Kinh nghiệm: 10 Cách Giúp Bạn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Blog Finjobs, 10/8/2022.

  1. Blog Finjobs

    Blog Finjobs Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/7/2022
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Vậy là sau bao nhiêu cố gắng, bạn đã có được một đội ngũ nhân viên xuất sắc. Thế nhưng, làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên tiếp tục phát huy khả năng của mình? Hãy cùng Finjobs tìm hiểu những nhân tố tạo động lực lao động khác ngoài lương và phúc lợi qua bài viết sau nhé.

    Mục lục

    I. Dịch bệnh COVID đã dạy chúng ta điều gì về cách tạo động lực làm việc cho nhân viên
    I. Dịch bệnh COVID đã dạy chúng ta điều gì về cách tạo động lực làm việc cho nhân viên
    Theo một cuộc nghiên cứu trước khi đại dịch COVID 19 xảy ra, động lực từ bạn bè và cảm giác được công nhận bởi sếp và đồng nghiệp chiếm khoảng 20% và 13% các nhân tố tạo động lực cho nhân viên. Kết quả trên cho thấy, yếu tố lương và phúc lợi đã không còn là động lực làm việc chính của nhân viên.

    Thế nhưng, vấn đề đã thay đổi kể từ khi dịch COVID xuất hiện. Tình hình dịch bệnh căng thẳng đã làm ảnh hưởng đến cách làm việc tại các công ty, từ giãn cách xã hội cho đến các quy tắc phòng chống dịch bệnh.

    [​IMG]
    Kết quả cuộc nghiên cứu cách tạo động lực cho nhân viên.
    Mặt khác, dịch bệnh cũng đã dạy chúng ta bài học quan trọng về cách tạo động lực làm việc cho nhân viên, chẳng hạn:

    • Yếu tố an toàn nên được đặt lên hàng đầu: Dù cho bạn có đủ khẩu trang và nước rửa tay trang bị cho nhân viên. Hay thậm chí khuyến khích họ nghỉ phép ngay khi cảm thấy không khỏe – sự an toàn và khỏe mạnh của nhân viên nên được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
    • Đi cùng với đó là sự thấu cảm: Năm vừa qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mọi người. Vì thế, hãy dành thời gian trò chuyện và lắng nghe nhu cầu của nhân viên. Họ có thể cần thêm linh động thời gian hay nghỉ ngơi hoặc đang cần công ty hỗ trợ đấy.
    • Giao tiếp là chìa khóa thành công: Nếu doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn thay đổi, hãy thông báo với nhân viên của bạn. Bằng cách này, họ sẽ cảm thấy tin tưởng bạn và công ty khi luôn nhận được thông báo mới nhất từ văn phòng.
    -> Xem thêm: Cách Quản Lý Nhân Viên

    Vậy làm thế nào để áp dụng những điều này vào thực tế? Cùng Finjobs theo dõi tiếp nhé.

    II. 10 cách tạo động lực cho nhân viên nơi công sở:
    1. Biến doanh nghiệp trở thành một nơi thú vị, thoải mái
    Chẳng ai muốn làm việc trong một văn phòng tẻ nhạt từ 8h sáng đến 5h chiều mỗi ngày. Vì thế, hãy trang bị thêm không gian nghỉ ngơi, thư giãn dành cho nhân viên. Điều đó sẽ giúp người lao động cảm thấy thoải mái. Từ đó, năng suất công việc cũng được cải thiện.

    [​IMG]
    Biến doanh nghiệp trở thành một nơi thú vị, thoải mái.
    Bước đầu tiên bạn cần làm đó là đảm bảo mọi đồ nội thất trong công ty luôn ngăn nắp và hiện đại nhất. Bạn cũng không cần phải tiêu tốn quá nhiều chi phí để thay đổi toàn bộ cơ sở vật chất. Bạn chỉ cần giữ cho mọi thứ sạch sẽ và đẹp mắt. Hãy thử sơn quét lại những bức tường cũ hoặc chọn những món đồ nội thất thú vị tại các trang mạng điện tử. Tất cả những điều nhỏ bé này sẽ khiến văn phòng trở nên thú vị hơn nhiều đối với nhân viên.

