Thông tin: Share Cho Các Mẹ Rất Nhiều Trò Chơi, Bài Giảng, Kiến Thức Và Tài Liệu Giáo Dục Trẻ Dưới 6 Tuổi Nhé

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi susubum, 25/5/2017.

  1. susubum

    susubum Gấu mẹ vĩ đại

    Tham gia:
    22/12/2010
    Bài viết:
    2,446
    Đã được thích:
    759
    Điểm thành tích:
    823
    Chào các mẹ!
    Chả là em được tiếp xúc với khá nhiều tài liệu chuyên môn, cũng thường xuyên viết các bài viết chuyên môn và có khá nhiều tài liệu, em sẽ share dần trong topic bằng các clip và tài liệu tải lên các mẹ nhé.
    Mong là được các mẹ ủng hộ ạ
    Post đầu em xin up các clip giảng cho các phụ huynh trong gr của em thôi ạ
    1- Nguyên tắc khi dạy kỹ năng cho trẻ


    2- Cách tổ chức một hoạt động cho bé


    3- Nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ


    4- Hoạt động kích hoạt trí tưởng tượng cho bé bằng màu sắc và bút sáp


    5- Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2 và nguyên tắc ứng xử với con trong giai đoạn này
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi susubum
    Đang tải...


  2. susubum

    susubum Gấu mẹ vĩ đại

    Tham gia:
    22/12/2010
    Bài viết:
    2,446
    Đã được thích:
    759
    Điểm thành tích:
    823
    Em lấy chỗ up tiếp các clip và bài viết ạ
    6- Tác hại của các thiết bị công nghệ đối với trẻ


    7- Giáo dục sớm là gì? Biệt danh con đặt cho bạn là gì?


    8- Một cách tráo thẻ cho bé
     
  3. susubum

    susubum Gấu mẹ vĩ đại

    Tham gia:
    22/12/2010
    Bài viết:
    2,446
    Đã được thích:
    759
    Điểm thành tích:
    823
    GÓP NHẶT LUNG TUNG VỀ HIỆN TƯỢNG CHẬM NÓI Ở TRẺ - by Mẹ Bum
    Thời gian gần đây, có rất nhiều mẹ hỏi mình về vấn đề ngôn ngữ của con. Mình cũng có hẹn với các mẹ rằng sẽ có một bài viết chia sẻ về vấn đề này. Để có thể nói hết cả một hệ thống lý luận thì quá khó đối với một người làm trái ngành, chỉ vì đam mê và may mắn được tiếp xúc với tài liệu chuyên môn cũng như có thời gian tìm tòi và thực nghiệm trên trẻ cũng như trên chính ku Bum nhà mình. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chỉ chia sẻ phần lớn là những nguyên nhân khiến con chậm nói (loại trừ việc bị tổn thương não liên quan đến khả năng nói cũng như là có những vấn đề liên quan đến cơ quan chức năng thực hiện hoạt động nói nhé) và những kinh nghiệm thực tế mà mình đã triển khai trên khá nhiều bé rồi để các mẹ tham khảo.
    Như vậy, bài chia sẻ của mình sẽ có 2 phần
    Phần 1: NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ "CHẬM NÓI" - Dành cho các mẹ đang bầu bí, có kế hoạch sinh con và con đang trong độ tuổi sơ sinh. Chúng ta biết những nguyên nhân khiến con bị ảnh hưởng về mặt ngôn ngữ rồi thì chúng ta nên cố gắng tránh tuyệt đối để con phát triển tốt hơn về mặt ngôn ngữ.

    1. [​IMG]:) Có rất nhiều dạng chậm nói ở trẻ và đó là những dạng nào?
    Như đã nói ở trên, mình không thay mặt các bác sĩ xử lý các vấn đề chậm nói liên quan đến sự phát triển của cơ quan chức năng thực hiện việc nói hoặc tổn thương não bộ liên quan đến vùng não liên quan đến khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên mình vẫn phải kể ra đây và coi đó là nguyên nhân đầu tiên.

    - Nguyên nhân thứ 1: Chậm/ không thể nói do trục trặc các cơ quan hỗ trợ khả năng phát ra âm thanh. Ví dụ như: Vòm họng, dây thanh quản, lưỡi, hàm ếch hay trục trặc khả năng nghe cũng khiến bé không thể nghe hiểu để thực hiện khả năng giao tiếp và nhất là dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Đối với những trường hợp nghi ngờ có trục trặc về cơ quan chức năng, các bố mẹ nên cho bé gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và có kết quả chính xác nhất

