31/01/2015: Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi hienbt79, 29/5/2013.

  1. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: 09/08/2013: Ráo riết thu hồi sữa nhiễm khuẩn

    thật là sửng sốt cho các con khi đang uống loại sữa này.em thì toàn cho bé uống sữa nội nhưng k biết sữa nội có vấn đề gì k nữa.chán thật
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 09/08/2013: Ráo riết thu hồi sữa nhiễm khuẩn

    Cần Thơ: Phát hiện bún, bánh chứa hóa chất

    [​IMG]

    Ngày 8.8, thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Cần Thơ kết quả xét nghiệm các mẫu bún, bánh lọt được lấy trong đợt kiểm tra vào cuối tháng 7.2013 tại quận Ninh Kiều có 4 mẫu (gồm bún, bánh lọt và 2 mẫu hóa chất dùng làm bún) của hộ kinh doanh T.K.T ở khu vực 5, phường An Bình đều dương tính với chất tẩy trắng Tinopal.

    Theo lời chủ cơ sở, hóa chất được mua tại một cơ sở kinh doanh hóa chất, trên bao bì có ghi dùng để tẩy trắng giấy, tuy nhiên cơ sở đã dùng để làm trắng bún.

    Theo Hồng Cẩm (Dân Việt)
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 10/08/2013: Cần Thơ: Phát hiện bún, bánh chứa hóa chất

    Bánh mì nở, giòn: Phải lụy phụ gia!

    [​IMG]

    Bánh mì từ lâu là món ăn bình dân quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng gần đây, một số bạn đọc đã gửi thư đến báo Sài Gòn Tiếp Thị nhờ làm sáng tỏ nghi vấn chất lượng bánh mì và cả tin đồn sử dụng hoá chất độc hại. Thực hư ra sao?

    Bánh mì bây giờ làm dễ hơn xưa

    Để tìm hiểu quy trình làm bánh mì, chúng tôi tìm đến ông Trần Văn Thành (*), 56 tuổi, ở quận 12, TP.HCM, có thâm niên 42 năm trong nghề. Ông Thành cho biết: “Bánh mì ngày xưa làm rất khó, học nghề hai năm chưa chắc làm được ổ bánh đạt yêu cầu”. Cụ thể, quy trình phải từ 7 – 8 tiếng, bao gồm các công đoạn: nhồi bột, ủ bột, xe bánh, nướng bánh… Bột làm bánh là bột mì 11 phần nước (bột mì số 11, protein 11%), trộn theo tỉ lệ: 1 ký bột/600g nước/10g men. Sau khi nhồi bột có độ đàn hồi cao, đưa vào lò nướng khoảng 15 – 20 phút, bánh nở ra tiếng (nứt da quy). Ổ bánh đạt yêu cầu có đường rãnh nở bung dạng cánh buồm, ruột trắng đẹp, có độ xốp, hương thơm phức, vừa có ruột, vừa có vỏ.

    Theo ông Thành, hiện nay quy trình làm bánh mì dễ dàng hơn nhờ có sự hỗ trợ của các loại máy móc như máy cân, máy xe bột, máy ủ, lò nướng điện và phụ gia. Sử dụng phụ gia có ưu điểm giúp bánh nở xốp, ủ càng lâu bánh càng nở, càng bọng ruột. Bột trộn theo tỷ lệ: 10 ký bột/40g phụ gia/60g men/10 viên viatamin C. “Viatamin C được dùng trong sản xuất bánh mì từ năm 1985, giúp bánh không nhả nước, nếu xài bột 8 phần nước thì thêm viatamin C. Nhờ phụ gia mà cục bột nhỏ bằng ngón chân cái nở thành ổ bánh to bằng cùm tay.

    Tuy nhiên, ổ bánh sẽ xốp, dễ nát vụn, bóp lại vo thành cục nhỏ xíu, đường rãnh trên bánh chỉ rạch cho có”, ông Thành giải thích. Có phụ gia, một ký bột được 25 ổ bánh. Không phụ gia, một ký bột được 20 ổ bánh. Ngoài kiếm lời nhiều, phụ gia còn giúp làm bánh dễ hơn, có khách mua mới nướng, không cần nhân công có tay nghề… Hỏi ông Thành tại sao phản đối phụ gia, ông thẳng thắn: “Phụ gia là hoá chất, mà cái gì có hoá chất cũng đều hại cho sức khoẻ”.

