hiểu đạo làm vợ. Người con gái khi về nhà chồng là phải đồng cam chịu khổ.

    Tại sao ỷ mình giàu sang, quyền thế mà có thể kiêu mạn? Đức Phật dạy phải khiêm tốn, chúng ta không thể không chú ý. Người phụ nữ nào tự cho mình xinh đẹp thì hãy nhớ lời Đức Phật dạy nàng Ngọc Nữ:”Người nữ không nên tự cho mình xinh đẹp đoan chánh, kẻ không vâng theo chồng thì không đoan chánh, tâm ngay hạnh chánh là người phụ nữ đoan chánh”.
    Nếu như gặp chồng không tin theo Phật pháp thì vợ phải khuyên nhủ chồng nghiên cứu Phật pháp, dẫn dắt chồng tin Phật, lại còn khuyến khích chồng học Phật. Người vợ dùng tình yêu chân thành của mình chắc chắn chồng sẽ làm theo; bởi vì, chồng chịu học Phật thì nhất định không có hành vi ngoại tình bên ngoài xã hội.

    Còn nếu vợ không tin Phật thì chồng phải khuyên vợ tin theo. Vì khi vợ tin Phật có thể thay đổi tính ganh tỵ, tham, sân trở thành người vợ rộng lượng, dịu dàng, hiền thục. Chúng ta làm được như thế thì gia đình sẽ hạnh phúc vui hòa. Đức Phật dạy người đệ tử nữ:”Người nữ phải thủy chung với chồng, không được ngoại tình, không được xem thường chồng; khi chồng đi xa phải lo toan việc nhà chu đáo, không được thay lòng đổi dạ, bằng lòng với cuộc sống sướng hiện tại, hết dạ chung tình với chồng, giữ trọn đạo làm vợ, không chuộng vất chất”. Người vợ nào làm đúng lời Phật dạy, thật có phúc cho người chồng.

    (*) Tiêu đề đã được thay đổi

    http://hoagiai.vn/2011-02-01-hoa-giai-vo-chong-coi-nguon-hanh-phuc-gia-dinh-
     
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Xin gửi các mẹ, các chị và cả nhà bài thuyết giảng của Thầy Thích Chân Quang

    [video=youtube;T7phL_zzw0I]http://www.youtube.com/watch?v=T7phL_zzw0I[/video]
     
  18. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;Ij__VCyXMsI]http://www.youtube.com/watch?v=Ij__VCyXMsI&feature=related[/video]
     
  19. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;ex1h9Eoy7dU]http://www.youtube.com/watch?v=ex1h9Eoy7dU&feature=related[/video]
     
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;oY_ld2eJ9H4]http://www.youtube.com/watch?v=oY_ld2eJ9H4&feature=related[/video]
     

Chia sẻ trang này