31/01/2015: Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi hienbt79, 29/5/2013.

  1. thaiha2211

    thaiha2211 Thành viên mới

    Tham gia:
    17/7/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 29/09/2014: Biến thịt thối thành thịt tươi sau 5 phút

    kinh dị thiệt chứ, tụi này vô nhân tính quá
     
    Đang tải...


  2. me-dautay

    me-dautay Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    12/7/2013
    Bài viết:
    5,067
    Đã được thích:
    585
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 29/09/2014: Biến thịt thối thành thịt tươi sau 5 phút

    bây giờ ăn cái gì cũng sợ, vì siêu lợi nhuận mà con ng giết hại lẫn nhau
     
  3. miumiu1988

    miumiu1988 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/1/2010
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 29/09/2014: Biến thịt thối thành thịt tươi sau 5 phút

    Sợ quá, bây giờ ăn j cũng bẩn, môi trường sống bẩn, không khí thì ô nhiễm :rolleyes:
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    [h=1][/h]
    Đừng ham rẻ với nho Mỹ, táo Úc… bán rong

    Thậm chí, nhiều loại quả có vết bị hỏng cũng được dán tem vào đúng chỗ đó để che mắt khách hàng. Trong khi đó, theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì phần lớn những loại trái cây này đều là “hàng nhái”.


    Hàng Úc, Mỹ cũng bán… rong?!


    Trước đây những loại trái cây nhập ngoại hạng sang như nho Mỹ, táo Mỹ, táo Úc… thường chỉ bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại vì khá kén khách do giá cả đắt đỏ. Tuy nhiên, hiện nay những loại trái cây có nhãn mác này xuất hiện ở hầu khắp các quầy bán trái cây trên thị trường. Thậm chí chúng xuất hiện ở cả những hàng bày bán vỉa hè với mức giá mềm hơn rất nhiều so với cùng chủng loại bán trong siêu thị.


    Chị Trần Thị Thanh Mai (phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Bình thường muốn mua trái cây nhập ngoại tôi vẫn vào siêu thị, nhưng hôm đó trời đã gần tối nên tôi đã mua táo Mỹ ở một quầy hàng bên đường. Giá chỉ 90.000 đồng/kg trong khi giá tôi vẫn mua ở siêu thị là trên dưới 200.000 đồng/kg. Không ngờ mang về mới biết táo đã “kém sắc”, một số chỗ thối còn bị dán tem đè vào để che chắn. Những quả có thể dùng được thì khi ăn vị cũng không đậm, đúng vị như trái cây bán trong siêu thị. Từ đó tôi cạch luôn việc chọn trái cây đắt tiền bán ở đường”.


    Điều người sành trái cây nhận thấy rõ nhất là tại các siêu thị, cửa hàng rau quả sạch và cả quầy hoa quả vỉa hè, đa số hoa quả nhập ngoại đều được dán tem bảo đảm. Thế nhưng giá cả mỗi nơi lại chênh lệch nhau dù chúng có chung nước xuất khẩu, mức chênh ít cũng là 20.000- 30.000 đồng/kg, có loại chênh nhau 40.000 – 70.000 đồng/kg.
    [​IMG]
    Khi hỏi mua nho Mỹ nhập khẩu ở một quầy trên vỉa hè đường Hoa Bằng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được chị bán hàng đon đả: “Nho Mỹ xịn đấy, mua đi chị bán rẻ cho, ngon và đảm bảo an toàn tuyệt đối”. Nhưng khi chúng tôi hỏi chị nhập quả ngoại từ công ty phân phối nào thì chị bán hàng ậm ừ lảng sang chuyện khác.


    Thậm chí ngay xe bán trái cây rong giờ cũng có táo dán tem. Chúng tôi thắc mắc thì được chị Phạm Thị Hằng (chủ xe), ở xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội giải thích: “Trái cây trong quầy hay đi rong như chúng tôi đều nhập một nơi là ở chợ đầu mối Long Biên. Chỉ có điều họ có điều kiện thuê được cửa hàng nên bán được giá cao còn chúng tôi vốn còm nên phải mang đi bán rong. Trong quầy họ cứ nói là táo Mỹ, táo Úc chứ tôi cứ nói thật, táo này đều nhập ở biên giới về chợ Long Biên cất sỉ”.