    - Nguyên nhân thứ 2: Môi trường xung quanh bé là môi trường không giàu ngôn ngữ.
    Rất nhiều phụ huynh chọn phương thức thuê người giúp việc khi có em bé và khi em bé đủ cứng cáp, tức là có thể ăn cháo, bột thì quay trở lại với cơm áo gạo tiền. Và để đáp ứng thời gian đi làm, các bạn thường thuê người giúp việc và giao phó luôn việc chăm con cho họ. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, giai đoạn dưới 2 tuổi là khoảng thời gian phát triển ngôn ngữ tốt nhất của trẻ, một người giúp việc luôn bận bịu với công việc nhà, cơm nước - dọn dẹp đồng thời phải chu toàn và đạt được những yêu cầu của bạn liệu những người giúp việc đó có đủ thời gian chơi với bé. Thêm một điều nữa, người giúp việc thường là những lao động không được đào tạo về các vấn đề liên quan đến trẻ, các mẹ lại thường chọn những người đã lớn tuổi, ở quê nhà mình để "chân chất, thật thà" thì liệu người giúp việc của bạn có thể thay thế bạn để đảm bảo môi trường giàu tiếng nói, giàu sự giao tiếp về mặt ngôn ngữ với bé hay không.
    Nếu người giúp việc của bạn là một người ít nói - bạn đừng ngạc nhiên khi bé của bạn không thể nói sớm
    Nếu chính bản thân bạn là người ít nói, bạn không chịu tương tác, giao tiếp với con bằng ngôn ngữ hay nói nôm na là bạn lười nói chuyện với con thì cũng đừng ngạc nhiên khi con không chịu nói.
    Nếu suốt ngày bạn chỉ để con ở trong phòng, không cho bé ra ngoài để bé có cơ hội tiếp xúc với thế giới bằng nhiều loại hình ngôn ngữ khác nhau thì bạn cũng đừng ngạc nhiên khi bé không thể nói sớm hoặc chậm nói
    Nếu gia đình luôn có không khí nặng nề khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý, khép kín nội tâm và không muốn chia sẻ thì bạn cũng đừng mong con chịu nói để chia sẻ với bạn.
    Nếu bạn không cho phép bé chơi, giao tiếp với các bạn bè đồng trang lứa thì bạn cũng đang làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ nói (nói riêng) của bé đấy
    Tóm lại: Giai đoạn dưới 2 tuổi, các bé đang trong quá trình học hỏi, đặc biệt là những kỹ năng đầu tiên phục vụ cho các bé tham gia vào xã hội loài người. Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy bé rất thích nhìn miệng bạn khi bạn nói; lúc đó em bé của bạn đang học khẩu hình đấy. Lúc bạn hát, lúc bạn đọc thơ, đọc truyện, các bé cũng đều có thể chăm chú lắng nghe; đó cũng là lúc các bé đang học để tiếp tục hình thành khả năng ngôn ngữ để trở thành hoàn thiện giống như bạn. Chính vì vậy các bậc phụ huynh xin đừng để bé bị môi trường chăm sóc và dạy dỗ ảnh hưởng đến quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ trong giai đoạn dưới 2 tuổi - là giai đoạn mà khả năng này cần được kích hoạt nhất. Môi trường của bé nên là môi trường giàu ngôn ngữ, giàu trải nghiệm thực tế với chính bé, đồng thời luôn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và sự cởi mở để bé luôn "muốn được giao tiếp, muốn được nói" nhé. Thiết nghĩ đây là điều rất dễ làm đối với tất cả các bậc phụ huynh.

    - Nguyên nhân thứ 3: Cha mẹ, người thân trong gia đình quá hiểu bé hay có thể gọi nôm na là nuông chiều con quá mức - dẫn đến tình trạng các bé mất đi nhu cầu "sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp".
    Một cậu bé cầm tay mẹ dí vào chiếc hộp, người mẹ liền mở hộp ra, cậu bé đạt được mục đích, ngồi chơi với chiếc hộp một cách say sưa
    Một cậu bé khác chỉ tay vào thứ đồ chơi cậu muốn lấy, sau đó ư ư, tiếp theo, bố của bé liền lấy cho bé thứ đồ chơi đó rồi trìu mến ngồi nhìn con đùa giỡn.
    Một bà mẹ than thở: Chả bao giờ thấy nó nói gì, nhưng khi nó cáu lên, nó có thể quát chị ạ. Có hôm nó đòi bố cái gì không được, nó hét chết đi, chết đi. xong rồi nó lại chẳng thèm nói gì nữa.
    Một ông bố bảo: Ối, nó mà đòi không được thì nó ăn vạ cho bằng được thì thôi. Chả làm thế nào với nó được
    Một mẹ khác nhắn tin: Nó chả chịu nói gì đâu, chỉ khi nào thích thì nó mới chịu nhớ, mới chịu nói chị ạ
    ....
    Bạn có thấy quen quen không? Có thấy hình ảnh chính bản thân mình, chính con mình trong đó không.
    Đa phần trẻ ở trong tình trạng này đều có hiện tương... không chịu nói mà chỉ dùng ngôn ngữ riêng của trẻ để giao tiếp với thế giới xung quanh. Trên thực tế, trẻ gặp phải tình trạng này là tại bạn, chính bạn và gia đình đã làm bé mất đi nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp với bạn.
    Ngoài ngôn ngữ nói bé còn có ngôn ngữ cơ thể hoặc những hành động mặc định ngầm giữa mẹ và các thành viên trong gia đình đối với bé.
    Trẻ con luôn tìm dễ và né khó. Các bạn ấy rất thông minh và biết nhận ra quy luật tự nhiên một cách nhanh chóng. Nếu chỉ cần chỉ tay mình vào gì rồi kêu lên là có được thứ đồ đó; nếu chỉ cần cầm tay mẹ ấn vào thứ mình muốn mẹ cũng hiểu được và đáp ứng bé; vậy thì việc gì các bé phải tư duy xem mình phải dùng từ gì, phải xếp các từ ra sao, rồi phải vận dụng các cơ quan chức năng thực hiện việc nói như lưỡi, vòm họng, hàm, dây thanh quản để phát ra một thông điệp hoàn chỉnh để nhận được sự đáp ứng từ phía những người thân trong gia đình mình.
    Bạn đang vô tình lấy đi cơ hội giao tiếp của bé và trực tiếp làm mất đi nhu cầu sử dụng ngôn ngữ khi luôn đáp ứng yêu cầu của bé ngay lập tức như vậy. Không chỉ liên quan đến ngôn ngữ, việc đáp ứng gần như ngay lập tức yêu cầu của bé cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách của bé sau này như hay đòi hỏi, ỷ lại, lười vận động vì được phục vụ vô điều kiện...

