Lỵ Amip: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Phác Đồ Điều Trị Chuẩn Y Khoa

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 21/3/2022.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Lỵ amip thường gây ra các biểu hiện: đau quặn bụng, mót rặn, phân lúc lỏng lúc táo,…Đây là các biểu hiện gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như chảy máu ruột, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, nhiễm trùng và các ổ áp xe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin về con đường lây bệnh, triệu chứng, phác đồ điều trị theo bộ y tế và nguyên tắc chăm sóc.

    [​IMG]
    1. Lỵ amip là gì?
    Lỵ amip là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do amip đơn bào thuộc loài Entamoeba histolytica ký sinh trong đường ruột gây ra.

    2. Đặc tính sinh học lỵ amip và cơ chế tác dụng
    Đặc tính sinh học của amip được thể hiện qua 2 chu kỳ:

    2.1. Chu kỳ không gây bệnh
    Nếu chẳng may chúng ta ăn phải thức ăn bẩn có chứa bào nang của amip. Khi vào đường tiêu hóa, dịch tiêu hóa làm vỡ vỏ bào nang và giải phóng amip ở dạng chưa hoạt động. Một phần chúng sẽ chuyển lại thành dạng bào nang và đào thải ra ngoài theo phân. Phần khác, chúng chuyển thành thể minuta (đây là thể chưa gây bệnh) và chờ điều kiện thuận lợi để gây bệnh.

    2.2. Chu kỳ gây bệnh
    Trong ruột, nếu có điều kiện thuận lợi để amip phát triển như: sức đề kháng giảm, thành ruột tổn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc,…thì thể minuta (chưa gây bệnh) sẽ chuyển thành thể magna (thể gây bệnh). Khi đi vào máu và di chuyển tới gan gây áp xe gan, khi lên phổi gây áp xe phổi, hiếm hơn là lên não và gây áp xe tại não.

    Ở điều kiện bất lợi (như: thiếu nước), thể magna có thể chuyển thành dạng minuta rồi chờ cơ hội gây bệnh trở lại hoặc đào thải ra ngoài theo phân (chết nhanh).

    2.3. Cơ chế bệnh sinh
    Entamoeba histolytica là một loại ký sinh trùng đường ruột có thể giết chết tế bào biểu mô ruột kết thông qua lectin galactose-N-acetylgalactose. Đây là chất cho phép amip bám vào tế bào vật chủ. Khi các tế bào biểu mô ruột kết chết đi sẽ thu hút bạch cầu trung tính và đại thực bào đến để tiêu hóa. Đồng thời chúng giải phóng ra các chất trung gian hóa học gây viêm như: prostaglandin, leucotrien,…Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho amip hoạt động.

    [​IMG]

    3. Con đường lây bệnh lỵ amip và các yếu tố nguy cơ
    3.1. Con đường lây truyền
    Bệnh lỵ amip có thể lây qua các con đường sau:

    • Qua đường ăn uống, tay bẩn.
    • Nguồn trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng,…
    • Tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người đang mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện gì
    • Qua đường tình dục không an toàn như qua hậu môn.
    3.2. Yếu tố nguy cơ
    Một số yếu tố dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh lỵ amip như:

    • Sống ở nơi vệ sinh kém như: khu vực gần bãi rác, nhà tù, các đường dẫn nước có nước thải chạy qua,…
    • Nơi ở ẩm ướt, vệ sinh kém
    • Sức đề kháng kém dẫn tới nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
    4.Những biểu hiện thường gặp điển hình của lỵ amip
    Các dấu hiệu bệnh lỵ amip điển hình thường gặp qua các giai đoạn như:

    4.1. Ở thời kỳ ủ bệnh
    Từ vài tuần đến vài tháng, người bệnh không có biểu hiện.

    4.2. Thời kỳ khởi phát
    Chuyển từ giai đoạn không gây bệnh sang gây bệnh, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:

    • Ăn không tiêu, chán ăn.
    • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
    • Đi ngoài phân lỏng,…
    4.3. Thời kỳ toàn phát
    • Đau quặn bụng: người bệnh thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng ở hố chậu phải, đau âm ỉ dọc theo khung đại tràng, có kèm theo các triệu chứng buồn đi ngoài và nhanh muốn đi lại.
    • Mót rặn: người bệnh có thể đi ngoài 10-15 lần/ngày, phân ít, trong phân có máu và chất nhầy.
    4.4. Giai đoạn mãn tính
    • Phân lúc lỏng, lúc táo: vài ngày đầu phân thường sệt, lỏng, có ít máu và ít nhầy. Càng về giai đoạn sau thì chủ yếu là nhầy và máu. Chất nhầy (giống như nhựa chuối) và máu tách ra riêng rẽ.
    • Nếu áp xe gan do amip người bệnh sẽ có các biểu hiện như: sốt cao, rét run, đau hạ sườn phải, sau đó lan lên vai.
    • Bệnh thường không gây mất nước và điện giải.
    Ở thời kỳ toàn phát nếu điều trị kịp thời người bệnh sẽ khỏi hẳn sau 7-10 ngày điều trị và không để lại di chứng.
    Xem thêm: Lỵ amip: Nguyên nhân, triệu chứng & phác đồ điều trị chuẩn y khoa (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này