31/01/2015: Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi hienbt79, 29/5/2013.

  1. Bố Thịt Chua

    Bố Thịt Chua Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/7/2013
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Một điều nhận biết Cua Nuôi hay Cu đồng là : CUA đồng rất hung hăng, càng hay cặp ( kể cả con bé) Còn cua nuôi hiền khô, ko phản ứng gì.? Khi mua Cua các mẹ chú ý điểm này nhé./.
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 21/08/2013: TP.HCM bắt và tiêu hủy hơn 2 tạ lòng trâu, bò lậu

    Thu hơn 1 tấn thịt bò, chân gà hết hạn dùng

    Lực lượng CSGT phát hiện xe ô tô tải điều khiển hướng Hạ Long – Móng Cái chở hơn 200kg thịt bò và 800kg chân gà đông lạnh đều đã quá hạn sử dụng, không giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

    Khoảng 4 giờ 20 ngày 22.8, tại thôn Cái Tăn, xã Cộng Hòa, TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh, Công an thành phố đã phát hiện 14.616 con giống gia cầm được vận chuyển trên xe Ford 16 chỗ ngồi BKS 63B – 001.78, do Nguyễn Văn Quý (SN 1985, trú tại thôn Nam, xã Phú Hải, Hải Hà, Quảng Ninh) điều khiển.

    Kiểm tra khu vực gần đó, công an còn phát hiện 18.212 con gà giống nhập lậu được tập kết ở một bãi đất trống. Quý khai nhận chở thuê số gà trên cho một người không quen biết từ Móng Cái về khu vực Cái Tăn với giá 2 triệu đồng.

    [​IMG]
    Thịt bò, chân gà hết đát bị công an thu giữ.

    Trước đó, khoảng 3 giờ ngày 21.8, lực lượng CSGT phát hiện xe ô tô tải BKS 34M – 4275 do Nguyễn Danh Quân (SN 1987, trú tại Kim Thành, Hải Dương) điều khiển hướng Hạ Long – Móng Cái, trên xe chở hơn 200kg thịt bò và 800kg chân gà đông lạnh đều đã quá hạn sử dụng, không giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

    Theo Hoàng Anh Tuấn – N.K (Dân Việt)
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 23/08/2013: Thu hơn 1 tấn thịt bò, chân gà hết hạn dùng

    Kinh hãi gà nhuộm bột sắt, trà chứa chất cấm

    Gia cầm nhuộm bột sắt, ép chín sầu riêng bằng hóa chất, nhiều mẫu trà nhiễm chất cấm... là những thông tin liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm đáng chú ý trong tuần qua (19/8-25/8).

    Bắt quả tang 3 cơ sở nhuộm gia cầm bằng bột sắt

    Ngày 22/8, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP.HCM phát hiện một số đối tượng đang tổ chức giết mổ gia cầm trái phép tại khu đất trống thuộc tổ 6, ấp 3, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.

    Các đối tượng nhanh chóng tẩu tán các tang vật vi phạm, tại hiện trường, chỉ còn vài con vịt sống và vịt đã được giết mổ, cùng với một số dụng cụ dùng để giết mổ, đặc biệt là có một hộp hóa chất màu vàng dùng để nhuộm gia cầm sau khi giết mổ. Lò giết mổ dơ bẩn của ông Nguyễn Như Phong cùng những chén huyết nằm la liệt dưới đất.

    [​IMG]

    Cùng ngày, đơn vị trên đã xử lý ba trường hợp vận chuyển gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc; tiêu huỷ 184 con gà, vịt lông và 60 con vịt làm sẵn (trọng lượng 413 kg). Trước đó, ngày 21/8, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh phát hiện ông Nguyễn Như Phong tạm trú tại nhà không số, ấp 1, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh đang tổ chức giết mổ gia cầm trái phép.

    Tổ công tác tiêu huỷ: 14 con vịt đã cắt tiết; 114 con gà, vịt lông; 4 kg huyết tươi (tổng trọng lượng 280kg) và một số dụng cụ để giết mổ; 6 kg nhựa thông và 1,6 kg bao bì của cơ sở giết mổ gia cầm Đại Nam.

    Sữa New Zealand lại dính scadal nhiễm nitrate

    Ngày 19/8, chính quyền New Zealnd đã tuyên bố hủy bỏ giấy phép xuất khẩu bốn kiện lactoferrin sản xuất tại một nhà máy của hãng Westland ở Hokitika, trên bờ biển phía tây đảo South Island vì bị nhiễm hàm lượng nitrate quá mức cho phép. Tuy nhiên, các quan chức New Zealand khẳng định, chưa có sản phẩm nào trong số này tới tay người tiêu dùng.

    Công ty bơ sữa Westland tuyên bố, mọi sản phẩm bị ảnh hưởng đã được phát hiện và cách ly, dù chúng không gây bất kỳ nguy cơ nào về an toàn thực phẩm. Lãnh đạo công ty này cho hay, 2 mẻ hàng lactoferrin không đạt chuẩn nói trên có tổng trọng lượng là 390kg. Việc kiểm nghiệm thường lệ trước khi xuất khẩu đã không phát hiện ra chúng chứa hàm lượngh nitrat vượt mức cho phép của New Zealand.

    Mặc dù chính quyền New Zealand đã lên tiếng trấn an phía Trung Quốc nhưng Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm tra và kiểm dịch Trung Quốc vẫn ngưng nhập khẩu tất cả các sản phẩm sữa của Westland, đồng thời yêu cầu các công ty sữa khác của New Zealand phải cung cấp báo cáo thử nghiệm nitrat.

    Thu hơn 1 tấn thịt bò, chân gà hết hạn dùng

    Khoảng 4 giờ 20 ngày 22.8, tại thôn Cái Tăn, xã Cộng Hòa, TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh, Công an thành phố đã phát hiện 14.616 con giống gia cầm được vận chuyển trên xe Ford 16 chỗ ngồi BKS 63B – 001.78, do Nguyễn Văn Quý (SN 1985, trú tại thôn Nam, xã Phú Hải, Hải Hà, Quảng Ninh) điều khiển.

    [​IMG]
    Thịt bò, chân gà hết đát bị công an thu giữ.

    Trước đó, khoảng 3 giờ ngày 21.8, lực lượng CSGT phát hiện xe ô tô tải BKS 34M – 4275 do Nguyễn Danh Quân (SN 1987, trú tại Kim Thành, Hải Dương) điều khiển hướng Hạ Long – Móng Cái, trên xe chở hơn 200kg thịt bò và 800kg chân gà đông lạnh đều đã quá hạn sử dụng, không giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

    Ép chín hàng tấn sầu riêng bằng hóa chất

    Để những trái sầu riêng được chín đều, màu sắc bắt mắt thì những thương lái đã tiến hành dùng hóa chất độc hại để ép hàng nghìn tấn sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) chín.

    Theo phản ánh của người dân thì thời gian này một số thương lái đến Khánh Hòa thu gom sầu riêng nhưng điều đáng nói là họ tổ chức thu mua cả vườn, thu mua cả những trái còn xanh non. Sau đó các thương lái tiến hành nhúng trái sầu riêng vào một loại hóa chất đã hòa sẵn với mục đích ép trái chín rồi đưa ra thị trường.