    Làm giả cả trái cây Việt


    Không chỉ “nhái” hàng cao cấp, tình trạng làm giả ngay cả các loại trái cây nội địa cũng đang trở nên phổ biến. Thời gian gần đây, loại quả đang bị nhái nhiều nhất chính là cam Hà Giang - loại cam nhái này có vỏ mỏng, màu xanh, tép màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt. Loại cam nhái này đang được bán đại trà với mức giá khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg. Vì giá rẻ như vậy nên những sọt cam nhái này bán rất chạy. Ví dụ, như đầu buổi sáng trên đường Hồ Tùng Mậu (đoạn đối diện Quận ủy Bắc Từ Liêm, Hà Nội) luôn có cả chục chiếc xe thồ bán loại cam này nhưng chỉ đến gần trưa, những chiếc sọt này đã gần như trống trơn. Tất nhiên để bán chạy như vậy, hầu hết người bán hàng đều khẳng định đây là cam Việt Nam xịn có xuất xứ từ Hà Giang.


    Thế nhưng, chính ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang đã “bóc mẽ” chiêu lừa của tiểu thương, khi khẳng định, cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 Dương lịch hằng năm và có hạt, còn cam nhái thì không hạt. Hơn nữa, cam Hà Giang không có giá rẻ như vậy vì ngay tại vườn đã có giá 15.000 đồng/kg.


    Người tiêu dùng tự hại mình


    Thực tế, rất nhiều người biết rõ trái cây đó là hàng “nhái” nhưng vẫn mua vì thấy hình thức bắt mắt và giá rẻ, trong khi trái cây thật giá cao quá.
    Chị Hà Thị Hồng (thị trấn Cổ Điển, Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Thỉnh thoảng tôi vẫn phải mua trái cây đi biếu. Mua trái cây nội thì thấy không “xịn” nên vẫn mua trái cây nhập khẩu. Tôi biết mua trái cây nhập khẩu ở ngoài chất lượng không đảm bảo bằng trong siêu thị nhưng thấy giá rẻ, mẫu mã cũng chẳng khác siêu thị nên cứ mua”.


    Theo giải thích của ông Lê Anh Tuấn, nguyên giám đốc Sở Y tế Hà Nội thì thường những loại trái cây có nhãn mác ghi xuất xứ ngoại cần phải có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc. Bởi thực tế đang có một số siêu thị trên địa bàn lợi dụng sự sính ngoại, chuộng trái cây ngoại của người tiêu dùng nên dán nhãn mác ngoại, nhưng thực ra đó chỉ là giống táo, giống nho của Mỹ nhưng được trồng ở Việt Nam, hoặc là Trung Quốc.


    Các chuyên gia y tế cũng cho hay, các loại quả nhập ngoại đòi hỏi bảo quản khắt khe, trong khi các loại quả này bán ngoài thị trường tự do thì được phó mặc cho nắng gió mà vẫn tươi ngon, vì vậy người tiêu dùng cần nghĩ đến việc chúng được “ướp” thuốc bảo quản. Do đó, trước khi quyết định mua các loại hoa quả nhập ngoại người tiêu dùng không nên tham giá rẻ mà nên tới các địa chỉ uy tín, biết rõ quy trình trái cây được nhập và phân phối ra sao để tránh “bẫy lừa” từ hàng trôi nổi trên thị trường.



    Theo Mai Hạnh (Gia đình & Xã hội)
     
  5. Bamboo6899

    Bamboo6899 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/10/2014
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 29/09/2014: Biến thịt thối thành thịt tươi sau 5 phút

    Hjx, giờ chả biết ăn cái j nữa, động đâu cũng thấy sợ :(
     
  6. Van_Cua

    Van_Cua Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/10/2014
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 29/09/2014: Biến thịt thối thành thịt tươi sau 5 phút

    Ghê sợ thật.Hàng ngày chúng ta ăn mà không biết
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    [h=1]Đặc điểm nhận dạng trái cây Trung Quốc[/h]



    Dâu tây


    Dâu tây Đà Lạt: Trái lớn nhỏ không đều nhau (hình thức xấu xí hơn dâu Trung Quốc nhiều). Dùng ngón tay bóp nhẹ thấy mềm, bề mặt trái sần sùi, lồi lõm. Màu sắc trái dâu không đồng đều, trái màu đỏ, trái màu hồng đậm, hồng nhạt, trái dài, trái tròn, trái méo… nhưng phía sát cuống bao giờ cũng là màu trắng. Lá phủ trên cuống trái dâu mỏng, ngắn, màu xanh nhạt.