    Ông Thành cho biết thêm, trước đây người ta sử dụng bột áo cho bánh mì nhưng hiện đã thay bằng dầu ăn, loại dầu này khá rẻ, bán theo ký hoặc can. Một đầu bếp bánh mì tiết lộ, nhiều lò bánh sử dụng hoá chất có mùi bơ, dừa, sữa… để tạo độ bóng, mùi thơm. Người mua cần đề phòng những ổ bánh mì quá vàng óng, bóng mượt.

    Dùng phụ gia, tuỳ tâm người làm bánh

    Theo ghi nhận của chúng tôi, trên thị trường hiện có nhiều loại phụ gia ngoại nhập từ Úc, Tây Ban Nha, Singapore, Malaysia… Phụ gia bánh mì là một hỗn hợp chứa nhiều chất như: emulsifiers, oxidant, enzyme, flour, gluten... giúp ổn định, hỗ trợ quá trình lên men bánh mì, làm tăng độ xốp. Ngoài ra, trên một số trang mạng còn rao bán chất phụ gia tên bromate kali, xuất xứ Trung Quốc được cho là có tác dụng tăng cường chất lượng bột mì, giúp bột đặc và chắc hơn khi làm bánh mì. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, hoá chất này đã bị cấm sử dụng vì có khả năng gây ung thư.

    ThS Trần Trọng Vũ, giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, đại học Công nghệ Sài Gòn, TP.HCM cho biết, gluten là thành phần chính của lúa mì, tên gọi chung của một nhóm protein, bột mì nào cũng có và nhờ đó mới làm được bánh mì. Bánh mì chất lượng tốt hay không, bột mì rẻ hay đắt đều phụ thuộc hàm lượng và chất lượng gluten. Hiện ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều, tuy nhiên trên thế giới có những người bị dị ứng với gluten (ăn gluten không tiêu hoá được, gây ra dị ứng), những người đó phải sử dụng sản phẩm khác không có gluten, và để phục vụ thị trường này trên sản phẩm nhà sản xuất sẽ ghi rõ “gluten free”. Với những người không dị ứng gluten thì sử dụng các sản phẩm chứa gluten là bình thường.

    Cũng theo ông Vũ, để các thành phần trong bột mì như tinh bột, gluten và các thành phần khác liên kết chặt chẽ, tạo cấu trúc tốt cho bánh mì thì người ta có xu hướng sử dụng enzyme, bản chất là các protein chức năng, chúng phân cắt hoặc hình thành các liên kết tạo cấu trúc tốt cho khối bột nhào làm bánh mì. Ngoài ra, người ta còn sử dụng nấm men, phối trộn trong thành phần bột nhào, sau đó cả khối bột mang đi ủ, nấm men phát triển sản sinh ra khí CO2 làm nở bánh khi nướng và chuyển hoá một số thành phần tinh bột của bột mì. Chúng cũng có thể tiết ra một số enzyme để hình thành cấu trúc bột mì.

    Với nhóm emulsifier (thường gọi là chất nhũ hoá) có chứa tinh bột, nước, trứng, chất béo, đường và các thành phần khác. Chúng liên kết tốt với nhau thành khối đồng nhất trong quá trình nhào bột là nhờ khả năng hút nước và tạo cấu trúc của gluten. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bột mì có khả năng tạo cấu trúc gluten không đủ, người ta sẽ dùng emulsifier để tăng cường khả năng hút nước và tạo cấu trúc gluten, chúng sẽ giúp hình thành các liên kết giữa chất béo và nước làm cho hỗn hợp trở nên đồng nhất hơn.