    [​IMG]
    Kinh hãi gia cầm nhuộm bột sắt, ép sầu riêng chín bằng hóa chất 3Hàng ngàn tấn sầu riêng bị các thương lái ép chín bằng hóa chất - (Ảnh: SGGP).

    Khi sầu riêng được nhúng hóa chất thì đều chín nhanh, màu sắc bắt mắt và giống hệt như sầu riêng chín tự nhiên. Qua tìm hiểu thì loại hóa chất mà các thương lái dùng nhuộm trái có mác “Trái Chín” được sản xuất tại TP.HCM.

    Ông Trần Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, nói: “Việc thương lái dùng hóa chất kích thích sầu riêng chín sớm, đồng đều là có, tuy nhiên rất khó kiểm soát. Trước mắt, UBND huyện khuyến cáo người dân không nên lạm dụng các loại hóa chất này để kích trái chín, chỉ sử dụng thuốc bảo quản cho trái cây khi vận chuyển đi xa. Sau sự việc này, huyện sẽ có những cuộc họp bàn để tìm giải pháp cụ thể hơn”.

    Nem, giò ngon nhờ thịt thiu ướp hàng chục loại hóa chất

    Để có được màu sắc, hương vị chả lụa, nem, cá viên, bò viên… bắt mắt, ngon lành, người sản xuất thường bỏ vào hàng chục loại chất phụ gia.

    Trong vai người bán thịt heo, hàng ngày dư một lượng thịt muốn làm chả lụa, chúng tôi tiếp cận một điểm chuyên cung cấp máy xay giò chả ở quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM.

    [​IMG]
    Nhiều thứ hóa chất được sử dụng trong quá trình làm chả, giò lụa, nem, cá viên...

    Ông Đức tiết lộ, nếu chất lượng thịt không đảm bảo (dạng thịt ôi) thì tăng nhiều phụ gia hơn bình thường cũng chẳng ai biết. Chẳng hạn, bột giúp nem, chả dai giòn, bột chống mốc, bột giữ cho giò chả có màu trắng, không bị nhớt, có thể treo lủng lẳng ngoài chợ ba đến bảy ngày không sợ bị hư, hay bột giúp bề mặt chả mịn.

    “Thậm chí, không cần phải dùng tỏi tươi, mà chỉ cần dùng bột tỏi công nghiệp… để giảm chi phí. Các phụ gia này được bỏ vào trong quá trình xay thịt nên không ai biết". Ông Đức cũng không gói chả bằng lá chuối truyền thống màgói bằng lá chuối giả làm bằng nhựa PE…

    Nhiều mẫu trà nhiễm chất cấm

    Ngày 21/8, Chi cục quản lý chất lượng nông sản và thủy sản tỉnh Lâm Đồng đã công bố kết quả phân tích các mẫu trà lấy tại các cơ sở liên quan đến vụ “Lộ diện đường dây làm trà bẩn” đã phát hiện dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất.

    Theo đó, hai mẫu trà đen lấy tại cơ sở sản xuất trà Hồng Thoại (chủ cơ sở là bà Nguyễn Thị Hồng, ở Đại Lào, TP Bảo Lộc) đều có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép so với quy định. Trên các mẫu trà lấy tại đây, cơ quan chức năng đều phát hiện những chất cấm sử dụng trong sản xuất nguyên liệu trà: fenvalerate, hexaconazol, profenofos. Những chất này dùng pha chế thuốc bảo vệ thực vật, thường được sử dụng trên cây lúa. Hai mẫu trà lấy tại cơ sở kinh doanh trà Ngọc Dung (chủ doanh nghiệp Võ Tấn Ngọc, P.Lộc Tiến, TP Bảo Lộc) cũng có kết quả phân tích tương tự.

    Mẫu trà lấy tại doanh nghiệp sản xuất trà Đặng Gia (P.Lộc Châu, TP Bảo Lộc) có chất fenvalerate cấm sử dụng trong sản xuất nguyên liệu trà. Các mẫu trà của Công ty cổ phần Trà Lâm Đồng đều đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, mặc dù trước đó cơ quan chức năng xác định hai cơ sở Ngọc Dung, Hồng Thoại là nơi cung cấp hàng với số lượng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trà Đặng Gia và Công ty cổ phần Trà Lâm Đồng.

    Hồng Anh (T.H) (Khampha.vn)
     
  4. nghecon_2812

    nghecon_2812 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/10/2011
    Bài viết:
    860
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 23/08/2013: Thu hơn 1 tấn thịt bò, chân gà hết hạn dùng

    eo ơi, ghê quá, hôm qua e vừa ăn một quả sầu riêng to đùng, sao mn ko đưa sớm để e đề phòng. Giờ chẳng tin vào điều gì cả, chắc cây nhà lá vườn là tốt nhất, vậy mới cảm ơn LCM vì nhờ LCM mà các mẹ biết đến nhau, chia sẻ những gì tốt nhất cho nhau.
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 26/08/2013: Kinh hãi gà nhuộm bột sắt, trà chứa chất cấm

    Bắt 1,5 tấn mực khô đàn hồi như cao su

    [​IMG]

    Ngày 27/8, Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã phát hiện xe khách mang BKS 57K – 1493 vận chuyển 1500 kg mực khô không có giấy tờ hợp lệ.

    Lái xe Trần Văn Minh (trú tại Vĩnh Hưng, Long An) cho biết đang chở số mực này từ Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh. T

    Toàn bộ 1500 kg mực khô này đã được xé nhỏ, qua kiểm tra cho thấy sợi mực này đàn hồi như dây thun, cao su. Một thành viên đoàn kiểm tra cho biết, có khả năng mực này có chứa chất cao su. T

    ại thời điểm kiểm tra, lái xe Trần Văn Minh không xuất trình được bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến số hàng này. Đây là số mực được phát hiện lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

    Hiện, Đội quản lý thị trường số 4, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đang tạm giữ lô hàng, lấy mẫu kiểm định và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo Ngọc Trân (Khampha.vn)
     
  6. nghecon_2812

    nghecon_2812 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/10/2011
    Bài viết:
    860
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 26/08/2013: Kinh hãi gà nhuộm bột sắt, trà chứa chất cấm

    Lại một món ngon nữa phải từ bỏ sao? tại sao lại như vậy nhỉ, chỉ vì đồng tiền mà hại người sao? nhiều lúc thấy đồng tiền thật đáng sợ.
     
  7. vongdautam

    vongdautam Cơ sở sản xuất vòng dâu tằm An huy 0909886836

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    16,613
    Đã được thích:
    3,126
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: 28/08/2013: Bắt 1,5 tấn mực khô đàn hồi như cao su

    eo ơpi nhiều món ghê quá.....................
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 28/08/2013: Bắt 1,5 tấn mực khô đàn hồi như cao su

    Sừng tê giác chứa chất bảo quản gây hại

    “Số sừng tê giác mà người dân đang mua với mục đích chữa bệnh có thể là những chiếc sừng đã được tiêm đầy hóa chất bảo quản, rất hại cho sức khỏe con người. Những chiếc sừng ấy chính là hiện vật đã bị lấy trộm từ rất nhiều bảo tàng động vật trên thế giới”.

