Kinh nghiệm: 10 Lưu Ý An Toàn Cho Trẻ Nhỏ Trong Mùa Hè (phần 1)

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi tancuong2017, 30/4/2017.

  1. tancuong2017

    tancuong2017 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/4/2017
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh liên quan đến nhiệt độ
    Khi cơ thể được nạp đầy đủ lượng nước cần thiết trong thời tiết nắng nóng sẽ giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh trong mùa nóng. Vì vậy hãy luôn mang theo nước hoặc đồ uống thể thao để bổ sung muối khoáng thiết yếu và cố gắng ở trong bóng mát hay điều kiện máy lạnh vào thời điểm nóng nhất trong ngày.Cho bé một phòng điều hòa riêng với nhiệt độ hợp lý là tốt nhất

    Những dấu hiệu kiệt sức vì nóng có thể bao gồm cảm giác khát nước, mệt mỏi, chuột rút và co thắt vùng bụng. Nếu không chữa trị kịp, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành sốc nhiệt.

    Sốc nhiệt là tình trạng khá nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm: chóng mặt, khó thở, đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, rối loạn và thay đổi huyết áp. Da có thể bị đỏ, cảm thấy nóng và khô nhưng không đổ mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 40 độ C hoặc cao hơn và khi nó trở nên nghiêm trọng hơn thì nguy cơ tổn thương các cơ quan nội tạng (gan, thận và não) cũng sẽ tăng lên.

    Trẻ em dễ bị bệnh do nhiệt hơn người lớn bởi vì hệ thống thần kinh trung ương của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Các hoạt động khiến trẻ phải gắng sức và mất nước sẽ gây khó khăn cho các cơ quan của trẻ để có thể điều chỉnh thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch và các loại thuốc như thuốc kháng histamin cũng sẽ làm tăng thêm rủi ro. Trẻ em cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về nhiệt nếu chúng ở trong một chiếc xe hơi nóng ngay cả khi cửa sổ xe được mở và thậm chí nếu trẻ chỉ ở trong xe có một vài phút. Do đó, không bao giờ để trẻ em trong xe hơi mà không có sự giám sát của người lớn.

    Mất nước
    Bạn có biết rằng khi bạn cảm thấy khát nghĩa là bạn đã bị mất nước nhẹ rồi không? Dấu hiệu khát như một lời nhắc nhở để bạn kịp nạp thêm nước trước khi cơ thể bạn có nguy cơ bị mất nước. Vì vậy, để tránh cho con của bạn rơi vào tình trạng này, bạn cần để ý đến những dấu hiệu mất nước ở trẻ em như sau:
    • Chóng mặt
    • Miệng khô
    • Ngừng hoặc rất ít đổ mồ hôi
    • Khó chịu
    • Ngủ lịm
    • Mệt mỏi
    • Nước tiểu màu vàng đậm
    • Tiểu ít trong 12 giờ (Hoặc 6 giờ đối với trẻ sơ sinh)
    • Khóc không có nước mắt (Trừ khi trẻ bị tắc tuyến lệ)
    • Mắt trũng

    Cần giúp trẻ tránh bị mất nước bằng cách cho bé uống nước thường xuyên suốt cả ngày. Nếu bé đang chơi thể thao thì cứ 20 phút uống nước một lần. Nước và đồ uống thể thao, loại đồ uống có chất điện giải, là những lựa chọn tốt nhất cho trẻ em có khả năng mất nước. Cuối cùng, nhớ tránh nước ngọt, nước trái cây và các loại nước tương tự khác.

    Cháy nắng
    Khi bị cháy nắng phồng rộp, trẻ em sẽ có nguy cơ phát triễn các khối u ác tính cao gấp 2 lần người lớn.

    Bất kể tuổi tác và loại da (dễ hay khó bắt nắng), người lớn và trẻ em đều nên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da khỏi hai tia UVA và UVB, ngay cả trong mùa đông hay ngày nhiều mây. Bạn nên chọn kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 30 và thoa kem từ 15 đến 30 phút trước khi đi ra ngoài.

    Khi sử dụng kem chống nắng, bạn nên xoa đều khắp vùng da tiếp xúc với nắng và nếu bạn đang sử dụng cả kem chống nắng và thuốc chống côn trùng, thoa kem chống nắng trước tiên. (còn tiếp)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tancuong2017
    Đang tải...


Chia sẻ trang này