    - Nguyên nhân thứ 4 - Con "Chưa hiểu gì" - Đây là nguyên nhân xuất phát từ quan điểm, kiến thức của những bậc cha mẹ, ông bà và người thân sống ngay bên cạnh bé. Với quan điểm bé còn nhỏ, biết gì mà nói chuyện với nó, hiểu gì mà đọc sách, thơ cho nó nghe.... Từ quan điểm này sinh ra việc không thừa nhận trẻ, không cảm thấy cần phải nói chuyện với trẻ dẫn đến trường hợp trẻ không nhận được tương tác đầy đủ. Không chỉ thế, quan điểm này nếu duy trì lâu dài sẽ dẫn đến thói quen xấu như thường xuyên nói đến những vấn đề mà trẻ không nên nghe thấy, thậm chí có cả việc cãi nhau, văng tục trước mặt trẻ làm tính cách, nhân cách của trẻ đều bị ảnh hưởng sau này

    - Nguyên nhân thứ 5 - hay gặp nhất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói nặng nhất: Các bé thường xuyên được "TƯƠNG TÁC MỘT CHIỀU VỀ MẶT NGÔN NGỮ". Đây được coi là một trong những nguyên nhân không chỉ dẫn đến chậm nói; nặng hơn, các bé có khả năng bị rối loạn ngôn ngữ dẫn đến rối loạn nhận thức nếu gặp phải nguyên nhân này mỗi ngày.
    Tương tác một chiều là khi các bé được tương tác về mặt ngôn ngữ chỉ theo một cách đó là luôn luôn nhận thông tin mà không có cơ hôi/yêu cầu phản hồi lại thông tin. Và đa phần các bé chậm nói đều được tương tác một chiều với tần suất và cường độ khác nhau. Đơn cử như việc các bố mẹ cho con xem ipad, tivi, điện thoại và kéo dài thời gian xem đó một cách tối đa có thể trong ngày. Vậy tại sao tương tác một chiều lại ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và khả năng nói của bé đến như thế... hoặc nhiều mẹ thắc mắc rằng: môi trường giàu ngôn ngữ thì tivi, ipad, điện thoại cũng phát ra ngôn ngữ, con vẫn được nghe, tại sao lại gọi là tương tác một chiều???
    Giải thích nôm na để cho các mẹ hiểu đầy đủ về việc tại sao những thiết bị điện tử này khi cho bé chơi, xem, sử dụng lại trở thành tương tác một chiều nhé.
    Trước tiên các mẹ hãy nhớ lại xem biểu hiện của các con khi tiếp xúc với các thiết bị này như thế nào.
    Đối với ipad, điện thoại: Các bé rất tập trung, thi thoảng cười một mình, thi thoảng phát ra vài âm thanh lạ không rõ ràng và có thể ngồi hàng tiếng với chiếc ipad, điện thoại chỉ để xem đi, xem lại một đoạn clip rất ngắn.
    Đối với tivi: Mỗi lần đến những đoạn quảng cáo thì bé thường xuyên bỏ tất cả để tập trung theo dõi quảng cáo đó. Khi hết quảng cáo bé sẽ không hứng thú gì nữa.
    Đó được coi là biểu hiện rõ nhất của tương tác một chiều đấy các bạn ạ. Bé của bạn đang trong quá tình phát triển, các giác quan của bé rất nhạy cảm. Một đoạn clip, một đoạn quảng cáo vốn để thu hút người xem thường có hình ảnh đẹp, rõ nét, âm thanh sống động kèm giai điệu; đồng thời để tiết kiệm thời lượng thì những chuyển động hình ảnh cũng không hề chậm, bé cũng không bị nhàm chán khi hình ảnh được thay đổi liên tục đến như vậy.
    Và bạn đã bao giờ từng thắc mắc rằng: những thiết bị đó thu hút bé của bạn bằng những đoạn quảng cáo, những clip sống động đến thế thì bé sẽ nhận được những gì chưa?
    Câu trả lời đó là: Bé nhận được rất nhiều, rất nhiều những thông tin nhưng những thiết bị đó không định nghĩa những thông tin ấy. Sự lặp đi lặp lại của thông tin khiến bé ghi nhớ nhưng bé hoàn toàn không thể hiểu được những thông tin đó. Điều này làm cho tư duy ngôn ngữ của bé gặp vấn đề.
    Những thiết bị điện tử giúp bé tập trung một cách tối đa vào chúng, gửi cho bé rất nhiều thông tin nhưng chẳng bao giờ yêu cầu bé trả lời các thông tin đó. Vì thế bạn mới thấy em bé của bạn cứ ngồi trước tivi và im lặng, thi thoảng mặt có chút biểu cảm. Hoặc bạn cũng thấy bé của bạn cứ chăm chăm nhìn vào màn hình ipad mà không hề chớp mắt. Điều đó cho thấy bé chỉ nhận thông tin mà không có sự phản hồi đối với các thông tin ấy.
    Và điều quan trọng nhất, đó là vì không được yêu cầu phản hồi, không được định nghĩa thông tin nên bé cũng chẳng thể và chẳng có cơ hội sử dụng thông tin ấy trong môi trường bình thường hàng ngày. Nguy hiểm nhất, thấy các be yên ắng bên cạnh các thiết bị điện tử nên các bố mẹ sẵn sàng để các bé sử dụng các thiết bị đó hàng giờ liền trong suốt 2 đến 3 năm đầu đời. Các bé chơi với ipad, tivi. Ăn cũng cần xem ipad, tivi, ngủ cũng cần phải có các thiết bị đó, thậm chí lúc đi chơi bên ngoài cũng cần đến các thiết bị đó và chẳng lúc nào rời ra được. Thời lượng tương tác với các thiết bị tỷ lệ nghịch với thời lượng giao tiếp giữa bé và gia đình, bạn bè, xã hội... Thời lượng im lặng tăng lên, cuối cùng khi bạn nhận thấy con chẳng chịu nói gì, lờ lớ lơ yêu cầu của mình, lúc đó bạn mới bắt đầu tìm hiểu và biết đến tương tác một chiều là gì?
    Có rất nhiều những bài báo cảnh tỉnh về việc lạm dụng các thiết bị điện tử để con ăn nhiều hơn, nín khóc hoặc giữ yên lặng trong các cuộc nói chuyện của người lớn mà trẻ đang có mặt. Vậy nhưng hàng ngày, đi đường,đi ăn, đi đâu đó tôi vẫn thấy rất nhiều em bé đang dán mắt vào ipad, điện thoại. Giờ thì chắc bạn đã hiểu thế nào là tương tác một chiều. Mong là các bố mẹ, bố mẹ nào có con trong độ tuổi sơ sinh thì hạ quyết tâm không sử dụng các thiết bị đó. Bố mẹ nào đang lạm dụng rồi thì bỏ dần và tuyệt đối tách bé ra khỏi các thiết bị càng sớm càng tốt nhé. Tất nhiên các thiết bị điện tử đó không xấu, nhưng bạn nên sử dụng một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến con.