    Bà Teresa Telecky - Giám đốc Bộ phận loài hoang dã thuộc Tổ chức Humane Society International (HSI) chia sẻ khi nói về thực trạng sử dụng sừng tê giác rất phổ biến của người Việt Nam hiện nay. Theo bà Teresa, những công dụng của sừng tê giác được mô tả như là liều thuốc thần kỳ có thể chữa bách bệnh, kể cả ung thư chỉ là những lời "thêu dệt" không có căn cứ.

    "Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có chất Keratin (như móng tay người) và một số thành tố khác có hại cho sức khỏe con người" – Bà Teresa Telecky nói.

    Theo công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1994, các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên sẽ được bảo vệ và kiểm soát hoạt động buôn bán một cách chặt chẽ để tránh đe dọa sự sống còn của các loài này nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong tự nhiên.

    Tuy nhiên, tính từ đầu năm 2008 đến nay, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho biết toàn ngành đã bắt giữ được 13 vụ vận chuyển, có dấu hiệu buôn bán trái phép sừng tê giác, với số lượng lên tới 121,5kg. Theo Tổng cục Hải quan, đa số sừng tê giác nhập lậu có nguồn gốc từ Nam Phi, được vận chuyển về Việt Nam qua đường hàng không rồi tiêu thụ trái phép trong nước hoặc để buôn lậu sang Trung Quốc.

    Bà Kgomotso Ruth Nagau, Đại sứ nước cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam cho biết: Từ đầu năm 2013 đến nay, có 583 cá thể tê giác tại Nam Phi đã bị những kẻ săn trộm giết chết để lấy sừng, phần lớn số sừng này được mang về châu Á tiêu thụ, trong đó có Việt Nam. Việc khẩn cấp giảm cầu đối với sừng tê giác ở Việt Nam là hành động tích cực nhằm chấm dứt thị trường buôn bán trái phép sừng tê giác. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để cứu lấy sự tồn tại của loài tê giác tại Nam Phi.

    Đồng thời, vị Đại sứ Nam phi cũng cảnh báo: "Nếu chúng ta không có những biện pháp hành động kịp thời thì tê giác đen và tê giác trắng trong tự nhiên sẽ tuyệt chủng chỉ trong một thời gian ngắn, rất có thể trước năm 2016”.

    Về phía cơ quan quản lý của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng ban chỉ đạo liên ngành thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã, ông Hà Công Tuấn khẳng định: "Hợp tác quốc tế là một yêu cầu cần thiết trong việc bảo tồn động vật hoang dã. Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong công ước quốc tế về bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng như: tê giác, voi, gấu và hổ.."

    Mỗi năm, Nam Phi chi hàng triệu đô la để cố gắng ngăn chặn nạn săn bắn trộm tê giác lấy sừng. Tuy nhiên, ngoài những kẻ săn trộm đang bị bắt giữ, nạn săn bắn bất hợp pháp vẫn tiếp tục diễn ra rất mạnh do nhu cầu lớn ở các nước khu vực châu Á đẩy giá sừng tê giác lên rất cao.

    Nam Phi, Kenya, Zimbabwe và Ấn Độ đều đã báo cáo bị mất một số lượng lớn tê giác bởi những kẻ săn trộm. Trong ba năm qua, các nhà bảo tồn động vật liên tục cảnh báo cả hai loài tê giác đen và trắng ở Nam Phi có thể tiến rất gần tới tuyệt chủng trong năm 2016 nếu việc săn bắn trái phép vẫn diễn ra như hiện nay.

    Ông William Fowlds, một bác sĩ thú y về động vật hoang dã của Nam Phi, người chuyên điều trị các vết thương cho tê giác bị săn trộm sừng cho biết: "Với khoảng cách hàng ngàn dặm, sự đau đớn của loài tê giác ở nước tôi có thể không gây ấn tượng với những người đang sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi ở đây để nhắc nhở mọi người rằng sừng tê giác khi đến Việt Nam đã được lấy một cách tàn nhẫn từ con vật khi chúng vẫn còn sống. Đối với tôi, đó là thực tế đau lòng khi hằng ngày phải chứng kiến việc săn trộm tê giác lấy sừng cho những mục đích vô lý của con người".

    Ngày 27/8, Cơ quan quản lý Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) đã phối hợp cùng Tổ chức Humane Society International (HSI) phát động chiến dịch nâng cao nhận thức - Giảm cầu sử dụng sừng tê giác trong cộng đồng Việt Nam. Chiến dịch hướng tới đối tượng chính là các doanh nhân, phụ nữ, sinh viên và các bác sĩ Đông Y thường sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc.

    Theo Quang Thủy (Khampha.vn)
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 29/08/2013: Sừng tê giác chứa chất bảo quản gây hại

    Phát hoảng vì sữa đậu nành làm từ... hóa chất

    Chỉ với 80.000 đồng mua 1 kg bột sữa là có thể pha chế được 200 ly sữa đậu nành mà không phải mất công nấu đậu.Kinh hãi gia cầm nhuộm bột sắt, ép sầu riêng chín bằng hóa chấtPhát hoảng với bánh phở chứa chất cực độc, mì làm bằng cao suRùng mình những loại thực phẩm ướp đầy hóa chất

    1 kg bột sữa pha được 200 ly sữa đậu nành

    Từ lâu, chợ Kim Biên vốn nổi tiếng với các mặt hàng hóa chất được bày bán công khai. Cụ thể, chỉ cần một số tiền nhỏ bỏ ra là người tiêu dùng có thể mua được rất nhiều loại bột pha chế khác nhau. Từ hóa chất tạo độ ngọt cho nồi nước lèo bún bò đến pha chế trà chanh, tạo hương trà sữa và cả các loại chất lỏng pha chế sữa tắm, làm sữa đậu nành...

    [​IMG]
    Chợ Kim Biên bán đầy đủ các loại hóa chất.

    Trong vai một tiểu thương nhỏ muốn mở hàng bán sữa đậu nành vỉa hè ở cổng trường đại học nhân dịp khai giảng sắp tới, chúng tôi khăn gói vào chợ hỏi mua loại bột làm sữa này. Dạo một vòng quanh các cửa hàng bán hóa chất thực phẩm, chúng tôi ghé vào sạp số 6, tên cô T (chợ Kim Biên - quận 5) có bày rất nhiều các loại can xanh, trắng và túi nilon ghi nhiều loại hương liệu như: hương chanh, đậu nành, đậu xanh...

    [​IMG]
    Bịch bột pha chế 200 ly sữa đậu nành có giá 80.000 đồng/kg.

    Khi biết chúng tôi chuẩn bị mở quán bán sữa đậu nành vỉa hè, cô T nhiệt tình tư vấn mua loại bột béo màu trắng đục, có giá 80.000 đồng/kg. Theo cô T hướng dẫn thì "chỉ cần đun sôi nước rồi cho vài muỗng bột vào khuấy đều lên là có thứ nước màu trắng sữa giống như đậu nành. Tiếp đến, cưng cho thêm ít giọt tạo mùi thơm của đậu nành vào khuấy đều lên là đem bán được rồi". Được biết, 1 kg loại bột sữa này có thể làm ra 200 ly đậu nành loại 5.000 đồng thường được bán ở vìa hè.

    Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 buổi sáng có đến 10 người lại hỏi mua bột sữa nay đem về khuấy bán. Hầu hết họ đều là mối quen, mỗi lần lấy 10kg là ít nhất nên cô T nhìn thấy họ tới là vào trong đem 1 bịch to rồi tính tiền là xong. "Giờ đậu tương mắc, mua về xay rồi bán lấy đâu ra lãi. Chưa kể tiền ly nhựa, ống hút, túi nilon gói...mất nhiều tiền nữa thì lấy đâu ra lãi. Vậy nên cưng mua loại bột này làm sữa đậu nành là đúng bài rồi", nói rồi cô T nhanh tay gói cho chúng tôi giói bột 1kg vừa mua và thêm chai nhựa nhỏ tạo hương đậu nành với giá 15.000 đồng/chai và dặn khi nào lấy nhiều cứ alo là có hàng, không sợ thiếu.

    [​IMG]
    Chai nước tạo hương sữa đậu nành 15.000 đồng/chai.

    Quan sát gói bột có màu trắng đục, bên ngoài không có bất kỳ một thông tin gì của nhà sản xuất cũng như hạn sử dụng..., chúng tôi ngờ vực hỏi loại này xuất xứ ở đâu, cô T trấn an: "Cứ yên tâm, hàng xịn, giá tiền hợp lý, được nhập về từ nước ngoài". Hỏi cô nước ngoài là quốc gia nào, cô bảo cô cũng không biết, dân buôn đem tới thì lấy thôi, nghe đâu là nhập từ bên Trung Quốc về.

    Lời giải thích qua loa của cô T khiến chúng tôi không tìm được thêm thông tin gì về xuất xứ loại bột này. Tuy nhiên, cũng không ai quan tâm đến điều đó, vì họ chỉ cần biết cách pha chế thế nào để cho ra những ca sữa đậu nành ngon vào ngày mai thôi. Theo bật mí của một bạn hàng quen nhà cô T thì: "Chúng tôi thường cho thêm vài giọt tạo hương đậu nành vào nồi sữa là đảm bảo ngon đúng điệu, không ai nhận ra gì cả". Ngoài ra, họ còn tạo độ ngọt cho sữa bằng đường hóa học.

    Vậy nên khi nhấp một ngụm đậu nành làm từ loại bột sữa không nguồn gốc trên, chúng tôi thấy hương vị không khác mấy so với loại đậu nành mới xay. Có chăng là vị ngọt lợ nhiều hơn.

    Rất khó phân biệt


    Đem thắc mắc về loại bột sữa không rõ nguồn gốc này đi hỏi bà Tô Thị Hằng, làm việc tại Công ty giám định Vinacontrol (chi nhánh TP.HCM), chúng tôi được nghe giải thích rằng: "Rất khó để giám định được sữa đậu nành thật, giả nếu chỉ nhìn bằng mắt thường hay phân biệt qua đường mũi. Hiện, chúng tôi chưa xác định được loại bột này có chứa các thành phần hóa chất nào. Nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng".

    [​IMG]
    Hàng sữa đậu nành bán rong vỉa hè - (Ảnh: Tiền Phong).

    Được biết, người dân Sài Gòn rất thích uống sữa đậu nành vì thời tiết nóng bức. Thế nên, khi chưa xác định được thành phần chính trong gói bột tạo ra sữa đậu nành này, người tiêu dùng nên sử dụng các thực phẩm an toàn, có chứng nhận y tế hoặc tự xay uống.

    Hiện nay, việc quản lý mua bán các loại hóa chất ở chợ Kim Biên diễn ra công khai, không cần nhiều tiền, bạn vẫn có thể dễ dàng mua được loại hóa chất về pha chế mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Do vậy, người tiêu dùng nên chọn cách ăn chín, uống sôi, ăn nơi hàng quán uy tín, an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh bỏ tiền ra mua nhầm phải hóa chất về sử dụng.

    (afamily.vn)
     
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 29/08/2013: Phát hoảng vì sữa đậu nành làm từ... hóa chất

    100kg thịt heo thối suýt tuồn vào thị trường

    Ngày 28.8, Trạm Kiểm dịch Măng Khênh (thuộc xã Đăk Man, huyện Đăk Glei, Kon Tum) đã phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 100kg thịt heo thối tịch thu được trên xe khách chạy tuyến Bắc - Nam.
    Hãy đón đọc sự kiện Kinh hoàng thực phẩm để cảnh giác trước những thực phẩm bẩn đang lan tràn hiện nay.

    [​IMG]
    100kg thịt heo thối bị bắt giữ

    Sáng 27.8, lực lượng CSGT Công an tỉnh Kon Tum tiến hành kiểm tra xe khách biển số 48B-00089 do Nguyễn Công Khoan (27 tuổi, ngụ tỉnh Đăk Nông) điều khiển, phát hiện trên xe chở số lượng lớn thịt heo đang phân hủy.

    Theo Tiến Thành (Dân Việt)
     
  11. memai87

    memai87 HẢI SẢN TƯƠI SỐNG

    Tham gia:
    3/8/2012
    Bài viết:
    71,982
    Đã được thích:
    17,855
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: 29/08/2013: Phát hoảng vì sữa đậu nành làm từ... hóa chất

    E cũng mới nghe vụ này
    may mà lâu lắm rồi ko dùng sữa đậu lành
     
  12. Tat_Xuat_Khau

    Tat_Xuat_Khau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    14/2/2012
    Bài viết:
    4,852
    Đã được thích:
    531
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 30/08/2013: 100kg thịt heo thối suýt tuồn vào thị trường

    Càng ngày càng thấy lo về thực phẩm nha.haiz
     
  13. mecun14410

    mecun14410 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/8/2013
    Bài viết:
    8,010
    Đã được thích:
    1,123
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    cảm ơn chủ top nha thế này thì ko dám ăn gì luôn
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 30/08/2013: 100kg thịt heo thối suýt tuồn vào thị trường

    Chiêu bẩn: Bơm nước vào bò để thu lợi

    Khi lực lượng chức năng lập biên bản thì chủ bò bỏ chạy khỏi lò mổ. Tại hiện trường có 7 con bò được bơm nước no căng.

    Như NTNN đã thông tin, đoàn kiểm tra liên ngành Chi cục Thú y TP.Đà Nẵng đã kiểm tra và bắt quả tang 3 cơ sở bơm nước vào bò nhằm thu lợi từ trọng lượng tăng lên. “Công nghệ” bơm nước này được rất nhiều lò mổ trên địa bàn Đà Nẵng “áp dụng”...

    Bơm no nước cho đến chết

    3 cơ sở bị đoàn kiểm tra bắt quả tang là lò giết mổ gia súc do bà Hoàng Thị Minh Huy (60 tuổi, đường Lê Trọng Tấn, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) làm chủ và 2 cơ sở giết mổ thuộc hợp tác xã (HTX) Hòa Thọ Tây và Trung tâm Chế biến gia súc, gia cầm Đà Nẵng (ở Đà Sơn, Hòa Sơn, huyện Hòa Vang). Theo đoàn kiểm tra, tất cả các cơ sở trên đều có hành vi bơm nước vào bò để gia tăng trọng lượng.