    Về mùi vị, dâu tây Đà Lạt bao giờ cũng có mùi thơm, vị chua ngọt. Thời gian bảo quản chỉ kéo dài 2-3 ngày nếu được bảo quản tốt trong mát.


    [​IMG] Dâu Đà Lạt trái không đều, phần sát cuống bao giờ cũng màu trắng, lá phủ trên cuống xanh nhạt và ngắn. Hình minh họa.

    Dâu Trung Quốc: Kích cỡ trái dâu đều nhau, màu sắc đỏ tươi bắt mắt cho đến tận cuống trái dâu. Lá phủ phía cuống trái dâu dài, xanh đậm. Bề mặt trái dâu bao giờ cũng rất mịn màng, nhẵn nhụi, bóp thấy cứng chứ không mềm như dâu Đà Lạt.


    Đặc biệt, khi ăn dâu Trung Quốc có cảm giác giòn tan (có loại bở), không mềm dai như dâu Đà Lạt, vị ngọt, thường là không thấy vị chua, mùi thơm cũng không đặc trưng. Điểm nữa là ruột dâu Trung Quốc đỏ sẫm rất ngon mắt, bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể tới 10 ngày vẫn còn tươi như dâu mới hái.


    Táo


    Táo đỏ (táo Fuji) được nhập từ Trung Quốc, vì lý do thổ nhưỡng cũng như giống cây nên bao giờ cũng màu hồng phấn. Cũng là giống táo Fuji nhưng được nhập từ Mỹ, luôn có màu đỏ điểm các chấm đỏ hồng tới đỏ đậm trên bề mặt vỏ. Khi ăn, táo Trung Quốc thường xốp, bở, có chút ít vị ngọt. Còn táo Mỹ khi bổ ra là có mùi thơm đặc trưng của táo, vị ngọt chua ấn tượng và đặc biệt rất giòn, nhiều nước.


    [​IMG] Táo Fiji Trung Quốc (bìa phải) màu hồng nhạt, ruột xốp, bở. Hình minh họa.
    Với loại táo xanh được nhập từ Mỹ luôn có vỏ màu xanh đậm, giòn, ngọt, thơm. Táo xanh Trung Quốc vỏ xanh nhạt, tuy có mùi thơm nhưng khi ăn dù đã gọt vỏ nhưng vẫn lưu lại vị chát ở lưỡi.


    Với táo Gala, nếu là được nhập từ Trung Quốc thì có hình thức gần giống với táo Gala Mỹ là có sọc hồng, cam trên nền vàng. Loại này chỉ khi ăn mới nhận ra, táo Gala Trung Quốc xốp và nhạt, còn táo Gala Mỹ thì giòn, ngọt, nhiều nước.


    Nho


    Đây là loại trái khá khó phân biệt đâu là nho được trồng từ Ninh Thuận, đâu là nho Mỹ, đâu là nho Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát kỹ thì vẫn có những đặc điểm để phân biệt.


    [​IMG] Nho Trung Quốc trái to, tím sẫm. Nho Phan Rang (Ninh Thuận) không đều màu, trái nhiều kích cỡ. Hình minh họa.
    Nho xanh: Nho xanh trồng ở Ninh Thuận có vị hơi chua, có hạt, vỏ dày. Nho xanh Trung Quốc điểm nhận dạng đầu tiên là vị ngọt như đường, trái căng bóng, không hạt, vỏ rất mỏng.


    Nho đỏ: Nhìn bề ngoài khó phân biệt với nho Mỹ vì hai loại nho đều có màu sắc và kích thước gần như tương đồng. Nhưng nho Trung Quốc khi ăn thường không có độ giòn, ruột trái nho thường xốp, nhão, khi cắn trái nho thấy dai. Còn nho Mỹ, khi ăn thấy giòn, đặc ruột hơn chứ không xốp và rỗng như nho Trung Quốc.