    KL: Còn rất nhiều những nguyên nhân nhỏ và lẻ phát sinh, nhưng mẹ cháu thống kê vài nguyên nhân có ảnh hưởng lớn và phổ biến để các mẹ tránh nhé. Và để giải quyết vấn đề chậm nói ở trẻ, mời các mẹ xem tiếp phần 2 dưới đây

    Phù, xong phần 1 mẹ cháu ngất đã nhé.
    Cố gắng trong sáng mai mẹ cháu guồng nốt để tuần sau mẹ cháu ấp ủ bài chia sẻ về vấn đề mới

    Phần 2: XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGÔN NGỮ Ở TRẺ (Tiếp theo bài viết về nguyên nhân dẫn đến chậm nói)
    Trên thực tế, tôi đã gặp rất nhiều các bậc phụ huynh luôn nghĩ con mình có vấn đề... mặc dù các bạn chẳng hề có vấn đề gì cả. Vậy nên để các bố mẹ có thể phân biệt và rõ ràng hơn về chậm nói ở trẻ, tôi xin chia ra 2 dạng chậm nói cụ thể.
    Dạng 1: Chậm nói do mất đi nhu cầu sử dụng ngôn ngữ.
    A - BIỂU HIỆN
    Các bé chậm nói do mất đi nhu cầu sử dụng ngôn ngữ thường có những biểu hiện như sau
    - Bé vẫn hiểu được những điều mà bố mẹ, người thân cũng như bạn bè xung quanh nói, tuy nhiên thực hiện hay không lại do bé muốn
    - Bé thường sử dụng ngôn ngữ cử chỉ được mặc định giữa bé với người thân để ra hiệu hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt ý muốn của mình
    - Thi thoảng bạn sẽ thấy bé bật ra âm thanh, tuy nhiên bé không sử dụng ngay cả khi được yêu cầu.
    - Bé đã từng có giai đoạn bật âm và nói được từ đơn, nhưng dần dần bé không chịu nói nữa. thi thoảng, khi cáu giận hoặc khi bé hứng thú lắm mới thấy bé bật ra âm tiết nhỏ và không thấy bật trở lại âm tiết đó
    B- XỬ LÝ
    Đối với dạng chậm nói thông thường do mất đi nhu cầu sử dụng ngôn ngữ, các bạn xử lý khá đơn giản.
    Việc đầu tiên là hoàn toàn tách bé ra khỏi những nguyên nhân gây mất đi nhu cầu sử dụng ngôn ngữ bao gồm:
    - Tách bé ra khỏi các tương tác một chiều: Với dạng chậm nói do mất đi nhu cầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, bé tách khỏi tương tác một chiều khá dễ dàng, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý việc không nên tách một cách đột ngột hay dùng phương pháp ép buộc trẻ, điều này sẽ gây ra tâm lý chống đối cũng như phần nào đó phản tác dụng đối với việc kích hoạt trở lại nhu cầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp ở trẻ.
    - Thay đổi môi trường ngôn ngữ xung quanh bé. Trong bài viết trước, mình có nói khá rõ về môi trường xung quanh bé không có đầy đủ kích thích về mặt ngôn ngữ, và chắc chắn bạn cũng nhận thấy mình cần phải có sự thay đổi về mặt môi trường ngôn ngữ xung quanh bé. Ở đây mình sẽ không nhắc lại phải thay đổi như thế nào mà sẽ đưa ra các tiêu chí về một môi trường giàu ngôn ngữ để các bậc phụ huynh so sánh và tự thay đổi môi trường ngôn ngữ của con mình.
    Vậy "Môi trường giàu kích thích về mặt ngôn ngữ" cần đạt những tiêu chí gì?
    + đầy đủ các yếu tố liên quan đến ngôn ngữ bao gồm: âm thanh, tiếng nói, chữ viết, cảm thụ văn học
    + Phong phú về mặt giao tiếp sử dụng ngôn ngữ như: Giao tiếp với người thân, giao tiếp với người lạ, bạn bè đồng trang lứa, giao tiếp xã hội
    + Giàu trải nghiệm tạo ra hứng thú cho trẻ trong việc cố gắng giao tiếp
    + Đối với chữ viết, bạn hoàn toàn có thể tạo ra môi trường cho bé tiếp xúc với chữ bằng các trò chơi
    + Trong quá trình tương tác với con, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc nói, kể chuyện, đọc thơ một cách diễn cảm. Giao tiếp với bé nên sử dụng nhiều cảm xúc đồng thời luôn khuyến khích bé cố gắng trong giao tiếp
    - Không thường xuyên đáp ứng nhu cầu của bé khi bé sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hoặc tuyệt chiêu ăn vạ để yêu cầu bố mẹ hoặc người thân làm điều gì đó.
    Nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong vấn đề này, nguyên nhân do quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ đã được hình thành thông qua quá trình giao tiếp lâu dài giữa bé và những người thân trong gia đình vô tình tạo thành thói quen. Thói quen này không chỉ là thói quen của bé mà còn là của các bậc phụ huynh. Bạn luôn đáp ứng con vô điều kiện và giờ bạn cũng hiểu và đáp ứng con trong vô thức. Để thay đổi những điều này, bạn hãy bắt đầu bằng việc có những lần không hiểu ý bé, để bé phải diễn đạt lại vài lần; đồng thời, cùng với việc không hiểu, khi bạn đáp ứng bé thì hãy sử dụng ngôn ngữ nói hành động mà bạn không hiểu bằng cách nhắc lại, tròn, rõ ràng, dễ hiểu.