    Emulsifier thường dùng là muối phốtphát (khả năng liên kết nước tốt và cho phép sử dụng trong thực phẩm). “Là sản phẩm ăn liền, bản thân bánh mì có cấu trúc xốp, dễ hút ẩm nên để qua buổi sẽ thấy bánh mềm, ỉu và thường người tiêu dùng dễ dàng nhận diện bánh mì cũ. Tôi chưa nghe điều tiếng xấu bánh mì nguy hại gì đến sức khoẻ người tiêu dùng nên mọi người không phải quá lo lắng”, ông Vũ nói. Tuy nhiên, với những phụ gia vừa nêu trên, ông Vũ lưu ý: “Dù thường có liều lượng giới hạn tương đối cao và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng điều quan trọng nhất là muối phốtphát sử dụng có đúng là phụ gia thực phẩm hay không, nếu không phải là phụ gia thực phẩm mà là hoá chất công nghiệp thì dù liều lượng sử dụng như thế nào cũng rất nguy hiểm”.

    (*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

    Theo Sa Đồng - Trọng Văn (Sài Gòn tiếp thị)
     
  4. Vit ngo 1

    Vit ngo 1 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/7/2012
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 10/08/2013: Bánh mì nở, giòn: Phải lụy phụ gia!

    Chỉ có tự cung tự cấp thì còn đỡ phần nào chứ biết nhiều thì lại ăn ít. Thôi thì chết vì bệnh( lâu hơn tí :D) còn hơn chết đói (nhanh:rolleyes:)!
     
  5. Sunny So Sad

    Sunny So Sad PHẤN NỤ HOÀNG CUNG

    Tham gia:
    14/7/2013
    Bài viết:
    845
    Đã được thích:
    100
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: 10/08/2013: Bánh mì nở, giòn: Phải lụy phụ gia!

    Đọc mà hãi quá.
    Bây giờ khôg ăn thì chết.
    Ăn thì chết từ từ.
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 10/08/2013: Bánh mì nở, giòn: Phải lụy phụ gia!

    Quy trình chế biến gạo, thịt, trứng "rởm" gây hoang mang

    Thời gian gần đây, có rất nhiều thông tin về những loại thực phẩm giả như gạo giả, trứng giả, thịt giả... khiến dư luận xã hội không khỏi hoang mang. Vậy thực hư câu chuyện đằng sau những loại thực phẩm lừa đảo này ra sao, làm thế nào để không trở thành nạn nhân của chúng?

    Chúng ta cùng điểm lại một vài loại thực phẩm giả dưới đây để hiểu hơn về công nghệ chế biến đồ "fake" tinh vi và bí kíp phân biệt hàng giả - hàng thật.

    1. Gạo giả

    Cơm được nấu từ gạo và là “ngọc thực” trong tiềm thức của mọi người Việt Nam. Vậy nếu một ngày đến gạo cũng bị làm giả thì chuyện gì sẽ xảy ra?

    [​IMG]
    Không cần trồng lúa cũng sẽ có gạo ăn?

    Điều tưởng chừng không thể nhưng cũng đã trở thành sự thật. Cách đây vài năm, truyền thông Singapore đã loan tin về một loại gạo giả được phát hiện ở Thiểm Tây, Trung Quốc.

    Theo đó, loại gạo này được làm từ hỗn hợp khoai lang, khoai tây đúc thành hình dạng cùng kích cỡ với hạt gạo. Sau đó, nó được bổ sung thêm polime làm tăng độ cứng, giống “nguyên si” gạo thật.

    [​IMG]
    Thật đáng buồn khi những hạt gạo dẻo ngon như thế này cũng có thể lẫn gạo giả bên trong.

    Theo các nhà nghiên cứu, loại gạo này gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con người bởi nhựa polime rất khó tiêu. Hơn thế nữa, nếu gạo giả sử dụng polime tái chế thì càng nguy hiểm, bởi đây là hóa chất vô cùng độc hại.

    Các chuyên gia đã khuyến cáo không được dùng polime tái chế trong việc sản xuất túi nilon bởi sự nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng chứ chưa nói là làm thực phẩm để ăn.

    [​IMG]
    Gạo giả trông dài hơn gạo thông thường khá nhiều.

    Tuy nhiên, rất may mắn là loại gạo này khá dễ phát hiện. Ngâm gạo vào nước một thời gian, gạo thật sẽ chìm và trương nở nhưng nếu là gạo giả thì sẽ nổi lên trên. Hoặc nếu cho gạo lên chảo rang, gạo giả dưới sức nóng sẽ chảy ra còn gạo thật sẽ chín và có mùi thơm đặc trưng.