    [​IMG]
    Con bò được bơm nước no căng trước khi mổ

    Cơ sở giết mổ bò thuộc HTX Hòa Thọ Tây nằm trong một con hẻm nhỏ, rộng chừng 1.000m2. Khi cơ quan chức năng đến, nơi đây có 14 con bò được đưa từ Bình Định ra, chuẩn bị mổ. Trước khi giết mổ, các con bò được người làm công của các chủ bò đưa một ống nước dài 1,5m vào dạ dày bò rồi bơm nước vào.

    Khi phát hiện cơ quan chức năng đến, họ lập tức rút ống nước ra khỏi miệng bò và làm như đang tắm cho bò. Tại hiện trường, có 7 con bò được bơm nước no căng. Khi lực lượng chức năng lập biên bản thì chủ bò bỏ chạy khỏi lò mổ.

    Tại lò mổ bà Hoàng Thị Minh Huy, cơ quan chức năng ghi nhận có 30 con bò được đưa từ các nơi về chuẩn bị mổ. Tất cả những con bò này cũng đang trong tình trạng bị bơm nước vào no căng. Thậm chí, khi cơ quan chức năng còn phát hiện bò được bơm căng nước chưa kịp mổ đã lăn đùng ra chết.

    Lý giải cho việc làm này, bà Huy thú nhận, các lò mổ trên địa bàn Đà Nẵng đều bơm căng nước vào bò trước khi mổ, mình không làm sẽ thiệt.

    [​IMG]
    Khi lực lượng chức năng kiểm tra, người làm công của chủ bò rút ống ngay lập tức, giống như đang tắm cho bò (trên tay vẫn còn cầm đoạn ống- Ảnh do chi cục cung cấp)

    Ông Trần Tới - Chi cục phó Chi cục Thú y Đà Nẵng cho biết, cơ quan chức năng phải kiểm tra đột xuất mới phát hiện sai phạm của các chủ lò mổ bò. “10 đêm lực lượng chức năng đi kiểm tra thì các chủ lò mổ tắt điện, đóng cửa, nói là không giết mổ. Chỉ kiểm tra đột xuất mới phát hiện được” - ông Tới nói.

    Mất 35 lít nước thu thêm 4 triệu đồng

    Theo ước tính, hiện trung bình mỗi ngày các cơ sở giết mổ bò tại Đà Nẵng giết mổ hàng trăm con, với khoảng hàng chục tấn thịt bò được xuất bán ra ngoài thị trường. Bà H (nhân vật yêu cầu giấu tên), một đầu nậu buôn thịt bò ở TP.Đà Nẵng, tiết lộ: “Ở tất cả các cơ sở giết mổ, hành vi bơm nước vào bò, nơi nào cũng có.

    Kỹ thuật của họ rất tinh vi, ít ai có thể phát hiện”. Theo những người làm việc ở các lò mổ, hành vi bơm nước vào bò này xuất hiện gần đây. Hàng ngày, những người làm công đặt ống vào miệng bò, sau đó bơm nước máy vào dạ dày bò. Quy trình bơm nước vào bò bắt đầu từ 2 giờ chiều đến 10 đêm, để cho nước thẩm thấu vào trong thịt nhằm tăng trọng lượng. Sau đó đến 12 giờ đêm, bò được đưa đi mổ.

    [​IMG]
    Lực lượng chức năng phát hiện những đoạn ống nước dài đưa vào con bò để đưa nước vào

    Một chủ đầu nậu cho biết, các chủ lò mổ vừa đặt ống nước vào miệng bò, vừa tiêm cho bò vài xi lanh nước muối để giữ nước trong bò không ra ngoài qua đường tiểu. “Dù biết, chúng tôi cũng không dám nói vì sợ các chủ lò mổ cắt nguồn hàng” – một đầu nậu nói. Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, mỗi một con bò trước khi mổ, ít nhất bị chủ lò mổ bơm vào khoảng 35-40 lít nước, làm tăng lợi nhuận cho chủ lò 3-4 triệu đồng/con.

    Theo ông Trần Tới, việc ngăn cấm hành vi này đối với các chủ lò mổ là khó khăn, vì rất khó phát hiện và xử lý dứt điểm. Hành vi bơm nước vào bò, chỉ bị xử phạt 3-4 triệu đồng, không thấm vào đâu so với số tiền lời tăng thêm thu được.

    Ông Lê Văn Chánh - Phó phòng Thanh tra pháp chế Chi cục Thú y Đà Nẵng cho biết, đây là một hành vi gian lận thương mại, liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và tính nhân đạo. Thường nguồn nước bơm vào bò được đóng ngay tại lò mổ. Trong khi nơi này nguồn nước rất ô nhiễm vì nơi giết mổ rất mất vệ sinh. Khi nguồn nước thẩm thấu qua vi mạch nhiễm vào thịt, thịt bò sẽ nhiễm vi sinh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Ông Chánh cũng cho biết, hiện chi cục đã tăng cường kiểm tra các lò mổ trên địa bàn. Khi phát hiện hiện tượng bơm nước vào bò, cơ quan chức năng đã bố trí lực lượng trực tại các lò mổ 24/24 giờ nhằm giám sát. Thế nhưng, các thương lái bò đưa bò bơm nước vào các lò mổ ở Quảng Nam và các tỉnh lân cận để mổ, sau đó đem thịt ra ngoài thị trường Đà Nẵng. “Chúng tôi đề nghị các tỉnh lân cận vào cuộc, kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết chấm dứt tình trạng “cưỡng bức” nước vào bò nhằm thu lợi bất chính”- ông Chánh nói.

    Sẽ xử lý nghiêm các đối tượng bơm nước vào bò, lợn

    Hôm qua (29.8), trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Bộ NNPTNT) cho biết, việc bơm nước vào lợn, bò trước khi giết mổ khó có thể đảm bảo được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bởi khi bơm nước vào nước sẽ phá vỡ cơ cấu của thớ thịt, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Ngoài ra, chưa kể tới nguồn nước sử dụng bơm vào lợn, bò có đảm bảo vệ sinh hay không.

    Ông Tiệp cũng cho biết, trước đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo Cục Thú y xác minh, làm rõ sự việc bơm nước vào lợn, bò và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo này cũng được Bộ trưởng Cao Đức Phát nhắc lại tại cuộc họp về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATVSTP tháng 7 vừa qua: “Lưu ý, bơm nước vào lợn, bò và gia cầm để thu lợi bất chính là hành vi gian lận thương mại, vi phạm pháp luật và gây mất ATVSTP. Chúng tôi đã chỉ đạo và bây giờ sẽ tiếp tục yêu cầu hệ thống thú y và các đơn vị có trách nhiệm của Bộ và các địa phương, tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng”- ông Cao Đức Phát nói.