    Cam


    Cùng được ghi là cam sành Việt Nam, nhưng có nơi giá chỉ 15 ngàn đồng/ ký, có chỗ bán tới 45 ngàn đồng/ký. Riêng sự khác biệt về giá cả đã là một dấu hiệu để người tiêu dùng nhận ra đâu là cam Trung Quốc.


    [​IMG] Cam sành Việt Nam nhiều hạt, vỏ sần sùi, xấu mã. Hình minh họa.
    Cam Trung Quốc khi cầm thường rất nặng tay (nhiều người bán nước cam thường sử dụng loại này vì lợi nước), vỏ bóng bẩy, bắt mắt, để được lâu, vị rất chua, ít hạt. Trong khi đó cam trồng trong nước có vỏ ngoài xấu xí, xù xì, kích thước không lớn, hương thơm đặc trưng, nước có vị chua ngọt thanh mát, hạt nhiều. Nhược điểm là không lợi nước như cam Trung Quốc.


    Lựu


    [​IMG] Lựu Việt Nam và lựu Trung Quốc đặt cạnh nhau quả là khác một trời một vực. Hình minh họa.

    Về mặt cảm quan, lựu Trung Quốc trái to, vỏ mỏng, màu trắng hồng mịn màng ngon mắt. Khi bổ ra, hạt lựu đỏ rực, đều chằn chặn mười hạt như mười. Trong khi đó, lựu Việt Nam trái nhỏ, da hoặc bị nám hoặc sần sùi, màu xanh và khi chín thì có màu đỏ. Lựu trong nước hạt nhỏ, nhiều, dày, nhiều hình dạng tròn, méo hoặc vuông, dài khác nhau.



    Theo Thu Hương (Pháp luật TPHCM)
     
  8. buntro

    buntro Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    31/7/2007
    Bài viết:
    2,136
    Đã được thích:
    381
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 14/10/2014: Đặc điểm nhận dạng trái cây Trung Quốc

    sợ nhỉ, cứ hàng tàu là hãi... thế mới biết vì sao người ta tẩy chay hàng TQ trên toàn TG :(
     
  9. metomcat

    metomcat đồ sơ sinh giá rẻ

    Tham gia:
    20/2/2012
    Bài viết:
    21,895
    Đã được thích:
    2,319
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 14/10/2014: Đặc điểm nhận dạng trái cây Trung Quốc

    năm nay m chưa dám mua quả lựu nào vì toàn thấy hàng to đùng, có ăn thử 1-2 lần thì thấy quả nào cũng ngot như đường, hic
     
  10. xuxu3003

    xuxu3003 Mỹ phẩm Handmade

    Tham gia:
    13/8/2012
    Bài viết:
    10,701
    Đã được thích:
    2,082
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 14/10/2014: Đặc điểm nhận dạng trái cây Trung Quốc

    bây giờ mình râá hạn chế ăn hoa quả, cũng thâý hãi
     
  11. tcpharmavn

    tcpharmavn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/4/2014
    Bài viết:
    1,624
    Đã được thích:
    192
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: 14/10/2014: Đặc điểm nhận dạng trái cây Trung Quốc

    Bây giờ chỉ ở quê, ăn đồ tự trồng, tự nuôi là đảm bảo thôi các mẹ ạ. hichic
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    [h=1]Bộ mặt thật của cam siêu rẻ[/h]




    [​IMG]
    “Đội lốt” cam Hà Giang


    La liệt trên các đường phố tấp nập xe cộ như Xuân Thủy, Cầu Giấy, Nguyễn Trãi, Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn (Hà Nội)… loại cam này nổi bật lên với giá những tấm biển giá “siêu rẻ”, chỉ 10.000-5.000đ/kg. Khi được hỏi, những người bán hàng đều trả lời một cách rất chắc chắn: “ Cứ mua đi, cam Hà Giang chính gốc luôn. Đang vụ cam nên mới có giá rẻ thế này!”.


