Chốc là căn bệnh chung của hàng trăm triệu trẻ em trên toàn thế giới. Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học, chốc đã không còn là vấn đề gây đau đầu. Hãy cùng tìm hiểu các nhóm thuốc chữa bệnh chốc ở trẻ em an toàn - hiệu quả qua bài viết dưới đây. 1. Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc điều trị bệnh chốc Chốc lở gây ra chủ yếu do tụ cầu vàng và liên cầu. Vì vậy, để điều trị triệt để loại bệnh này, tránh nguy cơ tái phát, nguyên tắc chung là phải loại bỏ hết vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, điều trị triệu chứng nếu có. Sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Sử dụng thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của người bệnh. Sử dụng các dung dịch kháng khuẩn phù hợp để rửa vết thương. 2. Nhóm thuốc chữa bệnh chốc ở trẻ em an toàn - hiệu quả Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi đưa ra cho bạn đọc 3 nhóm thuốc chữa bệnh chốc ở trẻ em an toàn - hiệu quả đó là: Thuốc kháng sinh Chốc là bệnh do vi khuẩn gây ra nên việc sử dụng kháng sinh điều trị là điều cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Tùy theo từng mức độ, thể trạng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định theo đường dùng khác nhau. Thông thường, mức độ nhẹ sẽ dùng kháng sinh bôi tại chỗ. Khi tổn thương do chốc gây ra quá nặng và lan ra toàn thân, trẻ phải được dùng kháng sinh theo đường uống hoặc tiêm. Một số kháng sinh thường dùng để điều trị chốc cho trẻ là: Kháng sinh tại chỗ: acid fucidic, erythromycin,... Kháng sinh toàn thân: Cephalexin: 25 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống Docloxacin: 12 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống Clindamycin: 10-20mg/kg/ngày chia ba lần, uống Amoxicillin/ clavulanic: 25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống Kháng sinh được dùng theo liệu trình ít nhất từ 5 - 7 ngày và phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. Thuốc giảm ngứa Ngứa là triệu chứng khó tránh khỏi khi trẻ bị chốc. Đó là kết quả của phản ứng miễn dịch tự nhiên trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Cơ thể sẽ sản xuất ra các chất trung gian hóa học như histamine, leukotrien,… gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Nếu trẻ sờ, gãi lên vết chốc, vi khuẩn có thể bám dính lên tay và lan tới các vùng da khác trên cơ thể. Để giảm ngứa cho trẻ và tránh chốc lan rộng, cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc giảm ngứa. Các thuốc giảm ngứa thường dùng thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1 như: loratadin, clorpheniramin, diphenhydramin... Đây là các thuốc không kê đơn, có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, cha mẹ cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của dược sĩ hoặc nhà sản xuất. Dung dịch sát khuẩn vết chốc tại chỗ Tại sao phải sử dụng dung dịch sát khuẩn cho bệnh chốc ở trẻ em? Nguyên tắc chính trong điều trị bệnh chốc ở trẻ em là loại bỏ thủ phạm gây bệnh. 2 nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và liên cầu nhóm A streptococcus. Hai chủng vi khuẩn này có thể đơn độc hoặc cùng lúc tấn công cơ thể và gây ra chốc. Để tiêu diệt hai chủng vi khuẩn này, có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh không được ưu tiên vì có thể gây nhiều tác dụng phụ và làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc sau này. Do đó, dung dịch sát khuẩn là lựa chọn hàng đầu cho trẻ bị bệnh chốc. Không phải sản phẩm sát khuẩn nào cũng phù hợp để sử dụng cho bé. Do đặc điểm sinh lý, làn da bé thường mỏng manh và dễ chịu thương tổn hơn người lớn. Nếu sử dụng những dung dịch có pH không phù hợp hay chứa chất gây kích ứng, bé sẽ cảm thấy khô rát, khó chịu. Bên cạnh đó, một số sản phẩm lại làm phá hủy mô sợi, cản trở lành da tự nhiên. Đây được coi là nguyên nhân lớn khiến chốc lâu lành và tái đi tái lại nhiều lần. 3. Dung dịch kháng khuẩn ion - Giải pháp đột phá cho bệnh chốc ở trẻ em Dizigone - lựa chọn tối ưu cho bệnh chốc lở ở trẻ em Hiệu quả chăm sóc chốc bằng Dizigone Theo các chuyên gia y tế, dung dịch kháng khuẩn ion là giải pháp phù hợp cho trẻ bị chốc. Hiệu quả trị chốc của dung dịch kháng khuẩn ion được thể hiện qua các ưu điểm: Cơ chế diệt khuẩn an toàn - tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể, không gây tác dụng phụ. Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt hoàn toàn tụ cầu vàng và liên cầu - nguyên nhân gây bệnh chốc. Thời gian tác dụng nhanh, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30s tiếp xúc. Ưu điểm này giúp chốc được chữa khỏi nhanh chóng, xóa tan cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở trẻ. pH trung tính, không chứa chất màu, chất bảo quản nên không gây khô, xót, kích ứng da. Không làm tổn thương mô hạt, ảnh hưởng tới quá trình tái tạo, lành da tự nhiên của cơ thể. Trong suốt, không gây nhuộm màu da, dễ dàng quan sát tiến triển vết chốc. Hiện nay, Dizigone là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion. Qua thực tế sử dụng, nhiều cha mẹ đã cho phản hồi rất tích cực về hiệu quả chữa chốc của Dizigone. Hiệu quả của Dizigone sẽ được x3 lần khi dùng cùng kem Dizigone Nano Bạc. Với thành phần chính là nano bạc, panthenol, tràm trà và lô hội, Dizigone Nano Bạc giúp duy trì sát khuẩn kéo dài. Đồng thời, sản phẩm cũng tạo được môi trường ẩm phù hợp để thúc đẩy quá trình lên da non. Cách dùng bộ đôi sát khuẩn Dizigone trị chốc cho bé Dùng một miếng khăn sạch thấm ẩm, đắp lên vết chốc để làm mềm và loại bỏ mô hoại tử. Lau/rửa/xịt trực tiếp vết chốc bằng dung dịch Dizigone 3-4 lần/ngày. Giữ nguyên dung dịch trên vết chốc tối thiểu 30s. Không cần rửa lại bằng nước. Đợi dung dịch khô lại, thoa kem Dizigone Nano Bạc. Lưu ý: không thoa kem khi vết chốc còn chảy mủ, chảy dịch. Xem thêm: Bệnh chốc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý 3. Một số biện pháp hỗ trợ chữa bệnh chốc ở trẻ em khác Chế độ ăn uống Khi bị bệnh chốc, cảm giác bứt rứt khiến trẻ khó khăn hơn trong việc ăn uống. Để giảm thiểu điều này, cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hay chứa chất kích thích, hải sản,… Đây đều là những nhóm thực phẩm có hại, gây kích ứng da và tăng cảm giác ngứa. Rau muống, đồ nếp làm tăng nguy cơ mưng mủ vết thương và thậm chí để lại sẹo xấu. Thay vào đó, cha mẹ nên ưu tiên những thực phẩm có lợi như: thịt trắng, sữa chua… Thịt trắng như thịt gà, thịt vịt… có tính mát, dễ ăn, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Omega-3 là một acid béo có nhiều trong cá thu, cá ngừ, dầu cá… hỗ trợ tăng cường khả năng kháng viêm cho cơ thể. Chế độ sinh hoạt Bệnh chốc có thể lây lan qua tiếp xúc hay dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh. Vì vậy, khi trẻ bị chốc, cha mẹ nên cho trẻ dùng riêng các vật dụng cá nhân. Ngoài ra, có thể cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây lan sang các bạn cùng lớp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý tới việc lựa chọn trang phục phù hợp với trẻ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu mềm, thấm hút tốt như cotton. Tránh mặc quần áo chật, cọ xát lên vùng da chốc gây tổn thương. Tạo không gian thoáng mát, nhiều ánh sáng cho trẻ, tránh những khu vực ẩm ướt. Rửa tay thường xuyên cho trẻ, đặc biệt là trước và sau khi ăn đồng thời sau khi đi vệ sinh. Bài viết này đã cung cấp thông tin đầy đủ về những nhóm thuốc chữa bệnh chốc ở trẻ em. Việc quan trọng nhất là cha mẹ phát hiện sớm để tránh nguy cơ nhiễm trùng da, bội nhiễm do vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu còn bất cứ thông tin nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các chuyên gia y tế hỗ trợ. Tham khảo: Hướng dẫn điều trị bệnh chốc - Bộ Y tế