Kinh nghiệm: 3 Cách Chữa Đái Rắt Hiệu Quả Không Phải Ai Cũng Biết

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi bibotot123, 3/11/2021.

  1. bibotot123

    bibotot123 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/1/2018
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Đái rắt (tiểu rắt) là tình trạng rất phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Tuy nhiên, vì tính chất nhạy cảm của triệu chứng nên nhiều người còn e dè, không điều trị từ sớm, dẫn đến để lại hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về cách chữa đái rắt an toàn, hiệu quả.

    Đọc thêm: Hay bị tiểu rắt là bệnh gì?

    [​IMG]

    1. Nguyên nhân gây ra đái rắt
    Đái rắt có thể là biểu hiện của bệnh lý
    Để hiểu và áp dụng được các cách điều trị tiểu rắt, trước tiên bạn cần nắm rõ được nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng tiểu rắt. Theo các bác sĩ chuyên khoa thận - tiết niệu, tiểu rắt chủ yếu bắt nguồn từ một bệnh lý nguyên phát, có thể là: bệnh lý hệ tiết niệu, bệnh lý nam khoa và bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Cụ thể:

    Bệnh lý hệ tiết niệu

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

    Nhiễm trùng đường tiết niệu được cho là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tiểu rắt. Bệnh gây ra bới các tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, ngoài ra còn có virus và nấm. Chúng xâm nhập vào các cơ quan trong hệ tiết niệu, bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và gây ra nhiễm trùng. Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới.

    Ngoài triệu chứng thường gặp là tiểu rắt, bệnh nhân bị nhiễm trùng đường niệu còn có thể xuất hiện những biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng như:
    • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi.
    • Nước tiểu có màu vàng đục, mùi hôi, đôi khi có thể lẫn máu mủ.
    • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
    Sỏi đường tiết niệu

    [​IMG]

    Sỏi ở đường tiết niệu chính là những khối canxi oxalate được kết tinh và tích tụ trong nước tiểu. Sỏi có thể xuất hiện ở thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản, thậm chí chúng có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác như từ thận di chuyển đến niệu đạo. Sỏi niệu chính là dị vật cản trở đường dẫn nước tiểu, khiến bệnh nhân thường xuyên tiểu không hết bãi và đi tiểu nhiều lần trong ngày.

    Ngoài ra, bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu có thể gặp triệu chứng đặc trưng: bụng dưới đau âm ỉ, không có tư thế nào giúp người bệnh cảm thấy đỡ đau.

    Bàng quang tăng hoạt

    Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng bàng quang co thắt không kiểm soát kèm theo cơ sàn chậu suy yếu, gây ra tình trạng bệnh nhân thường xuyên tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ và có thể kèm theo tiểu rắt. Bệnh phổ biến ở đối tượng người cao tuổi.
    Viêm bàng quang kẽ

    Đến nay, nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ vẫn chưa được xác định chính xác. Ở người bình thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, não bộ sẽ được báo hiệu và thôi thúc cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, ở bệnh nhân viêm bàng quang kẽ, tín hiệu này bị lẫn lộn khiến họ buồn tiểu ngay cả khi bàng quang chứa ít nước tiểu.

    Ngoài biểu hiện tiểu nhiều, tiểu rắt, bệnh còn đặc trưng bởi triệu chứng đau vùng chậu với các mức độ từ âm ỉ đến dữ dội.

    Ung thư bàng quang

    Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng không thể loại trừ khả năng tiểu rắt gây ra bởi ung thư bàng quang. Do các khối u ác tính chèn ép vào niệu đạo nên bệnh nhân ung thư bàng quang hay buồn tiểu và phải đi tiểu dù lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, kèm theo đó là cảm giác bứt rứt do tiểu không hết bãi.

    Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện nghiêm trọng khác như: đái ra máu toàn bãi, nước tiểu chứa máu cục.

    Bệnh lý nam khoa

    Phì đại tuyến tiền liệt [​IMG]


    Ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt sẽ tăng sinh lành tính bất thường và chèn ép, gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo. Do đó, bệnh nhân thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều, tiểu ngắt quãng, tiểu rắt. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới đã bước vào độ tuổi trung niên.

    Viêm tuyến tiền liệt

    Viêm tuyến tiền liệt cũng là một bệnh phổ biến ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh thường thứ phát sau viêm mào tinh hoàn hoặc viêm niệu đạo. Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt thường gặp tình trạng: tiểu rắt, tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, kèm theo đau nhiều ở vùng bẹn.

    Bệnh lý rối loạn chuyển hóa

    Đái tháo đường

    Đái tháo đường có thể gây biến chứng lên thần kinh khiến bệnh nhân mất kiểm soát hoạt động bàng quang, dẫn đến tình trạng thường xuyên tiểu gấp, tiểu nhiều lần và có thể kèm theo tiểu rắt. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như khát nước, sụt cân và khô da.