    Nhiều nơi còn trưng biển “Cam Hà Giang” rất rõ ràng để thay cho lời giải thích về nguồn gốc của loại cam này. Chính vì lẽ đó, “cam siêu rẻ’ là lựa chọn của rất nhiều người tiêu dùng, trong đó phần lớn là sinh viên và người thu nhấp thấp. Một người bán hàng rong trên đường Cầu Diễn cho biết: “Một ngày anh bán được từ 1-2 tạ cam. Đây là loại quả “rẻ nhất trong các loại” nên rất dễ bán”.


    Tuy nhiên, trước thông tin của người bán, nhiều người tiêu dùng đã phản đối rằng: “Hiện tại Hà Giang chưa vào mùa thu hoạch cam, người dân trên đó chưa có cam ăn làm sao bán đầy Hà Nội”. Để tìm hiểu rõ thông tin, chúng tôi đã liên lạc tới Sở Nông nghiệp Hà Giang. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Sức khỏe gia đình, ông Hoàng Nhị Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Lãnh đạo phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Hà Giang khẳng định: “Vụ cam Hà Giang thường rơi vào tháng 12 âm lịch, khoảng trước và sau Tết Nguyên đán. Ở thời điểm này, cam còn non nên chưa thể thu hoạch được. Vì vậy, không thể có chuyện cam Hà Giang bán tràn lan trên thị trường Hà Nội”.


    Đặc điểm của cam Hà Giang cũng khác với cam đang được bán tràn lan trên thị trường. Loại cam được quảng cáo là “siêu ngọt”, “siêu rẻ” dưới Hà Nội có vỏ mỏng, màu xanh bóng, nhiều nước, khi chín chuyển sang màu vàng úa, không có hạt và chua. Trong khi đó theo ông Sơn, cam sành Hà Giang quả to và tròn, vỏ sần sùi, có hạt. Khi chín, thịt cam màu vàng, mọng nước, vị ngọt thanh và có mùi thơm đặc. Cam Hà Giang càng chín kỹ, độ thơm, ngọt càng đậm đà. Nói về giá cả, ông Sơn cũng cho hay, năm trước, cam Hà Giang bán tại nguồn đã có giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, chưa bao giờ có giá siêu rẻ như loại cam đang bán trên thị trường Hà Nội.
    Đại diện cho những người dân trồng cam, anh Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội cam Bắc Quang, đồng thời cũng là một chủ trang trại cam rộng 9 ha ở thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo, Bắc Quang, Hà Giang cũng khẳng định: “Cam sành Bắc Quang giờ còn rất non, chưa có vị, chưa có màu sắc gì, làm sao có thể bán xuống Hà Nội được!”


    Và bộ mặt thật…





    [​IMG]

    Theo chân những người bán hàng rong, chúng tôi đến tận chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội). Đây là nơi cung cấp một lượng hoa quả khổng lồ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.


    Càng về đêm, không khí chợ ngày càng nóng dần lên. Những chiếc xe tải chở hoa quả nối đuôi nhau vào chợ. Tất cả các loại hoa quả: lựu, xoài, thanh long, dưa hấu, ổi,… đều có thể tìm thấy ở đây. Không khó để nhận ra những xe tải chở những sọt cam cao chất ngất. Trước khi tung hoành trên khắp các tuyến phố, cam “siêu rẻ” nằm ngoan ngoãn trong sọt tre và những sọt nhựa đen mà những tiểu thương ở đây gọi là “giành”.


    Theo quan sát của phóng viên, tất cả tấm giấy lót trong giành cam đều là những tờ báo tiếng Trung. Thiết nghĩ những thùng đựng hoa quả toàn dùng giấy lót và chữ bên ngoài bằng tiếng Trung Quốc thì sao có thể có nguồn gốc trong nước. Không lẽ dân ta mua giấy báo nước ngoài về lót đáy hoa quả?!


    Khi đến gần, những tờ giấy báo đó bốc mùi hệt mùi thuốc sâu, rất khó chịu. Để đánh lừa người dân tin rằng những hoa quả đó không phải hàng nhập lậu mà là hàng trong nước, nhiều tiểu thương dỡ cam ra và chuyển sang thùng, sọt mới; những tờ giấy có chữ nước ngoài được cuộn tròn và vứt đi.