    Trước đó, ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, ngành thú y đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp bơm nước vào bò, lợn. Hiện Cục Thú y đã yêu cầu các địa phương kiểm soát vận chuyển gia súc và kiểm tra, buôn bán, tiêu thụ thịt gia súc tại các chợ, nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ đối với gia súc sống và thịt gia súc có màu sắc bất thường sẽ tiến hành truy xuất nguồn gốc.

    Theo Thanh Xuân (Dân Việt)
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 31/08/2013: Chiêu bẩn: Bơm nước vào bò để thu lợi

    Tạm giữ 1,5 tấn mực xé khô Trung Quốc

    1,5 tấn mực có nguồn gốc từ TQ vừa bị Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị tạm giữ vì không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Tin từ Cục Quản lý Thị trường, Bộ Công thương cho hay, vào lúc 20h ngày 26/8/2013, Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Quảng Trị phối hợp với Công an huyện Gio Linh tiến hành dừng phương tiện mang biển kiểm soát 57K – 1493 do tài xế Trần Văn Minh ở địa chỉ: ấp 1 - Hưng Điền A - huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An điều khiển đi từ Hải Phòng vào TP Hồ Chí Minh.

    Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành khám phương tiện theo quy định; tạm giữ hàng hoá chưa xác định được chủ sở hữu gồm: Mực khô xé nhỏ do Trung Quốc sản xuất, số lượng 30 bao, tương đương với 1.500 kg (50kg/bao), không có hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp. Đặc biệt, toàn bộ số mực này cũng không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thực phẩm nhập khẩu và được cất giấu lẫn lộn trong các loại hàng hóa phế phẩm khác.

    Hiện tại, Chi cục Quản lý thị trường Quảng trị đã tạm giữ và phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh làm thủ tục lấy mẫu gửi kiểm định để làm căn cứ thực hiện các bước tiếp theo.

    [​IMG]
    Mực khô xé sợi Trung Quốc bị bắt giữ (Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường Quảng Trị)

    Cục Quản lý thị trường cũng cho hay, trong tháng qua có một vụ việc đáng chú ý khác là ngày 28/8/2013, Đội Quản lý thị trường số 5 tỉnh Bình Dương phối hợp với lực lượng Cảnh sát kinh tế và Thú y kiểm tra tại kho hàng ở khu phố Tân Phú, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An của ông Bùi Văn Thanh (tạm trú tại 84/4 khu phố Nội Hóa 1, phường Bình An, thị xã Dĩ An).

    Quá trình kiểm tra đã phát hiện 2 container chứa hơn 11 tấn xương chân trâu, chân bò, óc bò thối không nguồn gốc xuất xứ, không giấy chứng nhận kiểm dịch.

    Hiện vụ việc đang được Đội Quản lý thị trường số 5 tỉnh Bình Dương phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục được xác minh, làm rõ theo quy định pháp luật.

    Thu Hoài (Khampha.vn)
     
  16. ttnam99

    ttnam99 Nam&Bi yêu thương

    Tham gia:
    18/1/2010
    Bài viết:
    12,831
    Đã được thích:
    3,022
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: 31/08/2013: Chiêu bẩn: Bơm nước vào bò để thu lợi

    đọc thế này thì chắc chả dám ăn cái gì rồi :( khủng khiếp quá.
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 05/09/2013: Tạm giữ 1,5 tấn mực xé khô Trung Quốc

    Sản xuất khô bò từ... thịt heo thối

    Lúc 13 giờ ngày 6-9, Ðội CSÐT về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an quận Bình Tân, TP HCM đã bắt quả tang Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thực phẩm Thanh Ly (trên đường Lê Trọng Tấn, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) sản xuất khô bò từ thịt heo thối.

    Hãy đón đọc sự kiện Kinh hoàng thực phẩm để cảnh giác trước những thực phẩm bẩn đang lan tràn hiện nay.

    Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong kho của công ty này có hơn 6.500 kg khô bò thành phẩm được chế biến từ thịt heo thối và 3.500 kg thịt heo nguyên liệu đang ở giai đoạn phân hủy cùng với nhiều hóa chất, gia vị không rõ nguồn gốc.

    [​IMG]

    Khô bò được Công ty TNHH Thanh Ly sản xuất từ thịt heo thối

    Do bà Nguyễn Thị Thanh Ly, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thực phẩm Thanh Ly, không chứng minh được nguồn gốc nên cơ quan chức năng đã niêm phong số hóa chất, gia vị cũng như lượng thịt heo nói trên để tiếp tục điều tra.

    Theo thông tin từ Công an Bình Tân, đây là cơ sở chuyên sản xuất khô bò với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường TP HCM, Huế và Hà Nội. Nguyên liệu chính để làm khô bò là thịt heo qua quá trình tẩm ướp hóa chất. Công ty này hoạt động từ năm 2007, mỗi ngày "chế biến" khoảng 3 tấn thịt heo thối thành khô bò, bình quân cứ 1 tấn thịt heo thối sẽ cho ra 500 kg khô bò.

    [​IMG]

    Hóa chất để biến thịt heo thối thành khô bò Ảnh: Thành Ðồng

    Theo V.Thuận-T.Ðồng (Người lao động)
     
  18. mecun14410

    mecun14410 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/8/2013
    Bài viết:
    8,010
    Đã được thích:
    1,123
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    thế này thì đúng là ko dám ăn gì hết
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 07/09/2013: Sản xuất khô bò từ... thịt heo thối

    "Giặt" nội tạng thối bằng hoá chất, mổ gia cầm trong nhà vệ sinh

    "Giặt" nội tạng thối bằng hoá chất

    Nội tạng thối tẩy hoá chất được bán tràn lan tại nhiều chợ ở TP.HCM, gia cầm giết mổ trong nhà vệ sinh, bánh kẹo hết hạn, bún phở sử dụng hoá chất... lại một lần nữa khiến người tiêu dùng hoang mang vì thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan.Sốc với sữa đậu nành hoá chất, trái cây tẩm thuốc trừ sâu
    Giặt... nội tạng thối thành món đặc sản

    Trong vai người cần mua buôn nội tạng để làm món nhậu cho khách, phóng viên một tờ báo được một chủ hàng tại chợ tự phát gần cầu Rạch Đĩa 1, đường Lê Văn Lương, P. Tân Hưng, Q.7, TP.HCM đon đả mời mua nội tạng với giá từ 8.000 - 25.000 đồng/kg. Tất cả các loại nội tạng từ heo, trâu, bò đến gà có tất, cần bao nhiêu chủ quầy cũng đáp ứng được.

    Chủ hàng này cho biết, đây đều là nội tạng bẩn được tuồn vào TP.HCM rồi ngâm hóa chất xử lý mùi trước khi đem luộc để không có mùi hôi. Dù nội tạng để lâu ngày bốc mùi ôi thiu nồng nặc nhưng chủ hàng vẫn khẳng định "em giặt kỹ rồi, chế biến xong có tí mùi là em đi bằng đầu”.

    [​IMG]
    Công đoạn “giặt” nội tạng.

    Chứng kiến cảnh các chủ tiệm xử lý nội tạng bằng cách giặt tẩy như… quần áo khiến bất cứ ai cũng phải giật mình và buồn nôn. Sau khi xả nước mạnh để rã đông, cứ một thau nội tạng đầy được ướp với một nắp hóa chất chuyên dùng để xử lý thịt động vật, gia cầm, cá… ươn thối đựng trong chai nước xả vải rồi dùng tay nhồi. Nhồi càng lâu, bọt nhờn đặc quánh nổi lên càng nhiều.