    [​IMG]
    Rang gạo lên làm một phương pháp đơn giản phát hiện gạo giả.

    2. Trứng gà giả

    Nếu như gạo giả vẫn còn sử dụng công thức giản đơn thì với công nghệ làm trứng giả, người ta không còn cần bất cứ một nguyên liệu tự nhiên nào để tạo ra một món ăn nữa.

    [​IMG]
    Đâu cần có gà mới đẻ được trứng?

    Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời.

    [​IMG]
    Cận cảnh một quả trứng giả từ vỏ tới lòng.

    Đặc điểm dễ phân biệt trứng thật với trứng giả đó là phần lòng trứng bên trong. Lòng đỏ và lòng trắng trứng giả giống như đông đá, dính vào với nhau, thậm chí có thể nảy lên như quả bóng bàn.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, trên thực tế nếu trứng giả được đem bán trên thị trường, không thể đập trứng ra kiểm tra trước khi mua, vì vậy người tiêu dùng dễ trở thành nạn nhân của trò lừa đảo tinh vi này.

    [​IMG]
    Trứng giả ăn được nhưng lượng dinh dưỡng trong đó thì vô cùng nghèo nàn.

    3. Thịt cừu giả

    Chúng ta thường quan niệm rằng, thịt là nguồn sản phẩm tự nhiên, chứa nhiều protein và không thể thiếu trong bữa ăn mỗi ngày. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ nếu thịt bạn ăn bị làm giả thì chuyện gì sẽ xảy ra?

    Mới đây, dư luận không khỏi bàng hoàng khi vụ việc thịt cừu làm giả được bày bàn công khai bị cảnh sát phanh phui. Theo đó, đặc sản thịt cừu có thể được làm giả y như thật chỉ bằng những hóa chất công nghiệp kết hợp với thịt chuột, chồn,cáo…

    [​IMG]
    Thịt cừu giả (trái) và thịt cừu thật (phải) trông bề ngoài chẳng mấy khác nhau.

    Cụ thể, theo chính những công nhân chuyên sản xuất thịt giả, nguyên liệu để làm giả thịt cừu gồm cáo, chồn hoặc chuột nguyên con và gelatin, phẩm đỏ và nitrat. Sau khi giết mổ thịt chồn, chuột, người ta trộn chúng với phẩm màu đỏ, chất tạo hương vị, dùng gelatin để tạo ra lớp mỡ trông giống thịt cừu. Đáng lưu ý ở chỗ, với công thức tưởng chừng như đơn giản này, người ta có thể sản xuất hàng loạt nhiều loại thịt khác như thịt vịt, thịt lợn,…

    [​IMG]
    Nếu chỉ nếm hương vị thì chỉ có những đầu bếp chuyên nghiệp mới phân biệt nổi.

    Đặc điểm của loại thịt giả này là nếu chỉ nếm hương vị sau khi được nấu chín, chỉ có đầu bếp chuyên nghiệp phân biệt được là thịt giả, chứ người thường thì hầu như không thể. Giá của chúng lại rẻ hơn gấp nhiều lần so với thịt thật (khoảng 27.000VND cho một hộp thịt giả so với 156.000VND cho một hộp thịt thật) nên người tiêu dùng càng dễ bị lừa.

    [​IMG]
    Mỗi ngày, có hàng tấn thịt giả như thế này xuất xưởng.

    [​IMG]
    Thị giả có lớp mỡ rất dễ tách ra.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những bà nội trợ thông thái có thể sử dụng mẹo vặt sau đây để nhận biết loại thịt giả cừu. So với thịt thật, thịt cừu giả có lớp mỡ rất dễ tách ra bằng đũa thông thường, vì vậy chỉ cần lưu ý một chút là có thể an tâm khi đi chợ mua thức ăn cho gia đình rồi.

    4. Thịt băm giả trong bánh bao và há cảo

    Cũng là một dạng chế biến từ thịt nhưng thịt băm được sử dụng nhiều trong công nghệ sản xuất nhân bánh bao, há cảo… Nhưng ít ai biết rằng, loại thịt băm này lại được làm giả theo một quy trình kinh sợ và có phần ghê rợn hơn.