    Theo chuyên đềSức khỏe gia đình (NXB Y học)
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    [h=1]Kinh hãi phát hiện 200kg nội tạng bẩn[/h]



    Chiều 6/11 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP.Đà Nẵng cho biết đã tạm đình chỉ hoạt động một cơ sở chế biến sản phẩm động vật mất vệ sinh.


    [​IMG]
    Được biết, vào khoảng 5h sáng cùng ngày, PC49 phối hợp với Chi cục Thú y thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến sản phẩm động vật của bà Nguyễn Thị An Thuận (40 tuổi), tại 126 Nguyễn Đình Tứ, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.


    Bất ngờ, lực lượng chức năng kinh hãi phát hiện 200kg nội tạng động vật "bẩn" (chủ yếu nội tạng của heo và bò) được đựng trong các túi ni-long, thùng đông lạnh...


    Chủ cơ sở là bà Thuận không trình được giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ, kiểm dịch thú y của số nội tạng "bẩn" này. Đặc biệt, cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở.


    [​IMG]

    Không chỉ vậy, số nội tạng đang chế biến được để bừa bãi dưới nền nhà, người lao động, dụng cụ chế biến và cả nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
    Vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

    Theo Đức Hoàng (Gia đình & Xã hội)
     
  14. men.be.phot

    men.be.phot 0933851367

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    13,702
    Đã được thích:
    2,511
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: 06/11/2014:Bộ mặt thật của cam siêu rẻ

    sợ thật đấy, có cả nho, quýt TQ nữa, giờ ko biết ăn gì??????????
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    [h=1]Xe khách lén lút chở hơn 250kg nội tạng thối[/h]



    Sáng 30/11, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Bình đã phát hiện xe ô tô khách BKS 75B- 007.57 đang lưu thông trên đường Quốc lộ 1A theo hướng Bắc- Nam, đoạn qua xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, có nhiều nghi vấn.


    [​IMG]Khoảng hơn 250kg nội tạng trôi bò ôi thiu trên xe khách được các lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ[​IMG]Số nội tạng trên được bao bọc kỹ trong thùng xốp[​IMG]Một số lượng lớn quần áo cũng bị thu giữ vì không có giấy tờ xuất xứ
    Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe chứa 5 thùng xốp chứa nội tạng động vật, mỗi thùng xốp nặng khoảng 50kg. Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Lê Huy (trú tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ giấy tờ kiểm dịch để chứng minh nguồn gốc số hàng hóa trên.


    Mỗi thùng xốp được bao bọc rất kỹ bằng băng dính. Khi mở ra, bên trong là những số lượng lớn nội tạng trâu, bò đông lạnh…đã bốc mùi hôi thối. Ngoài ra, các lực lượng chức năng còn phát hiện thêm 9 bao tải chứa đựng hơn 700kg áo quần, giày dép các loại.


    Theo tài xế, toàn bộ số hàng trên là của Nguyễn Thị Hà (SN 1977, trú tại số 5, đường Mang Cá, TP Huế), thu mua và vận chuyển từ Hải Phòng về Thừa Thiên Huế tiêu thụ.


    Được biết, xe ô tô khách 75B - 00757 là của HTX ô tô TP Huế ở số 7 Nguyễn Thái Học TP Huế tỉnh TT Huế.


    Hiện, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình đã lập biên bản vi phạm đối với lái xe và chủ xe kháchđồng thời thu giữ tang vật, bàn giao cho cơ quan chức năng tiếp tục điều tra xử lý theo luật định.



    Theo H.Phúc (Người lao động)
     
  16. gaume2011

    gaume2011 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/10/2011
    Bài viết:
    2,493
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 01/12/2014: Xe khách lén lút chở hơn 250kg nội tạng thối

    kinh dị dã man ạ :( làm sao em dám ăn hàng nữa đây .
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    [h=1]Đồng Nai: Phát hiện cơ sở sản xuất thịt gà thối[/h]



    Theo quan sát, lượng thịt gà trên đang trong quá trình phân hủy bốc mùi hôi thối, nồng nặc. Bà Vân cho biết đây là gà để nuôi cá sấu, tuy nhiên qua kiểm tra không phát hiện cá sấu ở gần đó. Sau đó, bà Vân lại giải thích cá sấu được nuôi ở nơi khác.