    Ví dụ: Bé 12 đến 18 tháng rất thích mở nắp chai, khi bạn đưa 1 cái chai có một vài thứ đồ chơi trong đó, bé sẽ đưa cho bạn để yêu cầu mở hoặc khá hơn là thêm chút âm thanh yêu cầu như ư, a hoặc ấn thẳng vào tay bạn. Lúc đó bạn đừng nói rằng mẹ không hiểu, hãy hỏi lại con rằng:
    - Con muốn mẹ lắc chai đúng không ạ? - ghi nhớ rằng, các bạn nên sử dụng kính ngữ trong giao tiếp với bé để bé hiểu và làm theo thói quen giao tiếp, sau khi bé lớn hơn, bé sẽ hiểu rằng việc sử dụng kính ngữ thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với bề trên mà bạn không cần phải dạy bé.
    - ừ - Lúc này bé sẽ không đồng ý mà cố gắng ra hiệu cho bạn. Bạn vẫn nên lắc cái chai một chút, bé sẽ sốt ruột hơn và thể hiện nhiều hơn như ư lớn hơn, tiếp tục ấn chải vào tay bạn, lắc đầu hoặc cá biệt một số bé sẽ lăn ra ăn vạ. Lúc này lại chia ra làm nhiều hướng xử lý vấn đề.
    1.Trường hợp bé ăn vạ: Hãy lấy chút nước nếu là mùa hè, đồ vào trong chai hoặc làm một hoạt động mới với chai để thu hút sự chú ý của bé. Bé sẽ thôi ăn vạ và tập trung thêm được 1 lúc, sau đó tiếp tục ăn vạ. Nhiệm vụ của bạn là hãy hỏi lại bé, khi bé yêu cầu 1 lần nữa thì hãy nói
    - À, mở. Mẹ mở cho con nhé. - Lúc này bạn hãy làm thật chậm hoạt động mở, cho bé thực hiện và vỗ tay khen bé rằng à, bé mở được rồi. Lúc này, bé sẽ tập trung với hoạt động đóng mở, bạn hãy vặn chặt hơn một chút, để bé đưa cho bạn, sau đó bạn hỏi lại
    - Con muốn gì ấy nhỉ? Sau đó tiếp tục chỉ cho bé hành động mở
    Với xử lý như vậy, không những bạn cho con khái niệm mở, luyện tập vận động và sự khéo léo của tay, sự phối kết hợp giữa 2 tay, sự kiên nhẫn và phần nào đó cài vào nhận thức của bé rằng mẹ có thể không hiểu hành động của mình trừ khi mình nói ra. Từ đó bé sẽ cố gắng để phát ra âm thanh sau nhiều lần mẹ không hiểu hơn
    2. Trường hợp bé tiếp tục yêu cầu, mẹ hãy tiếp tục cung cấp thêm khái niệm như lắc, cất, hoặc lăn chai. Sau đó, khi bé không kiên nhẫn nữa, hãy xử lý như trường hợp bé ăn vạ.
    3.Trường hợp bé ăn vạ chưa hết cơn, dù bạn đã đáp ứng yêu cầu của bé. Bạn hãy sử dụng đến hoạt động mới hơn.
    Ví dụ: Giả vờ đứng lên, đánh rơi chai và vô tình làm chai lăn vào gầm ghế, bạn hãy mặc kệ bé đó, tự nói rằng:
    - ÔI, mẹ làm cái chai lăn vào gầm ghế, mẹ phải lấy ra mới được. Lúc đó hãy tiếp tục giả vờ không lấy được, suy nghĩ rồi lấy 1 thứ gì đó kều cái chai ra. Cũng nên giả vờ kều mãi không được rồi cầu cứu sự giúp sức của bé. Bé sẽ nín khóc và tham gia hoạt động của bạn.
    Đối với các mẹ hay ăn vạ, mè nheo, phương pháp cũng là kệ sự ăn vạ của bé và đổi sang các hoạt động bé thích, dần dần bé sẽ hiểu rằng ăn vạ không có tác dụng, đồng thời nín khóc nhanh và tham gia hoạt động với bạn một cách hứng thú. Tất nhiên, các mẹ cũng nên quan sát xem con thích các hoạt đông gì nhất để có thể sáng tạo ra các hoạt động gây hứng thú cho bé.
    - Thường xuyên cho bé tham gia các trò chơi có gắn kết với âm thanh và giai điệu của các bài hát. Đa phần các bé đều khá thích thú như nhảy thì hãy nói 2,3. Đi cầu thang thì hãy phát ra một chữ nhất định hoặc tập đếm. chơi các trò chơi dân gian gắn liền với các bài đồng dao để bé phấn khích và phát ra âm thanh theo bạn
    Cuối cùng, các bạn cần nhớ rằng, vì trẻ mất đi nhu cầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, vậy hãy nhớ rằng bạn cần phải làm trẻ hiểu rằng trẻ cần ngôn ngữ để bạn có thể hiểu trẻ và trẻ có thể tham gia vào xã hội. Các nguyên tắc vẫn là không ép trẻ, tạo hứng thú để trẻ tham gia, đồng thời hãy luôn ghi nhận kết quả của trẻ và động viên kịp thời để trẻ hiểu rằng mình có thể nói và điều đó làm bạn cảm thấy vui mừng, hạnh phúc
    Dạng 2: Rối loạn ngôn ngữ thời gian đầu, lâu dần dẫn đến tình trạng rối loạn nhận thức
    A - MỘT SỐ BIỂU HIỆN
    - Bé không thể thực hiện được những hoạt động vận động tinh đơn giản khi đạt mốc 12 đến 18 tháng như chỉ tay, vẫy tay...