    Với việc giá thịt nguyên liệu nhập không nhỏ, nhiều cơ sở sản xuất bánh bao đã chế tạo ra công thức làm thịt băm có 1-0-2 sau: Họ sử dụng giấy bìa các tông cũ, làm sạch.

    [​IMG]
    Quy trình làm bánh bao nhân giả giấy độc hại.

    Sau đó ngâm với xút (NaOH) một lượt, băm nhỏ ra như băm thịt, tẩm ướp các loại hương liệu tạo mùi vị, trộn cùng các nguyên liệu thông thường khác có trong thịt băm nhưng giá thành rẻ. Bước cuối cùng, các nhà sản xuất chỉ việc nhồi phần nhân giả ấy vào bánh bao và hấp lên, đem ra thị trường bán.

    So với việc phân biệt thịt cừu giả và thật, phân biệt những chiếc bánh bao kiểu này có phần khó hơn đôi chút, vì bạn đâu thể nào nhìn thấy nhân bánh trước khi mua. Vậy nên, hãy kiểm tra kỹ nguồn gốc đồ ăn và thận trọng kiểm tra trước khi sử dụng.

    Tạm kết: Với nguồn thực phẩm vô cùng phong phú, đa dạng hiện nay, thật khó để những người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là thực phẩm thật - giả bằng mắt thường. Bởi vậy, những người tiêu dùng hãy thông thái khi lựa chọn, tìm mua thực phẩm cho gia đình của mình ở những địa điểm đáng tin cậy.

    (kenh14.vn)
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 11/08/2013: Quy trình chế biến gạo, thịt, trứng "rởm" gây hoang mang

    Lào Cai: Bắt giữ 100kg xúc xích bẩn nhập lậu

    [​IMG]

    Sáng 11.8, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bắt giữ hơn 100kg xúc xích bẩn xuất xứ Trung Quốc nhập lậu vào Lào Cai. Theo đó, vào khoảng thời gian trên, tại khu vực biên giới tổ 9

    Theo đó, vào khoảng thời gian trên, tại khu vực biên giới tổ 9 phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, trong lúc đang làm nhiệm vụ, tổ công tác của Đồn Biên phòng cửa khẩu phát hiện 2 bao tải có trọng lượng khoảng 100 kg. Qua kiểm tra cho thấy, bên trong có các túi màu vàng chữ Trung Quốc chứa loại thực phẩm dạng xúc xích. Toàn bộ số hàng trên được lập biên bản để bàn giao cho cơ quan chức năng tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo Anh Thư (Dân Việt)
     
  8. mecun14410

    mecun14410 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/8/2013
    Bài viết:
    8,010
    Đã được thích:
    1,123
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    người việt dùng hàng việt là tốt nhất
     
  9. Ðề: 13/08/2013: Lào Cai: Bắt giữ 100kg xúc xích bẩn nhập lậu

    đọc xong em chỉ muốn quay về thời bao cấp, trồng rau nuôi lơnn thôi chị ơi :((
     
  10. Bac Thanh Phat

    Bac Thanh Phat Banned

    Tham gia:
    26/7/2013
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 13/08/2013: Lào Cai: Bắt giữ 100kg xúc xích bẩn nhập lậu

    đọc mà hãi thiệt đó! Người dân tự hại người dân, tức là tự hại chính mình.
     
  11. hoa_handmade

    hoa_handmade Tư vấn và thiết kế, thi công XD nội ngoại thất.

    Tham gia:
    22/11/2012
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    99
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 13/08/2013: Lào Cai: Bắt giữ 100kg xúc xích bẩn nhập lậu

    nghe 1 loạt danh sách nè mà sợ quá ah... e cũng hay vào siêu thị để mua đồ ăn, nhưng mà cũng thấy chẳng yên tâm lắm như vụ Gà ở Big C ý cũng hãi ah.
     