    Nguyên nhân không do bệnh lý
    Ngoài ra, tình trạng tiểu rắt tạm thời, mức độ nhẹ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: các thói quen thiếu khoa học, tình trạng sinh lý của cơ thể:

    • Uống thuốc lợi tiểu (trong điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp) vào buổi tối.
    • Uống nhiều đồ uống có chất kích thích gây lợi tiểu như rượu bia, cà phê.
    • Mất ngủ, căng thẳng thần kinh, stress khiến tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt.
    • Mang thai: thai nhi phát triển và gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo khiến thai phụ thường xuyên tiểu nhiều, tiểu rắt.
    Tình trạng tiểu rắt do những nguyên nhân không do bệnh lý thường không quá nghiêm trọng và dễ dàng khắc phục khi tình trạng sinh lý cơ thể thay đổi cũng như chấm dứt các thói quen bất lợi với cơ thể.

    2. 3 cách chữa trị đái rắt hiệu quả
    Mẹo dân gian đẩy lùi triệu chứng đái rắt hiệu quả
    Từ xa xưa, ông bà ta đã biết tận dụng những món quà thiên nhiên ban tặng để tạo nên các bài thuốc điều trị tiểu rắt. Các bài thuốc dân gian này đều sử dụng những cây cỏ vô cùng quen thuộc, gần gũi mà bạn có thể không ngờ đến:

    Rau mồng tơi

    [​IMG]

    Rau mồng tơi hẳn không hề xa lạ gì với các bữa ăn của người Việt. Ngoài món canh mồng tơi đượm vị ngọt, mát, rau mồng tơi còn được dùng để tăng nhuận tràng và chữa tiểu rắt, tiểu buốt rất hiệu quả.

    Cách thực hiện vô cùng đơn giản: bạn chỉ cần giã mồng tơi lấy nước cốt và đun sôi, để nguội rồi uống. Nếu không thể chịu được mùi nước cốt, bạn có thể sắc mồng tơi và uống như trà hàng ngày.

    Bí xanh

    [​IMG]

    Bí xanh cũng là một loại thực phẩm quen thuộc và dễ kiếm. Ngoài công dụng giúp thanh nhiệt cơ thể, bí xanh còn có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi triệu chứng tiểu rắt. Người bệnh có thể gọt vỏ, ép lấy nước rồi hòa tan một chút muối vào nước ép bí xanh và uống. So với nước cốt mồng tơi thì nước ép bí xanh thường được cảm nhận là thơm ngon và dễ uống hơn.

    Nếu ngại làm nước ép hoặc không chịu được vị nước ép bí xanh thì bạn có thể luộc ăn và uống nước bí luộc, tuy nhiên cách làm này sẽ kém hiệu quả hơn uống nước ép tươi.

    Râu ngô

    [​IMG]

    Râu ngô được biết đến như một loại thảo dược bình dân mà giá trị vô cùng bởi vô số những lợi ích cho sức khỏe mà nó đem lại. Trong đó, những công dụng được biết đến nhiều nhất của râu ngô chính là điều trị tiểu rắt, viêm bàng quang, viêm thận, tán tỏi tiết niệu.

    Bài thuốc với râu ngô thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch rồi luộc râu ngô với nước, để sôi 10 phút trước khi tắt bếp. Nước râu ngô ngọt thanh, thơm ngon, dễ uống, cách làm lại đơn giản, tuy nhiên tác dụng đẩy lùi tiểu rắt của nó thì vô cùng hiệu quả, không thể xem thường.

    Những bài thuốc dân gian trên đều có ưu điểm là nguyên liệu thân thuộc, dễ kiếm và an toàn với sức khỏe, tuy nhiên người bệnh cần cân nhắc kỹ những điều sau trước khi áp dụng:
    • Các mẹo dân gian trên thường chỉ giúp làm giảm triệu chứng đái rắt chứ không giải quyết triệt để gốc rễ nguyên nhân gây ra đái rắt. Do đó, tình trạng đái rắt rất dễ tái phát.
    • Hiệu quả trị tiểu rắt khó dự đoán do mức độ đáp ứng của mỗi người với cùng một bài thuốc là khác nhau, có người hợp, có người lại không hợp.
    • Các bài thuốc trên phải thực hiện trong một thời gian dài thì mới đem lại kết quả. Tuy nhiên, vì sự lách cách, tốn thời gian mỗi khi chuẩn bị nên bệnh nhân thường khó kiên trì và dễ bỏ cuộc.
    • Phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với bệnh nhân tiểu rắt mức độ nhẹ. Khi triệu chứng tiểu rắt trở nên nặng hơn thì các mẹo trên không còn phát huy tác dụng, bạn chỉ nên sử dụng nó như một biện pháp hỗ trợ.
    Chữa tiểu rắt bằng thuốc Tây y
    Các thuốc Tây y sẽ được phối hợp để vừa làm giảm triệu chứng tiểu rắt, vừa điều trị gốc rễ bệnh lý gây ra triệu chứng tiểu rắt. Tùy vào mỗi nguyên nhân bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê những thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân.