    - Bé có những biểu hiện không hiểu hoặc không nhận ra bạn nói gì, ví dụ như bạn gọi bé không quay đầu lại, không thực hiện được những câu mệnh lệnh thức đơn giản; không nhận ra người lạ - quen...
    - Bé có khó khăn khi thể hiện ý muốn của mình khi đã được 18 tháng, đa phần các bé hay ăn vạ hơn các bé khác vì không thể sử dụng phương thức nào khác để diễn đạt ý muốn của mình ngoài việc ăn vạ
    - Bé có biểu hiện tăng động giảm chú ý như không quay lại khi gọi; thích các tương tác một chiều; khó tập trung...
    - Bé không bắt chước được các âm thanh đơn giản khi đã 18 tháng
    - Bé có thể sẽ nói lúc 3 tuổi nhưng không chủ động nói, bé chỉ bắt chiếc nói mà không hiểu mình nói gì
    - Bé có thể phát ra âm thanh nhưng líu ríu, không rõ tiếng đồng thời tự chơi một mình, tự nói chuyện một mình với ngôn ngữ riêng đó đồng thời không sử dụng ngôn ngữ thông thường để giao tiếp với thế giới xung quanh.
    B- XỬ LÝ
    Đối với từng lứa tuổi của trẻ, bạn can thiệp càng sớm thì quá trình can thiệp càng dễ dàng và đạt kết quả cao.
    - Để xử lý tình trạng chậm nói do rối loạn ngôn ngữ dẫn đến rối loạn nhận thức. Điều đầu tiên, bạn cũng cần phải tách bé khỏi những tương tác một chiều, tạo một môi trường giàu ngôn ngữ, đồng thời hỗ trợ bé trong các hoạt động thể hiện ý muốn
    - Sử dụng tương tác 1:1 để khắc phục tình trạng tăng động giảm chú ý bằng cách cho bé phát triển cả vận động thô, vận động tinh, giải tỏa năng lượng dư thừa của bé sau đó hướng dẫn bé bật âm lại từ đầu.
    Tương tác 1:1 là chỉ có bạn và bé chơi - học cùng với nhau hoặc nếu bạn nhờ giáo viên, thì chỉ nên có giáo viên hướng dẫn trực tiếp cùng bé, trường hợp bé đã có biểu hiện về rối loạn nhận thức, mẹ của bé có thể có mặt trong quá trình tương tác để hỗ trợ cô hướng dẫn cho bé. Trong quá trình tương tác, bạn chú ý việc tập cho bé bật âm lại với các trò chơi đơn giản như giả tiếng kêu các con vật. Tạo ra ngôn ngữ riêng bằng âm thanh quy ước giữa bạn và bé, đồng thời thường xuyên sử dụng quy ước âm thanh đã có, sau đó tăng dần sự phức tạp của quy ước âm thanh đó để bé cố gắng một cách từ từ mà bé không nhận ra. Ngoài ra, trong quá trình tương tác, bạn cần luôn giữ cho bé tập trung bằng việc luôn chuẩn bị sẵn một chương trình, ý định cụ thể để cho bé thực hiện liên tục nhằm tăng khả năng tập trung của bé.
    Tương tác 1:1 là chỉ có bạn và bé chơi - học cùng với nhau hoặc nếu bạn nhờ giáo viên, thì chỉ nên có giáo viên hướng dẫn trực tiếp cùng bé, trường hợp bé đã có biểu hiện về rối loạn nhận thức, mẹ của bé có thể có mặt trong quá trình tương tác để hỗ trợ cô hướng dẫn cho bé. Trong quá trình tương tác, bạn chú ý việc tập cho bé bật âm lại với các trò chơi đơn giản như giả tiếng kêu các con vật. Tạo ra ngôn ngữ riêng bằng âm thanh quy ước giữa bạn và bé, đồng thời thường xuyên sử dụng quy ước âm thanh đã có, sau đó tăng dần sự phức tạp của quy ước âm thanh đó để bé cố gắng một cách từ từ mà bé không nhận ra. Ngoài ra, trong quá trình tương tác, bạn cần luôn giữ cho bé tập trung bằng việc luôn chuẩn bị sẵn một chương trình, ý định cụ thể để cho bé thực hiện liên tục nhằm tăng khả năng tập trung của bé.
    - Chú ý các hoạt động vận động thô để bé giải tỏa năng lượng nhưng cũng cần thiết kệ hoạt động vận động giúp tăng cường sự tập trung. Các hoạt động vận động tinh mang tính chất tăng cường sự tinh khéo của tay, tăng cường sự phối kết hợp của 2 tay. Các hoạt động này đều phải chú ý khả năng của trẻ, đi từ dễ đến khó chứ không nên đặt yêu cầu quá cao.
    - Quá trình tương tác với trẻ bạn cũng nên chú ý những yếu tố: Luôn gây hứng thú và tạo được cảm xúc mạnh cho trẻ để trẻ có thể bật ra âm thanh, từ ngữ nhiều hơn; không ép buộc trẻ phải nói theo hay làm theo; không quá đáp ứng yêu cầu của trẻ; ghi nhận kết quả trẻ làm được đồng thời động viên trẻ; không nói quá nhanh, cung cấp quá nhiều kiến thức cho trẻ trong 1 lần tương tác.
    Cuối cùng thì các mẹ có điều gì cần hỏi thì comment hoặc inbox mình để mình trả lời riêng từng mẹ nhé. Mỗi bạn mỗi khác nên mình không thể thống kê quá chi tiết ở đây được ạ.