  12. viethuong1989

    viethuong1989 www.dolotonline.net

    Tham gia:
    13/12/2012
    Bài viết:
    8,506
    Đã được thích:
    1,253
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: 13/08/2013: Lào Cai: Bắt giữ 100kg xúc xích bẩn nhập lậu

    Giờ cũng có biết là tin tưởng ở đâu được sản phẩm sạch đâu ạ
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 13/08/2013: Lào Cai: Bắt giữ 100kg xúc xích bẩn nhập lậu

    Em đã từng thích món này, thôi thế là bye bye em rồi, hạt dẻ ơi :(
     
  14. xuxu3003

    xuxu3003 Mỹ phẩm Handmade

    Tham gia:
    13/8/2012
    Bài viết:
    10,701
    Đã được thích:
    2,082
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 16/08/2013: Rùng mình hạt dẻ cười được tẩy trắng bằng hóa chất

    ăn vào thì sợ chết, mà ko ăn cũng ko đc, khuyên dân tự bảo vệ là sao nhỉ??????
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 16/08/2013: Rùng mình hạt dẻ cười được tẩy trắng bằng hóa chất

    Thêm tỉnh miền Tây phát hiện bún, phở chứa chất tẩy trắng

    Chiều 17/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang xác nhận đã chuyển hồ sơ cho Thanh tra Sở Y tế Hậu Giang xử lý cơ sở sản xuất bún, phở ở huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh vì sử dụng hóa chất tẩy trắng.

    Trong đợt kiểm tra cách đây 10 ngày, đoàn liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm đã lấy ngẫu nhiên 4 mẫu bún, phở xét nghiệm. Kết quả 2 mẫu bún, 1 mẫu phở dương tính với huỳnh quang Tinopal.

    Tại Đồng Tháp, 20 mẫu bánh phở, hủ tiếu, bánh hỏi, bún, bánh canh, bánh tằm lấy tại 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh, thì 19 mẫu dương tính với Tinopal, liều lượng 0,33-14 mg một kg. Mẫu còn lại đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là bún.

    Theo Sở Y tế Đồng Tháp, thanh tra Sở sẽ xử lý cảnh cáo những trường hợp vi phạm, yêu cầu cam kết không tái phạm. Vài ngày tới đoàn liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Tháp tiếp tục kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm chất cấm tại các sơ sở sản xuất thực phẩm từ tinh bột.

    Hai tuần trước, Tinopal được nhà chức trách phát hiện tại cơ sở sản xuất bún và bánh lọt ở khu vực 5, phường An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ. Chủ cơ sở khai nhận số hóa chất này mua tại một cửa hàng ở quận Ninh Kiều, bên ngoài bao bì ghi rõ là "chất tẩy trắng".

    Tinopal là hóa chất sử dụng trong công nghiệp, vào cơ thể có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, tổn thương những mao mạch. Do đó cơ thể khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như tiêu hóa thức ăn.

    "Nếu sử dụng bún chứa Tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể trở nên mệt mỏi và dẫn đến ung thư", một bác sĩ cảnh báo.

    Theo ghi nhận của VnExpress.net, thời gian gần đây nhiều cơ sở sản xuất bún ở miền Tây cho ra sợ bún màu ngà, đục trong khi trước kia đưa ra thị trường bún trắng như bông bưởi. Chủ một sơ sở sản xuất bún thừa nhận ngưng sử dụng "chất tẩy trắng" vì sợ bị kiểm tra đột xuất.

    (Duy Khang - giadinh.vnexpress.net)
     
  16. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: 18/08/2013: Thêm tỉnh miền Tây phát hiện bún, phở chứa chất tẩy trắng

    ẹc ui hạt dẻ cười vừa đắt mà giờ có hóa chất hóa ra mất tiền ăn phải thứ k tốt lành gì
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 18/08/2013: Thêm tỉnh miền Tây phát hiện bún, phở chứa chất tẩy trắng

    VN phát hiện màng bọc thực phẩm nhiễm chất độc

    13/13 mẫu màng bọc thực phẩm PVC được kiểm nghiệm tại Hà Nội và TP.HCM có thôi nhiễm chất dẻo cấm sử dụng DEHA.