    [​IMG]Cơ sở sản xuất thịt gà thối.
    Công an huyện Định Quán đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành thu giữ và tiêu hủy lượng thịt gà trên ngay buổi tối cùng ngày.


    [​IMG]Thịt gà được ướp đông lạnh để dành.
    Được biết, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có khá nhiều hộ nuôi cá sấu, nhiều người đã lợi dụng vào việc này để Kinh doanh thịt gà hôi thối, kém chất lượng dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.


    Hiện cơ quan chức năng vẫn đang điều tra và làm rõ sự việc.



    Theo Quang Tiến (Đời sống & Pháp luật
     
  18. anh98

    anh98 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/12/2014
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 07/12/2014: Đồng Nai: Phát hiện cơ sở sản xuất thịt gà thối

    nhìn mấy cơ sở kia kinh quá, bây giờ ra chợ biết ăn gì đây, hic hic
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.






    [h=1]Phụ gia “làm sạch từ sách bò đến toilet” ngập chợ[/h]
    Chị Nguyễn Thị Hoà, chủ một quán lòng lợn tại TP Vinh (Nghệ An) rỉ tai với PV Báo GĐ&XH rằng, “axit chanh” tẩy trắng trong chốc lát nội tạng động vật có thể mua được ngay ở nhiều nơi. Thứ này còn có thể tẩy trắng, làm sạch cả... nhà vệ sinh và được bán tràn lan tại chợ Vinh với giá 30-50 nghìn đồng.




    30.000 đồng, bán hàng ăn cả tháng!


    Trong vai một chủ cửa hàng bán đồ nhậu có nhu cầu mua chất tẩy trắng nội tạng bò, lợn, chúng tôi đến khu vực cung cấp loại phụ gia thực phẩm này ở chợ Vinh – đầu mối cung cấp hàng hóa cho 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Vừa ướm hỏi, một chủ ki-ốt bán bánh kẹo đã đon đả: “55 nghìn đồng/kg thôi. Nếu mua cả yến, chị để cho 50 nghìn/kg”.


    PV ngỏ ý nhờ chị hướng dẫn sử dụng vì mới bán hàng, chưa biết dùng như thế nào đúng cách, chị bảo: “Cứ yên tâm, các chủ cửa hàng bán lòng lợn, lòng bò ở trên Nam Đàn, Thanh Chương (Nghệ An) xuống đây mua một lúc cả yến về dùng dần. Cái loại này em chỉ cần bỏ vài thìa vào nước rồi ngâm sách bò vào. Đảm bảo sạch tinh luôn mà không bị mất mùi đặc trưng của thực phẩm. Giờ người ta toàn làm thế chứ lấy quả chanh mà chà xát thì đến bao giờ mới sạch”.


    [​IMG]
    Đến một cửa hàng bán tạp hóa khác, khi nghe chúng tôi hỏi mua chất tẩy trắng sách bò, bà bán hàng không hiểu là gì. Sau một thoáng nhíu mày, bà hỏi: “Có phải “axit chanh” không? Họ toàn mua “axit chanh” về làm trắng lòng bò, lòng lợn đấy. Có hai loại, 30 nghìn/kg và 50 nghìn/kg, mua loại nào?”. Nói rồi bà chỉ cho chúng tôi đi sâu vào trong cửa hàng, chỗ nhiều túi trắng như đường được chất lên nhau.


    Đó là những túi nilon loại 1kg đựng thứ chất bột màu trắng, không có bất kỳ nhãn mác hay dòng chữ nào ghi nguồn gốc, xuất xứ. Khi chúng tôi hỏi cách thức sử dụng, bà bán hàng trả lời chỉ biết khách hàng đến hỏi mua thì bán chứ không rõ sử dụng như thế nào và có tác dụng ra sao (?!). Tuy nhiên, hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của những túi “axit chanh” kể trên thì tất cả những người bán loại hàng này đều khẳng định là từ miền Nam chuyển ra, không phải là hàng Trung Quốc.