    [​IMG]

    Nhiễm trùng đường tiết niệu

    Trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, thông qua một số xét nghiệm để xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh hoặc dựa vào tình hình dịch tễ của địa phương, bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh đồ phù hợp với bệnh nhân. Một số kháng sinh phổ biến trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu hiện nay phải kể đến: kháng sinh nhóm cephalosporin như Zinnat, kháng sinh Trimethoprim sulfamethoxazole.

    Nhiễm trùng bắt nguồn từ nguyên nhân là nấm thường hiếm gặp, trong trường hợp này bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc chống nấm như Fluconazol, Itraconazol.

    Bàng quang tăng hoạt

    Thuốc kháng muscarinics như darifenacin, fesoterodine có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bằng quang tăng hoạt nhờ cơ chế làm giảm co bóp của cơ chóp bàng quang. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng bất lợi cho người bệnh như: khô miệng, khó tiêu, táo bón, nóng mặt, nhịp tim nhanh.

    Viêm bàng quang kẽ

    Viêm bàng quang kẽ đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác nên việc điều trị tập trung vào làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân được điều trị bằng phối hợp các thuốc: thuốc Nsaids giúp giảm đau, chống viêm; thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng thư giãn bàng quang và thuốc kháng histamin làm giảm cảm giác kích thích buồn tiểu, giảm số lần đi tiểu.

    Đái tháo đường

    Bệnh nhân đái tháo đường sẽ được điều trị bằng các thuốc làm giảm glucose máu phù hợp, tùy mức độ bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Thuốc đầu tay trong điều trị đái tháo đường hiện nay là metformin, bên cạnh đó, các thuốc nhóm sulfonylurea cũng được chỉ định rất phổ biến.

    Việc điều trị đái rắt bằng thuốc Tây y đem lại những lợi ích dễ thấy:
    • Điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra tiểu rắt.
    • Hiệu quả thuốc thường phát huy nhanh, có thể điều trị tiểu rắt các mức độ từ nhẹ đến nặng.
    • Bệnh nhân chủ yếu dùng thuốc đường uống nên cảm thấy rất đơn giản, thuận tiện, dễ tuân thủ.
    Tuy nhiên, bên cạnh đó thuốc Tây y cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ:
    • Thuốc Tây y có rất nhiều tác dụng phụ bất lợi. Tuy lợi ích điều trị lớn nhưng nguy cơ chúng đem lại cũng không phải là nhỏ. Do đó, trước khi sử dụng, bệnh nhân cần được tư vấn và cân nhắc kỹ để có được phương án điều trị tốt nhất.
    • Khi dùng thuốc tây y, một sai lầm nhỏ có thể gây ra hậu quả lớn. Việc sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bạn.
    Điều trị tiểu rắt bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa
    Khi tiểu rắt bằng nguồn từ các nguyên nhân như sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, có thể bệnh nhân sẽ cần can thiệp các phẫu thuật loại bỏ sỏi, khối u thì triệu chứng tiểu rắt mới có thể đẩy lui. Các biện pháp ngoại khoa này chỉ được áp dụng khi bệnh lý của bệnh nhân đã nghiêm trọng và việc điều trị bằng thuốc đã thất bại.

    Hầu hết các bệnh nhân sau khi can thiệp ngoại khoa đều điều trị thành công triệu chứng tiểu rắt. Tuy nhiên, thực tế luôn có một xác suất cuộc phẫu thuật diễn ra không thành công. Khi đó thì không chỉ không đạt được mục tiêu điều trị mà đến sức khỏe của bệnh nhân cũng bị đe dọa. Bên cạnh đó, những can thiệp có thể gây ra đau đớn lâu dài, dai dẳng cho người bệnh sau này.

    Tham khảo: Top 8 cách chữa tiểu rắt tại nhà

    3. Một số biện pháp hỗ trợ đẩy lùi tiểu rắt
    Lưu ý chung khi điều trị tiểu rắt

    [​IMG]

    Để hỗ trợ các biện pháp điều trị tiểu rắt phát huy hiệu quả tốt nhất cũng như giúp triệu chứng tiểu rắt sớm chấm dứt, không tái phát, bạn cần lưu ý những điều sau:
    • Uống đủ 2 lít nước trong ngày để đảm bảo bàng quang hoạt động bình thường, không uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
    • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh nhiễm trùng niệu đạo.
    • Tránh tiêu thụ những thực phẩm kích thích lợi tiểu như cà phê, trà, rượu bia,…
    • Luyện tập cho bàng quang: cố gắng kéo dài khoảng cách giữa những lần đi tiểu để tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang, tập thói quen đi tiểu vào những thời điểm nhất định trong ngày.
    • Dành đủ thời gian cho mỗi lần đi tiểu để đảm bảo tống hết nước tiểu ra ngoài.
    • Tập luyện để tăng sức khỏe cơ sàn chậu (cơ nâng đỡ bàng quang và kiểm soát đường ra của niệu đạo) bằng bài tập Kegel.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bibotot123
    Đang tải...


Chia sẻ trang này