10 Lý Do Để Xây Dựng Chiến Lược Marketing Online

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi chuson071094, 23/12/2015.

  1. chuson071094

    chuson071094 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/3/2015
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trong một báo cáo về kết quả thăm dò về tình trạng của các ứng dụng marketing trực tuyến của các doanh nghiệp trên toàn thế giới từ năm 2012 đến năm 2015. Những số liệu kết quả cho thấy có tớ 2/3 doanh nghiệp thực hiện marketing online mà không có một kế hoạch. Trong số đố có tới 50% câu trả lời được các chủ doanh nghiệp chọn là không có áp dụng bất cứ chiến lược nào về mạng truyền thông marketing online một cách cụ thể.



    Những ứng dụng quảng cáo trực tuyến ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng mạnh mẽ tại Việt Nam, nhiều công ty tham gia vào việc quảng bá trên các phương tiện truyền thông như mạng xã hội Facebook, chạy Google Adword, Email marketing... nhưng chưa có một định hướng rõ ràng cho một chiến lược marketing online một cách tổng thể.

    Thực tế doanh nghiệp áp dụng các ứng dụng tiếp thị trực tuyến mà không có một chiến lược là rất phổ biến ở Việt Nam cho biết. Ít nhất trong vài năm tới tình trạng này sẽ chưa được cải thiện triệt để bởi số lượng các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này còn rất ít. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam vẫn được kết quả thực tế khi họ thực hiện các chiến dịch tiếp thị email, pr, quảng cáo Facebook... và không mong đợi gì bất cứ điều gì khác hơn là bán được hàng. Nhưng tôi chắc chắn rằng họ sẽ mất rất nhiều cơ hội hoặc đang mắc phải những thách thức khác.

    10 lý do để doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược marketing online

    1. Thị phần kinh doanh rơi vào tay đối thủ
    Nhiều doanh nghiệp tin rằng càng chi tiêu tiền trên quảng cáo Google AdWords, Facebook, quảng cáo rao vặt trên các diễn đàn, quảng cáo Coc Coc, email tiếp thị... là đang thực hiện một chiến lược marketing online. Chiến lược tiếp thị trực tuyến là một giải pháp toàn diện cho tiếp thị và không chỉ đơn thuần là chương trình khuyến mãi và quảng cáo trực tuyến.

    2. Sử dụng nhiều thời gian và tài chính một cách lãng phí
    Ngay cả khi doanh nghiệp không có các nguồn lực có thể bị lãng phí. Đây điều đặc biệt đúng cho các công ty vừa và lớn, nơi bạn nhìn thấy nhân viên tiếp thị thực hiện các hoạt động tiếp thị trực tuyến và họ lặp lại giống hệt nhau. Tiếp thị không tạo ra một đột phá phát triển nhất định mà còn tiêu thụ một lượng ngân sách tương đối lớn.

    3. Thiếu tính linh hoạt với nhu cầu mới và xu hướng mới
    Chỉ khi các doanh nghiệp biết những gì họ đang làm và quản trị tốt thì lúc đó doanh nghiệp có thể có đủ thời gian nghiên cứu và thử nghiệm các hình thức mới của tiếp thị trực tuyến hiệu quả hơn. Để lãnh đạo tốt các chủ doanh nghiệp cần nhiều sáng tạo, nhiều tính linh hoạt và sẵn sàng thử nghiệm.

    4. Doanh nghiệp sẽ thiếu vị thế trong cạnh tranh marketing online
    Một khách hàng tiềm năng trực tuyến được xác định thuộc nhóm đối tượng hiểu về sản phẩm và doanh nghiệp, họ tin tưởng các sản phẩm và lòng trung thành với doanh nghiệp. Để làm điều này, các doanh nghiệp phải có giá trị thật sự, có một ưu thế so với đối thủ trong cạnh tranh trực tuyến trong lĩnh vực tương tự.

    5. Không nắm rõ thị phần Online
    Chất lượng cho các dịch vụ trực tuyến có thể bị khách hàng đánh giá thấp nếu không có kế hoặc cụ thể để nghiên cứu những vấn đề này thì dễ dẫn đến không nắm rõ thị trường trường online của mình. Cơ sở dữ liệu khách hàng, hành vi, đối thủ sẽ không có câu trả lời chính xác khi các doanh nghiệp không có một chiến lược tiếp thị trực tuyến.

    6. Không nhận được sự cam kết từ doanh nghiệp
    Thương mại điện tử là thường không có độ mềm dẽo và rất khô khang đặc biệt thiếu tính cam kết, nhưng đây thật sự một công cụ tuyệt vời để quảng bá và bán sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp cần phải linh hoạt kết hợp tất cả các hoạt động tiếp thị trực tuyến và gián tuyến (offline) để tăng tính tương tác làm cho các giá trị cam kết ngày càng uy tín tới khách hàng.

    7. Kinh doanh không nắm rõ nhu cầu của khách hàng online
    Đa số các quản trị viên đều có các công cụ hộ trợ trong việc thống kê số liệu từ Google Analytics, nhưng đây chỉ ở mức báo cáo số liệu thiếu đi tính tương tác với người dùng để nắm bắt được mong muốn cũng như nhu cầu từ phía khách hàng. Giải quyết cho bài toán đó nhiều doanh nghiệp áp dụng công cụ "chat" trực tuyến nhằm tiếp cận tư vấn tốt nhất cho các khách hàng lâu năm cũng như các khách hàng tiềm năng quan tâm đến dịch vụ, tích cự tham gia các hoạt động trên mạng xã hội để thấu hiểu khách hàng một cách tốt nhất.

    8. Kinh doanh dễ dàng mất phương hướng trong tiếp thị trực tuyến
    Công ty không có một chiến lược tiếp thị trực tuyến sẽ không có các mục tiêu chiến lược rõ ràng cho những gì họ muốn đạt được ở môi trường kinh doanh trực tuyến. Ví dụ như doanh nghiệp muốn tăng bao nhiêu khách hàng và làm sao để xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, cho nên một doanh nghiệp không có một chiến lược cụ thể thì sẽ không biết cần đầu tư bao nhiêu tài chính cũng như nhân lực để đạt được.

    9. Không xác định được nhân lực cũng như ngân sách cho chiến dịch Marketing Online
    Như đã đề cập ở trên, nếu không có chiến lược tiếp thị rõ ràng chúng tôi thực sự không biết những gì bạn đang làm, bao nhiêu người và bao nhiêu tiền để thực hiện tiếp thị trực tuyến.

    10. Không có cơ sở để tối ưu hóa tiếp thị trực tuyến
    Nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ rằng tiếp thị trực tuyến được đặt trên các trang web hàng đầu như Google và xem như đã hoàn tất công việc marketing online. Trong thực tế, để đạt được hiệu quả trong chiến lược tiếp thị trực tuyến thì cần có một nguồn đầu tư lớn để giữ được vị trí và tăng giá trị mỗi khách hàng truy cập vào để thành khách hàng tiềm năng và mua sản phẩm, đặc biệt là tính lang truyền cho những khách hàng khác là người thân hoặc bạn bè của họ. Trên tất cả là vẫn còn doanh nghiệp định vị thương hiệu và cải thiện doanh số bán hàng
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chuson071094
    Đang tải...


Chia sẻ trang này