    Khi hỏi về sự độc hại của hóa chất tẩy, chủ quầy trả lời như một chuyên gia trong ngành hóa chất: “Pha đúng liều lượng, một nắp với 5 lít nước là an toàn. Hiện nay, nhiều người dùng thứ này, bán đầy ở chợ Kim Biên”. Thế nhưng khi nội tạng giặt xong, vừa bày lên sàn là ngay lập tức ruồi nhặng bâu kín. Dù nhang muỗi được đốt lên để “đuổi” ruồi, nhưng chẳng ăn thua gì.

    [​IMG]
    Nội tạng luộc bán chung với hàng cá.

    Tại chợ Phước Lộc (đường Đào Sư Tích, huyện Nhà Bè, TP.HCM) - “thánh địa” của nội tạng bẩn, giá nội tạng chỉ 12.000 đồng/kg. Khách có nhu cầu mua từ 3 kg trở lên sẽ được xử lý mùi trước khi giao hàng. Không xử lý bằng loại hóa chất thể lỏng như những nơi khác mà ở đây sử dụng loại bột mịn màu trắng, không mùi. Chỉ sau vài phút, mớ nội tạng đen sì đã trở nên trắng phau.

    Một chủ quầy chia sẻ: “Loại bột này tẩy rửa cực nhanh, giá đắt hơn các loại nước khác. Khi ngâm nội tạng trong nước có pha bột này, không chỉ làm mất mùi hôi, tanh mà còn làm cho nội tạng săn lại, ăn dòn và dai hơn chẳng khác nào nội tạng tươi”. Khi được hỏi về nguồn gốc của nội tạng, người bán có vẻ dè dặt hơn: “Người ta đem đến bỏ”.

    Bác sĩ Phạm Khắc Trí, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Việt - Pháp khuyến cáo: "Ăn nội tạng bẩn qua xử lý bằng hóa chất chẳng khác nào ăn phải thuốc độc. Trong quá trình giết mổ, vận chuyển, nội tạng đã nhiễm mầm bệnh. Bảo quản không đúng cách, hoặc đông lạnh lâu ngày, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi. Nội tạng để lâu ngày có hàm lượng độc tố cao, gây nhiễm khuẩn, vi sinh đường tiêu hóa. Nếu sử dụng nhiều có thể gây ngộ độc, nguy cơ gây ung thư cao, nặng thì chết người ngay sau khi ăn".

    "Hô biến" thịt heo thành khô bò

    Chiều 6-9, Đội cảnh sát kinh tế công an Q.Bình Tân, TP.HCM đã bất ngờ kiểm tra Công ty TNHH sản xuất thương mại thực phẩm Thanh Ly nằm tại số 711 Lê Trọng Tấn (phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân), tạm giữ khoảng 10 tấn hàng hóa có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng. Cụ thể, công ty này đã mua thịt heo về rồi chế biến, tẩm ướp gia vị để “thịt heo biến thành khô bò” nhằm lừa dối khách hàng.

    [​IMG]
    Thịt heo giả thịt bò.

    Khi kiểm tra, bên trong kho xưởng sản xuất la liệt những thau nhôm lớn đựng đầy thịt heo. Nhiều thùng hóa chất màu cam, màu đỏ dùng để tẩm ướp thịt heo cũng được phát hiện. Mặc dù nguyên liệu là thịt heo thế nhưng trong kho lại có hàng trăm thùng khô bò thành phẩm đã được đóng gói kĩ lưỡng để chuẩn bị xuất xưởng.

    [​IMG]
    "Bò khô" giả thành phẩm.

    Theo lời khai của hơn 20 công nhân đang làm việc tại thời điểm kiểm tra, họ sơ chế thịt heo rồi tẩm ướp nguyên liệu để thịt heo thành khô bò, đóng gói bán ra thị trường. Qua kiểm tra ban đầu, các cơ quan chức năng tiến hành tạm giữ khoảng 3,5 tấn thịt heo và 6,5 tấn thịt heo đã biến thành khô bò.

    Nguyễn Thị Thanh Ly (sinh năm 1975, quê Quảng Ngãi) - giám đốc công ty, khai nhận đã mua thịt heo với giá 60.000 đồng/kg. Sau khi chế biến thành khô bò bán với giá hơn 200.000 đồng/kg. Công an Q.Bình Tân đã niêm phong toàn bộ lô hàng và mang mẫu thực phẩm vi phạm đi kiểm tra, xét nghiệm.

    Cơ sở sản xuất bún, phở sử dụng chất tẩy gỉ sét

    Mới đây, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm từ tinh bột ở Vĩnh Long sử dụng axít oxalic - được dùng làm chất tẩy rửa gỉ sét - và chất bảo quản Natri benzoat.

    Cụ thể, theo kết quả công bố ngày 31/8, trong 20 mẫu thực phẩm được sản xuất từ tinh bột lấy tại 12 cơ sở sản xuất, kinh doanh bún, phở, bánh lọt, bánh hỏi… Trong 14 mẫu chứa chất hóa học vượt mức cho phép và bị cấm có chất tẩy trắng được sử dụng trong công nghiệp là Tinopal, axít oxalic và chất bảo quản Natri benzoat.

    [​IMG]
    Thông tin bún, phở có hoá chất gây hoang mang - (Ảnh minh họa).

    Trong tháng 8 vừa qua, có hơn 30 mẫu thực phẩm sản xuất từ tinh bột ở Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và TP Cần Thơ bị phát hiện chứa Tinopal và axít oxalic. Nhiều nhất là Đồng Tháp với 19 mẫu tại 16 cơ sở sản xuất thực phẩm với liều lượng Tinopal chiếm 0,33-14 mg/kg.

    Được biết, Tinopal là hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nếu vào cơ thể có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, tổn thương những mao mạch. Do đó, cơ thể khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như tiêu hóa thức ăn.

    Còn axít oxalic được dùng trong những chai hóa chất tại gia đình như chất tẩy rửa, đánh gỉ sét. Dung dịch axít oxalic thường được sử dụng trong phục chế đồ gỗ do hóa chất này đánh bay lớp mặt gỗ bị khô để lộ ra lớp gỗ mới phía dưới. Axít oxalic kích thích niêm mạc ruột khi tiêu thụ và có thể gây tử vong khi nhiễm liều cao.

    Lò giết mổ gia cầm nằm trong nhà vệ sinh

    Trong lúc tiến hành kiểm tra khu chợ tạm tại phường Chương Dương (Hoàn Kiếm – Hà Nội), lực lượng kiểm tra liên ngành TP. Hà Nội phát hiện một lò mổ kinh hoàng nằm giữa khu nhà vệ sinh hôi thối. Lò mổ chưa đầy 5 m² quyện đầy máu, phân và lông gia cầm. Dụng cụ giết mổ phủ cáu bẩn. Nước rửa thịt gia cầm được lấy từ nước dội nhà vệ sinh nằm ngay giữa lò.