    TS Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trước thông tin cảnh báo về một số màng bọc bảo quản thực phẩm polyvinyl chloride (PVC), có chứa chất dẻo Di-Ethylhexyl Adipate (DEHA), Cục An toàn thực phẩm đã khẩn trương chỉ đạo Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh lấy 15 mẫu màng bọc thực phẩm để kiểm nghiệm phát hiện DEHA đang lưu hành tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

    Kết quả giám sát ban đầu cho thấy: 13/13 mẫu màng bọc bảo quản thực phẩm PVC có thôi nhiễm DEHA. Tuy nhiên, mức độ thôi nhiễm không vượt ngưỡng cho phép theo quy định của EU tại văn bản số 10/2011 ngày 14/1/2011 (3mg/1dm2 tương đương 18mg/kg thực phẩm). 02/02 mẫu màng bọc bảo quản thực phẩm PE không gây thôi nhiễm DEHA.

    Cục An toàn thực phẩm tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục kiểm tra giám sát và hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong màng bọc thực phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm trên thị trường.

    Được biết, trước đó vào ngày 29/7/2013, Báo mạng Tân Hoa Xã, Nhân dân của Trung Quốc đưa tin Kênh truyền hình CCTV cho biết màng bọc bảo quản thực phẩm PVC tại Trung Quốc có chứa chất dẻo cấm sử dụng là DEHA.

    Theo CCTV, Trung tâm tư vấn kỹ thuật bảo vệ môi trường Bắc Kinh đã lấy 16 mẫu màng bảo quản PVC từ các siêu thị của Bắc Kinh, Thượng Hải, Quản Châu để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm tra cho thấy có 15/16 loại có chứa chất dẻo cấm sử dụng là DEHA (diethylhydroxylamine). Trong đó, mức thấp nhất vượt ngưỡng cho phép 98 lần, cao nhất vượt ngưỡng 472 lần, bình quân vượt ngưỡng gấp 200%.

    Trước thông tin cảnh báo trên, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Viện Vệ sinh - Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu giám sát, kiểm nghiệm DEHA và những hóa chất thôi nhiễm độc hại khác đối với sản phẩm màng bọc bảo quản thực phẩm PVC tại 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu kiểm nghiệm sẽ tập trung vào các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    [​IMG]
    Chuyên gia khuyên không nên sử dụng màng bọc PVC để bọc thực phẩm

    Cách nhận biết màng bọc thực phẩm độc hại

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, không nên dùng màng bọc PVC để bọc thực phẩm. Bởi màng nhựa PVC cứng, giòn nên khi sử dụng chất liệu này để làm bao bì thực phẩm, màng bọc, nhà sản xuất thường cho thêm chất hóa dẻo để làm tăng độ dai cho màng bọc. Màng bọc PVC nếu có hàm lượng chất dẻo DEHA cao có thể gây rối loạn hệ thống nội tiết, gây hiện tượng nữ sớm dậy thì, nam vô sinh, đặc biệt là sự phát triển bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ảnh hưởng.

    Chính vì những tạc hại nguy hiểm này, hiện nay, đã có nhiều nước cấm sử dụng chất dẻo DEHA để sản xuất màng bọc thực phẩm. Trung Quốc đưa ra quy định cấm từ năm 2005.

    Để bảo vệ sức khỏe, TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên người dân nên sử dụng màng bọc PE, thay màng bọc PVC vì màng bọc sử dụng chất PE tinh khiết không có độc hại.

    Có 3 cách phân biệt màng bọc PVC và màng bọc PE. Thứ nhất là nhìn màu sắc: cuộn màng bọc màu vàng là PVC, màu trắng là PE. Thứ hai là sờ bằng tay. Màng bọc PE nhìn chung ít dính tay khi sờ vào, dễ dàng bóc ra, còn màng PVC thì dính chặt, không dễ dàng bóc ra. Thứ ba là thử bằng cách đốt cháy. Màng PE đốt cháy nhanh, còn màng PVC sẽ khó bắt lửa hơn và khi cháy có mùi hắc.

    TS Hùng khuyến cáo thêm người tiêu dùng không sử dụng màng bọc thực phẩm ở nhiệt độ cao >70o C, hạn chế sử dụng màng bọc thực phẩm chứa đựng thực phẩm giầu chất béo dầu ăn, pho mát, thịt rán); không gia nhiệt bằng lò vi sóng khi thực phẩm còn bọc cả màng bọc PVC.