    HT
     
    sunflower10 thích bài này.
  4. susubum

    susubum Gấu mẹ vĩ đại

    Tham gia:
    22/12/2010
    Bài viết:
    2,446
    Đã được thích:
    759
    Điểm thành tích:
    823
    VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TỪ SƠ SINH CẦN THIẾT HAY KHÔNG?

    1- Vận động cho trẻ sơ sinh? Cần thiết hay không?

    có rất nhièu mẹ hỏi mình là: con mới được vài ngày, 2 tháng, 3 tháng chả chịu chơi đâu, nằm tí là đòi bế rồi, với lại bé vậy thì vận động gì được?
    Hẳn là các mẹ chưa biết rằng, não bộ của bé được kích thích phát triển đầu tiên là bằng các vận động. Trẻ em được sinh ra đều có bản năng là học. Học để đạt được những kỹ năng cơ bản như lẫy, ngồi, trườn, bò, đứng, đi, chạy.... Tất cả những hoạt động này đều là sự thể hiện sự phát triển của não bộ. Thế nhưng đã là vận động thì phải được tập, không tập thì rõ ràng là sẽ chậm hơn các bạn hoặc có thể đến lúc, đến tuổi cũng sẽ làm được, nhưng rõ ràng, não bộ của bé hoàn thiện chậm hơn các bạn làm được đúng giai đoạn. Trong khuôn khổ bài chia sẻ này, mình không thể nói rõ cho các mẹ về sự phát triển não bộ thông qua vận động, các mẹ có thể tìm hiểu thêm về các bài viết khác trên mạng Internet nhé.

    2- Vận động có lợi gì cho trẻ

    Một em bé sẽ có cơ hội phát triển trí não vượt trội cao hơn khi em bé đó có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Cũng giống như chúng ta, muốn cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai thì phải ăn được, ngủ được, đủ dinh dưỡng và luyện tập; trẻ em cũng thế. Từ sơ sinh, trẻ được tập vận động hàng ngày sẽ đạt được nhiều lợi ích mà cha mẹ không thể ngờ được. Mình xin thống kê dưới đây nhé

    - ăn tốt, ngủ tốt: Đơn giản lắm các mẹ ạ. chơi nhiều, vận động nhiều, tiêu hao năng lượng. Vậy là nhu cầu ăn tăng lên, nhu cầu ngủ tăng lên. Trẻ em thì nên ăn ngủ theo nhu cầu. ngoài ra việc vận động cũng sẽ giups các hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn phát triển tốt hơn. Vậy thì còn gì bằng nữa nhỉ???

    - Sức đề kháng tốt, dẻo dai và ít ốm đau hay mắc bệnh : Cũng dễ hiểu các mẹ nhỉ. Cơ thể dẻo dai thích nghi với môi trường tốt. Mồ hôi ra nhiều khi vận động giúp đào thải chất độc trong cơ thể. rõ ràng tích tụ ít hơn thì sẽ ít bệnh hơn, dẻo dai hơn thì chống chọi được với đủ loại virus, vi khuẩn

    - Đạt được các mốc phát triển sớm hơn so với các bạn đồng lứa. Đa phần các phụ huynh chịu tập vận động cho trẻ một cách khoa học ngay từ lúc sơ sinh thì các bé đều lẫy sớm hơn, ngồi sớm hơn, đi sớm hơn, nhanh nhẹn và cứng cáp hơn hẳn các bé không được vận động. Vì sao thế? Cứ bế bé trên tay thì làm sao bé được cử động tay và chân, không cử động thì sao phát triển được các khối cơ và khung xương nhỉ. Văn ôn, võ luyện, bé được luyện tập thường xuyên sẽ nhanh đạt được các mốc phát triển hơn các bé bình thường.

    - Tránh nguy cơ béo phì và ngừa bệnh tiểu đường. Lượng calo tiêu hao cho vận động của bé rất cao, điều này sẽ làm giảm một lượng lớn cholesteron tồn tại trong cơ thể bé.

    - Bé nhận thức tốt hơn, nhanh hơn các bé bình thường không được vận động: Cơ thể khỏe mạnh, giúp bé ham tìm hiểu và tò mò với thế giới xung quanh. tinh thần của bé sảng khoái và minh mẫn hơn sau một giấc ngủ sâu và khả năng tiếp thu của bé cũng cao hơn.
    Quá nhiều tác dụng rồi còn gì nữa các mẹ nhỉ? vậy.....

    3- VÀ MỘT SỐ VẬN ĐỘNG CHO TRẺ - Các bài tập này nằm trong hệ thống bài tập cẩm nang của Giáo dục sớm online . Mong các mẹ tập xong thấy kết quả thì báo với mình để mình mừng nhé. Mình demo mỗi lứa tuổi 1 hoạt động nha.

    - Trẻ 1 và 2 tháng:

    Phản xạ bước đi - đây là phản xạ mà trẻ sơ sinh nào cũng có ngay khi vừa sinh ra. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng đưa tay vào nách bé, giữ tư thế đứng, sau đó hơi ngả về phía trước, sẽ thấy chân bé có động tác bước đi. Bạn cho bé bước 2-3 bước rồi nghỉ. Mỗi lần chơi với bé, bạn có thể làm vài lần. tập thường xuyên giúp cơ chân khỏe, giữ được phản xạ bước đi, sau này việc đi của bé sẽ tốt hơn.

    Nằm sấp ngẩng đầu: tương tự như phản xạ bước đi, ngay từ khi sinh ra, bé có thể ngẩng đầu được ít nhất 2,3 giây. Khi bạn cho bé tập thường xuyên, cơ cổ của bé nhanh cứng cáp, được luynej tập và làm tiền đề cho ham muốn được lẫy. Bởi thế giới của bé lúc đó là thế giới thực chứ không phải thế giới khi bé được ẵm ngửa (thế giới phẳng 2 chiều). ngoài ra việc bé nằm sấp cũng sẽ giúp hỗ trợ tiêu hoa cho trẻ Khi sinh ra hoặc nếu mẹ nào cẩn thận, khi bé rụng rốn mới bắt đầu làm, mẹ thường xuyên cho bé nằm sấp trên người mình. sao cho đầu của bé vừa khít ở giữa hai bầu vú mẹ. Khi mỏi bé có thể gục xuống mà không bị ngạt vì bé sẽ quay nghiêng đầu cho vừa. khuyến khích mẹ cởi cúc áo để thực hiện cho con da tiếp da

    - vừa giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn, vừa khiến con có cảm giác an toàn hơn với thế giớ xung quanh. Khuyến cáo: Hoạt động này chỉ nên thực hiện sau khi con ăn được ngoài 40p hoặc trước khi ăn khoảng 30p. Nếu là thực hiện sau khi ăn thì mẹ phải có động tác vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sau khi ăn nhé.