    2. Trở thành một cấp trên trung thực, đáng kính trọng
    Điều này ban đầu nghe có vẻ không cần thiết. Nhưng một người cấp trên không tốt là một trong những lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc. Những đức tính như trung thực, hay giúp đỡ,… sẽ là nền tảng giúp bạn thu phục nhân tài.

    Nếu bạn mới được thăng chức làm quản lý và vẫn chưa quen với công việc của bản thân, bạn nên đọc một số cuốn sách về chủ đề quản lý nhân sự hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm.

    3. Chính sách khen thưởng
    Nhân viên sẽ chấp nhận ở lại công ty nếu như họ có lý do chính đáng. Vì thế, nếu bạn muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên, bạn có thể bắt đầu xây dựng một chính sách phúc lợi đặc biệt.

    [​IMG]
    Chính sách khen thưởng.
    Sau đây là một vài gợi ý bạn có thể xem xét:

    • Một khoản tiền thưởng
    • Gói chăm sóc sức khỏe
    • Các chương trình đào tạo liên quan đến ngành nghề
    Nếu mọi người biết phần thưởng của mình là gì, họ thường có 2 lựa chọn 1) hoàn thành tốt công việc của mình và 2) ở lại để xem diễn biến mọi việc.

    4. Cơ hội phát triển.
    Nếu doanh nghiệp của bạn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, hãy cho nhân viên cơ hội để phát triển cùng với công ty. Đây sẽ là một động lực to lớn đối với họ. Thế nhưng, điều kiện cần đó là họ cần phải cảm thấy được tin tưởng và tôn trọng cho công việc của bản thân.

    Nếu bạn quyết định mở rộng chi nhánh, hãy suy xét xem những nhân viên nào sẽ thích hợp với vai trò quản lý. Cá nhân nào luôn hoàn thành tốt công việc với sự sáng tạo, bạn có thể khuyến khích họ nhận vị trí quản lý này. Khi bạn trao cơ hội cho những người xuất sắc nhất, điều đó sẽ thay đổi suy nghĩ của họ từ việc đây chỉ là một công việc thành đây có thể là sự nghiệp cả đời của mình.

    5. Chia sẻ phản hồi tích cực.
    Thật tuyệt khi bạn hoàn thành công việc của mình. Trên thực tế, đây được xem là một trong những yếu tố khiến bạn cảm thấy thỏa mãn với công việc. Yếu tố này có thể xuất phát từ nhiều điểm – từ việc biết pha một tách cà phê ngon cho đến việc khiến khách hàng hài lòng. Nếu khách hàng đánh giá cao những điều này, hãy nhớ chia sẻ phản hồi đó với nhân viên của bạn.

    [​IMG]
    Chia sẻ phản hồi tích cực.
    Tại sao bạn không thử làm điều này trong các buổi họp hàng tuần. Chia sẻ tất cả các phản hồi tích cực hoặc khuyến khích nhân viên là một điều quan trọng. Điều đó sẽ khiến họ cảm thấy hài lòng – và mang lại kết nối sâu sắc hơn với doanh nghiệp của bạn.

    6. Luôn minh bạch.
    Nắm rõ tình hình kinh doanh sẽ khiến nhân viên có xu hướng đầu tư nhiều hơn. Bạn có thể gửi báo cáo hàng tuần hoặc hàng tháng – hoặc thậm chí chia sẻ thông tin về số lượng khách hàng truy cập vào website của bạn.

    Việc có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu này không chỉ khiến nhân viên của bạn cảm thấy họ là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Mà điều đó còn giúp chỉ ra những công việc cần được cải thiện hơn.

    7. Lịch làm việc linh hoạt.
    Ngày nay, công nghệ đã thay đổi cách thức hoạt động cũng như lịch làm việc của doanh nghiệp. Đặc biệt sau hai năm vừa qua, làm việc tại nhà đã trở thành một điều bình thường. Vào năm 2021, gần 4 triệu nhân viên tại Vương quốc Anh đã được hưởng chế độ giờ làm việc linh hoạt.