    [​IMG]
    Lò mổ chưa đầy 5 m² đen kịt và bẩn thỉu.

    [​IMG]
    Khu giết mổ gia cầm này nằm giữa khu nhà vệ sinh hôi thối và sử dụng nước từ thùng chứa dội bồn cầu.

    [​IMG]
    Dụng cụ giết mổ, thùng đựng nước nóng, lồng nhốt, bếp đung phủ kín cáu bẩn.

    Thấy đoàn kiểm tra, nữ chủ lò ra sức phun nước gột rửa nhưng cũng không cải thiện được tình hình. Ông chủ thì vội vàng tống những con gà bám đầy máu và phân vào nồi giấu kín. Đoàn kiểm tra liên ngành kết luận, cơ sở này vi phạm nghiêm trọng quy định về VSATTP.

    [​IMG]
    Xả nước để rửa lò khi đoàn kiểm tra đến.

    Bánh kẹo hết hạn 2 năm vẫn bày bán

    Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, trong đợt kiểm tra cao điểm chất lượng mặt hàng bánh trung thu, Thanh tra liên ngành TP Hà Nội đã phát hiện một số mẫu bánh vi phạm thậm chí có loại hết hạn sử dụng nhiều năm.

    Cụ thể, tại cửa hàng kinh doanh bánh trung thu Kinh Đô thời vụ trên phố Bạch Mai (nằm đối diện số 516 Bạch Mai), đoàn kiểm tra đã phát hiện 28 thùng hàng gồm bột ngũ cốc, bánh vừng dừa, bánh Asean (không phải sản phẩm Kinh Đô) có giá trị 2,5 triệu đồng đã hết thời hạn sử dụng năm 2010, 2011. Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh này cho rằng, họ chỉ dùng những thùng bánh này để kê vào các góc của gian hàng.

    Cũng trong đợt này, Đoàn Thanh tra liên ngành đã kiểm tra 85 cơ sở sản xuất bánh trung thu, tạm giữ 264 chiếc bánh để giám định chất lượng. Qua lấy 24 mẫu sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo để kiểm nghiệm, cho thấy có 4/12 mẫu có sử dụng chất bảo quản (trong ngưỡng cho phép), còn một số tiêu chí khác về khuẩn ecoli, nấm mốc... vẫn đang chờ kết quả do thời gian giám định cần 7-10 ngày.

    Hải Đăng (tổng hợp) - Theo Trí Thức Trẻ
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 08/09/2013: "Giặt" nội tạng thối bằng hoá chất, mổ gia cầm trong nhà vệ sinh

    Trứng gia cầm không kiểm dịch tung hoành

    Còn nhiều bất cập trong hệ thống quản lý trứng gia cầm khiến các doanh nghiệp có quy mô lớn khốn đốn
    Thị trường TP HCM mỗi ngày tiêu thụ khoảng 3 triệu trứng gia cầm. Tuy nhiên trên thực tế, lượng trứng hợp lệ, tức nguồn trứng đã được cơ quan thú y kiểm tra, kiểm dịch, chỉ chiếm từ 40%-50%, còn trứng không qua kiểm soát, kiểm dịch chiếm từ 50%-60%. Trong khi tình hình dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra, nguồn trứng trôi nổi nguy hại đến sức khỏe cộng đồng cần được các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra.

    Bất cập

    Trứng không bao bì, không nhãn mác bán đầy chợ, thậm chí trứng còn dính đầy chất bẩn cũng có giấy chứng nhận kiểm dịch (cơ quan thú y kiểm tra theo dạng qua loa rồi cấp giấy) hoặc sử dụng giấy khống được cơ quan thú y ký trước “bán” cho các cơ sở kinh doanh kể cả thương lái; hoặc xoay vòng giấy kiểm dịch để đối phó với cơ quan chức năng.

    Để có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trứng gia cầm, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhà máy, dây chuyền sản xuất đáp ứng sản phẩm đạt chất lượng mới được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy. Tuy nhiên, việc kiểm dịch sản phẩm gia cầm hằng ngày lại do cơ quan thú y thực hiện. Như vậy, việc kiểm dịch và kiểm tra chất lượng không thống nhất. Trên thực tế, cơ quan cấp giấy phép chỉ biết cấp giấy, còn việc kiểm tra gần như bỏ ngỏ.

    [​IMG]

    Trứng gia cầm không kiểm dịch được bày bán tại một góc chợ ở TP HCM

    Điều đáng lo là trứng gia cầm bán trên thị trường gần như không có cơ quan chức năng kiểm tra về hạn sử dụng. Hạn sử dụng trứng gia cầm khoảng 7 ngày, chưa kể thời gian vận chuyển từ các tỉnh về TP HCM từ 2-3 ngày. Trứng bán trong siêu thị nếu hết hạn sử dụng phải trả về nhà cung cấp. Nguồn trứng thu về không có ai kiểm soát nên được cơ sở thay bao bì mới hoặc in lại đát mới và tiếp tục tiêu thụ; còn trứng bán trên thị trường trôi nổi thì người bán vô tư dán lại đát mới hoặc không ghi hạn sử dụng. Chưa hết, trứng cho dù được kiểm dịch nhưng thời hạn sử dụng cũng không thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra.

    Doanh nghiệp kêu

    Thời điểm xảy ra dịch cúm gia cầm trên diện rộng, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền xử lý trứng gia cầm để cung cấp trứng sạch ra thị trường. Nhiều doanh nghiệp hưởng ứng, đầu tư hàng chục, hàng trăm tỉ đồng để có được thiết bị xử lý hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế hiện vẫn tồn tại hàng trăm cơ sở nhỏ đầu tư sơ sài cũng được cơ quan chức năng cấp phép. Những cơ sở thủ công này cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc dẫn đến tình trạng không ít doanh nghiệp lớn lao đao.

    Ông Đàm Văn Hoạt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM SX Trại Việt (Vietfarm), bức xúc: “Vietfarm đầu tư nhà máy xử lý trứng gia cầm đến 70 tỉ đồng nhưng lại được cơ quan chức năng xem nhà máy ngang bằng với các cơ sở nhỏ xử lý bằng thủ công”. Các doanh nghiệp Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt, Vietfarm còn cho biết họ đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng theo chủ trương của nhà nước để tạo ra sản phẩm an toàn nhưng không hiểu sao trên thực tế vẫn tồn tại các cơ sở nhỏ không có đầu tư, chỉ xử lý thủ công, không bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm. Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty Ba Huân, cho biết trứng không kiểm dịch có thời điểm chiếm đến 70%, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc.

    Các doanh nghiệp kinh doanh trứng gia cầm đề nghị cơ quan chức năng cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để họ mạnh dạn đầu tư tạo nguồn cung lớn cho thị trường. Tình trạng trứng không kiểm soát, không kiểm dịch, trứng từ cơ sở xử lý thủ công bày bán tràn lan trên thị trường nếu không được chấn chỉnh, sẽ làm cho các doanh nghiệp lớn thu hẹp sản xuất, dẫn đến tình trạng trứng “bẩn” thao túng thị trường.

    Theo Nguyễn Hải (Người lao động)
     

Chia sẻ trang này