    - Trẻ 1-2-3-4-5-6... đến tận 1 tuổi tháng (hoạt động này thực hiện ngay cả tháng thứ 1 luôn nhé các mẹ)

    hoạt động massage (viết tắt là ms nhé) cho trẻ: mình xin mô tả các bước của massage nhé:

    Bước 1: Massaga nhuận tràng: mẹ dùng 2 tay vuốt dọc thân của bé từ nách xuống đến bụng, dùng tay phải xoa quanh vùng rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ từ 3 đến 4 vòng. sau đó tiếp tục vuốt nhẹ 2 bên thân rồi dùng tay trái làm như tay phải. Lặp lại nhiều lần nếu trẻ thấy thích.

    Bước 2: Kết hợp ms chân kết hợp tập cơ chân và nhuận tràng. Bạn dùng 2 tay vuốt dọc thân bé, đến khi xuống chân thì làm động tác nắn chân bé theo chiều dọc. Động tác này khiến bé đỡ mỏi chân nên thường bé sẽ duỗi ra theo nhịp ms của bạn. Tiếp đó làm động tác:giữ chân phải thẳng, co chân trái - Duỗi chân trái, giữ chân trái thẳng - co chân phải. thay phiên nhau tối thiểu 3 lần (ghi nhớ, động tác này làm chậm thôi nhé, đừng ép bé phải co theo, nếu chân bé cứng, bạn hãy thả lỏng và day khớp đầu gối cho bé trước khi làm) - tiếp theo là 2 chân cùng co, khi co chân bạn hơi ấn nhẹ vào bụng bé rồi duỗi ra. Làm tối thiểu 3 lần. Và cuối cùng là động tác đạp xe đạp. Bạn làm động tác từ chậm đến nhanh và không cố ép bé nếu bé cứng chân để chống lại.

    Bước 3: Ms các khớp có thể xoay tròn và các khớp nhỏ của bé: bạn dùng lòng bàn tay dựng đứng lên, áp vào lòng bàn chân, lòng bàn tay bé và nhẹ nhàng xoay nhẹ để khớp cổ tay và cổ chân thực hiện việc xoay vòng. ghi nhớ là nếu chân con không thả lỏng thì không cố xoay mà nên vuốt qua các khớp cho con để máu lưu thông tốt hơn nhé. Sau đó bạn vuốt từng ngón tay, ngón chân cho bé để bé nhận thức được tay và chân của bé đều có thể cử động

    Bước 4: Làm động tác mưa rơi (dùng ngón tay làm động tác đánh đàn) trên lưng, trên bụng, ngực của bé.

    Cuối cùng, bạn nên vừa ms vừa nói chuyện với bé hoặc hát một cách hào hứng để tăng thêm sự yêu thích của trẻ với bài tập này.

    Trẻ 2-3-4 tháng:

    Hoạt động tập lẫy: Khi bé đã có thể tự chuyển sang tư thế nằm nghiêng, bạn cho trẻ nắm vào ngón tay trỏ hoặc cái của bạn, và kéo bé lật sấp với động tác nhanh, gọn, dứt khoát. Chỉ vài lần, bé sẽ nhận thức được rằng bé có thể lẫy, và dùng lực cố gắng 1 lần. Cũng chỉ sau vài lần, bé sẽ bắt đầu nắm tay bạn chắc hơn để được lẫy và bé cũng ham muốn được lẫy nhiều hơn, cố gắng hơn khi tự tập lẫy.

    Trẻ 3-4-5 tháng: cho bé đạp vào các vật phát ra tiếng kêu như nilon, lật đật, đàn có phát ra tiếng khi đập vào nút. Bé thấy mình đạp phát ra tiếng kêu sẽ vô cùng thích thú và đạp tiếp. Hoạt động này giúp bé phát triển cơ chân và xúc giác da của chân.

    Trẻ 4-5-6 tháng: tập nhún nhảy. Chắc hẳn các mẹ sẽ thấy tầm tháng này bé thích bế vác và chân rất muốn bước phải không nào. Các mẹ chỉ cần nhấc bé lên, rồi lại đặt bé xuống, để chân bé chạm mặt đất, rồi lại nhấc lên. Bé sẽ xuất hiện lại được cảm giác chân sẽ chạm xuống đất và sau đó nhún chân, bật lên theo nhịp tập của mẹ. Điều này sẽ giúp bé hiểu được mình có thể đứng và bật được. Tập bài này hơi mệt một chút. nhưng mẹ nào có con tầm tuổi này mà cứ nhấc con lên là 2 chân lại xoắn vào nhau thì nên chú ý bài tập này để cải thiện tình trạng đứng của bé nhé.

    Hương Thu
     
    sunflower10 thích bài này.
  5. susubum

    susubum Gấu mẹ vĩ đại

    Tham gia:
    22/12/2010
    Bài viết:
    2,446
    Đã được thích:
    759
    Điểm thành tích:
    823

    Tặng các mẹ một clip về dạy màu và vận động tinh cho trẻ nhé
     
  6. susubum

    susubum Gấu mẹ vĩ đại

    Tham gia:
    22/12/2010
    Bài viết:
    2,446
    Đã được thích:
    759
    Điểm thành tích:
    823

    Mẹ nào lo lắng về vấn đề ngôn ngữ của con thì tham khảo nhé
     
  7. susubum

    susubum Gấu mẹ vĩ đại

    Tham gia:
    22/12/2010
    Bài viết:
    2,446
    Đã được thích:
    759
    Điểm thành tích:
    823
    Các mẹ tham khảo cách chơi bộ đồ chơi luồn dây nhé
     

Chia sẻ trang này