    Mai Hương (Khampha.vn)
     
  18. meyuna79

    meyuna79 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    2,899
    Đã được thích:
    422
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 20/08/2013: VN phát hiện màng bọc thực phẩm nhiễm chất độc

    Ăn cũng chít ko ăn cũng chít, thôi kệ, ăn cho đã đời rồi chít hihihihi
     
  19. mecun14410

    mecun14410 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/8/2013
    Bài viết:
    8,010
    Đã được thích:
    1,123
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: 20/08/2013: VN phát hiện màng bọc thực phẩm nhiễm chất độc

    thế này thì còn ăn uống gì nữa
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 20/08/2013: VN phát hiện màng bọc thực phẩm nhiễm chất độc

    TP.HCM bắt và tiêu hủy hơn 2 tạ lòng trâu, bò lậu

    Cơ quan chức năng liên ngành quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã bắt giữ và tiêu hủy 228 kg lòng trâu, bò không rõ nguồn gốc.
    Hãy đón đọc sự kiện Kinh hoàng thực phẩm để cảnh giác trước những thực phẩm bẩn đang lan tràn hiện nay.

    Tin từ Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương cho hay, trong tuần từ 7/8/2013-14/8/2013, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xử lý vi phạm hành chính nhiều vụ buôn lậu và thu giữ, tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc.

    Trong đó, đáng chú ý ngày 7/8/2013, liên ngành quận Bình Thạnh đã xử lý tiêu huỷ 228 kg lòng trâu, bò không rõ nguồn gốc. Ngày 13/8/2013 liên ngành quận Thủ Đức tiêu huỷ 121 con heo sữa, 80kg thịt chó và 92 con chim không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

    [​IMG]
    Nội tạng bẩn không rõ nguồn gốc bị bắt giữ (Ảnh minh họa)

    Đội Quản lý thị trường Củ Chi, Hóc Môn, 12B (TP.HCM) đã kiểm tra 18 vụ vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, tạm giữ 12.592 bao. Số thuốc lá này được nhập lậu và vận chuyển từ hướng các tỉnh biên giới Tây Nam. Đội Quản lý thị trường 5B kiểm tra và tạm giữ 2.000kg hoá chất công nghiệp (soda Ash, Sodium Sulphate…) do Trung Quốc sản xuất không có hoá đơn chứng từ và hạn sử dụng.

    Việc kiểm tra trên nằm trong kế hoạch kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường thường kỳ của Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM. Ngoài thuốc lá nhập lậu, động vật và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, còn có một số hàng hoá nhập khẩu không có chứng từ hoá đơn cũng bị bắt giữ như đường cát Thái Lan, hoá chất công nghiệp Trung Quốc , vải, dép nhựa Trung Quốc …

    Trước đó, nhiều vụ bắt giữ nội tạng, thực phẩm lậu, bẩn cũng được các lực lượng chức năng bắt giữ. Điển hình là vụ, ngày 11/8, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện xe ô tô tải BKS 14C-072.00 đang vận chuyển một lượng lớn mỡ và tóp mỡ bẩn vào nội địa tiêu thụ. Khi bị bắt giữ, có gần 2 tấn mỡ và tóp mỡ để trong 5 can nhựa và các thùng nhựa giấu ở phía dưới đáy xe và được che phủ bởi các loại hàng hóa khác. Toàn bộ số mỡ trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và đang trên đường vận chuyển từ Móng Cái về nội địa tiêu thụ.

    Tại Hà Nội, ngày 28/7, tổ công tác đội CSGT số 14 phát hiện xe tải BKS 99C - 001.28 chở 7 thùng xốp lớn nằm trong thùng xe tải đều là nội tạng lợn. Ước tính có khoảng gần 1 tấn nội tạng lợn đang bắt đầu có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi thối. Tài xế xe là Trương Đình Thịnh, sinh năm 1988, thường trú tại Yên Phong, Bắc Ninh không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến số hàng.

    Thu Hoài (Khampha.vn)
     

Chia sẻ trang này