    [​IMG]
    Lịch làm việc linh hoạt.
    Nếu như doanh nghiệp của bạn cho phép điều này, đây sẽ là một trong những yếu tố khiến bạn trở thành một nhà tuyển dụng có sức hút. Vì vậy, cho dù bạn có cung cấp chính sách làm việc tại nhà hay thời gian linh hoạt hay không, bạn cũng nên cố gắng cung cấp nhiều sự lựa chọn nếu muốn thu hút nhân tài hàng đầu về công ty.

    8. Đồ ăn vặt tại văn phòng.
    Những món ăn có phải là chìa khóa để giữ chân nhân viên không? Có thể. Bởi vì chẳng ai có thể hoàn thành tốt công việc với chiếc bụng đói. Một bữa ăn nhẹ vào giữa buổi chiều hoặc một vài món snack có thể thúc đẩy năng lượng và tâm trạng của nhân viên. Điều đó thậm chí sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn trong suốt cả ngày.

    Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc có đồ ăn miễn phí trong văn phòng sẽ làm tăng mức độ hạnh phúc của nhân viên lên 11%. Ngoài ra, theo khảo sát, 60% nhân viên cho rằng bữa ăn và đồ ăn nhẹ trong văn phòng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phúc lợi. Điều đó có nghĩa: Khi cấp trên chú ý đến nhu cầu này, nhân viên sẽ cảm thấy cấp trên thật sự quan tâm đến họ – chứ không chỉ để tâm đến những gì nhân viên có thể làm cho công ty.

    9. Công nhận cống hiến của nhân viên.
    Đôi khi tất cả những gì cấp dưới của bạn muốn là sự công nhận khi họ hoàn thành tốt công việc. Nếu nhân viên đã dành rất nhiều thời gian cho dự án, hoặc họ đã nỗ lực hết mình để giúp đỡ đồng nghiệp, đừng ngần ngại khen ngợi họ. Đó không chỉ đơn giản là hành động mà đây còn là nguyên tắc quan trọng: Nếu một người cảm thấy nỗ lực của họ được đánh giá cao, họ sẽ cảm thấy bị thôi thúc để tiếp tục chăm chỉ làm việc.

    [​IMG]
    Công nhận cống hiến của nhân viên.
    Các tổ chức có chính sách khen thưởng sẽ làm tăng mức độ gắn kết, năng suất của nhân viên lên 14% và giảm tỉ lệ nhân viên nhảy việc tới 31%. Vì vậy, bạn có thể trực tiếp cảm ơn họ công khai hoặc một lời cảm ơn trong email miễn là bạn ghi nhận sự cống hiến của cấp dưới.

    Có những nhân viên tuyệt vời đã từng làm việc tại công ty của bạn một thời gian là điểm cộng to lớn. Việc giữ cho nhân viên luôn có động lực làm việc, đặc biệt trong thời điểm khó khăn như hiện nay là một phần quan trọng góp phần tạo nên thành công cho công ty. Những nhân viên lâu năm sẽ nắm rõ cách công ty vận hành và họ cũng chính là nhân tố tạo nên văn hóa công ty bạn thú vị hơn.

    10. Đáp ứng nhu cầu của nhân viên.
    Điều cuối cùng, thay vì tìm cách tạo động lực cho nhân viên, hãy thử trực tiếp ngồi xuống và tìm hiểu nhu cầu cấp dưới của bạn. Điều gì là yếu tố quan trọng nhất đối với họ? Nếu bạn có thể tìm ra mấu chốt vấn đề, đây có thể là điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho nhân viên và cấp dưới của mình.

    Bài viết trên là 10 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên. Finsider Finjobs hy vọng qua bài chia sẻ trên, bạn sẽ tìm được cách phù hợp để thúc đẩy nhân viên của mình. Nếu bạn vẫn đang tìm ứng cử viên phù hợp trong nhóm, hãy truy cập vào website nền tảng tuyển dụng tài chính Finjobs để tìm hiểu nhé.

    Xem thêm:

    Tags: cách quản lý nhân viên, phương pháp tuyển dụng, Quản Lý Nhân Viên, tạo động lực cho nhân viên, tạo động lực làm việc cho nhân viên, thu hút nhân tài
    Nguồn: https://blog.finjobs.vn/cach-tao-dong-luc-lam-viec-cho-nhan-vien/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Blog Finjobs
    Đang tải...


Chia sẻ trang này