    Với tay lấy một túi bóng trắng để lẫn bên cạnh bánh kẹo và các loại gia vị khác, một người bán hàng khác thao thao bất tuyệt về công dụng “thần kỳ” của loại phụ gia thực phẩm này. “Tùy theo lượng hàng nhiều hay ít, em đổ một vài thìa bột này vào nước rồi nhúng sách bò hay những thứ nội tạng khác vào ngâm một chút. Đảm bảo trắng tinh luôn. Nếu cần tẩy trắng khăn màn hay quần áo em cũng cứ làm tương tự. Thậm chí, nếu cần có thể tẩy sạch mảng bám trong… toilet”.


    “Tẩy sạch được cả toilet liệu có an toàn cho sức khỏe không chị?”, chúng tôi hỏi. Chị bán hàng trả lời: “Chị cũng không rõ lắm nhưng chưa thấy người mua nào đến phản ánh bị này bị nọ cả. Chắc phải an toàn thì người ta mới dùng chứ?”. Thấy chúng tôi hỏi nhiều quá, chị bán hàng gắt: “Mua hay không để chị còn dọn hàng. Hỏi lắm thế?”.


    Có thể gây nhiễm độc kim loại nặng!


    [​IMG]
    Những túi axit citric không nhãn mác, không rõ nguồn gốc được bày bán lẫn với nhiều loại hàng hóa, thực phẩm khác.


    Dạo một vòng khu bán hàng khô tại chợ Vinh, không hiếm để bắt gặp những ki-ốt có bán “axit chanh” này. Tất cả phụ gia thực phẩm này đều được để chung với các loại hàng hóa khác và hoàn toàn không có một thứ nhãn mác hay bất kì dòng chữ hướng dẫn sử dụng nào. Người bán đều hoàn toàn không có bất kì kiến thức gì về loại phụ gia thực phẩm mà cứ thấy có người mua là bán.


    Theo ông Đào Trọng Dũng, Chi cục trưởng Chi cục ATTP tỉnh Nghệ An, loại axit đang được bày bán tại chợ Vinh là axít citric hay còn có tên gọi thông dụng khác là bột chua hay bột nở. Đây là một trong 400 loại phụ gia được phép sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.


    “Loại axit này có chức năng chính là tạo chua, tạo mùi chanh đặc trưng, chống oxi hóa và tạo kết tủa. Đây là loại phụ gia khá thông dụng, được sử dụng vào thực phẩm. Hiện chưa có báo cáo khoa học nào về tác hại của nó đối với sức khỏe con người.


    Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài với liều lượng cao hơn liều lượng cho phép sẽ dẫn tới hỏng men răng, nếu dây vào mắt sẽ bị bỏng giác mạc và gây rối loạn thị lực; gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy, đau quặn bụng; viêm da kích ứng. Đặc biệt, với khả năng kết tủa, nếu sử dụng liều lượng nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng nhiễm độc kim loại dẫn tới bị sỏi thận, sỏi mật”, ông Đào Trọng Dũng cho biết.


    Axit citric thuộc loại sản phẩm kinh doanh có điều kiện, nghĩa là người bán và người sử dụng phải có sự hiểu biết về nó; không được để lẫn loại phụ gia này với các loại thực phẩm, hàng hóa khác. Sản phẩm buộc phải dán nhãn và có hướng dẫn sử dụng cụ thể cho người sử dụng khi đưa ra kinh doanh buôn bán.


    Thế nhưng trên thực tế, loại phụ gia thực phẩm này vẫn được bày bán tràn lan, hoàn toàn không đáp ứng được các yêu cầu đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Và trên thực tế, loại phụ gia này được các nhà hàng, quán nhậu sử dụng để rút ngắn thời gian, công sức trong việc làm sạch các loại nội tạng động vật.


    “Về vấn đề này thì chúng tôi quản lý không xuể”, ông Dũng thừa nhận. Mặc dù chưa có báo cáo khoa học nào về tác hại của axit citric đối với sức khỏe con người nhưng ông Dũng cũng khuyến cáo người dân nâng cao hiểu biết của mình về các loại thực phẩm an toàn để tránh những hệ quả không mong muốn có thể xảy ra đối với sức khỏe.



    Theo Hồ Hà (Gia đình và Xã Hội)
     
  20. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: 15/12/2014: Phụ gia “làm sạch từ sách bò đến toilet” ngập chợ

    đọc các tin về thực phẩm mà thấy hãi quá!
     

Chia sẻ trang này