Thông tin: 4 Điều Cần Biết Để Ngăn Chặn Ung Thư Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi IIMS Việt Nam, 9/2/2022.

  1. IIMS Việt Nam

    IIMS Việt Nam Thành viên mới

    Tham gia:
    20/7/2021
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ai cũng biết đến sự nguy hiểm của ung thư song không phải ai cũng biết cách để ngăn chặn căn bệnh này. Theo một cuộc khảo sát về sự nhận thức nguy cơ ung thư lần thứ 8 của American Institute for Cancer Reasearch – AICR - Viện nghiên cứu ung thư Mỹ: Có dưới 50% người dân Mỹ biết về một số nguyên nhân thường gặp gây nên ung thư. Tại một đất nước phát triển như Hoa Kỳ, con số ấy cũng không lớn, vậy tại những đất nước đang phát triển thì tình trạng thực tế ra sao? Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để bạn và gia đình có thể bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa, ngăn chặn ung thư.

    1. Những yếu tố nguy cơ gây ung thư thường gặp mà không phải ai cũng biết
    Theo The World Cancer Research Fund – Quỹ nghiên cứu Ung thư Thế giới, ước tính có khoảng 1/5 các loại ung thư được chẩn đoán ở Mỹ có liên quan đến thói quen, lối sống như ít hoạt động thể chất, sử dụng quá nhiều bia rượu, chất kích thích, tình trạng thừa cân béo phì, v.v.

    • Các loại thịt chế biến sẵn: Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, v.v. có chứa chất gây ung thư. Việc tiêu thụ quá nhiều các loại sản phẩm này làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên rằng nên hạn chế thịt đã qua chế biến trong khẩu phần ăn.
    • Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò có thể là nguyên nhân gây ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư tụy, ung thư tiền liệt tuyến. Tốt hơn hết, chúng ta nên sử dụng thịt gia cầm, thịt cá hoặc các sản phẩm từ ngũ cốc để được cung cấp dinh dưỡng thay thế cho các loại thịt đỏ.
    • Ít ăn rau và trái cây: Chắc chắn rằng không có loại thuốc có thể thay thế được giá trị dinh dưỡng của những bữa ăn giàu hoa quả và trái cây tươi ngon bởi chế độ ăn nhiều rau, trái cây và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng khuyến cáo mọi người nên sử dụng ít nhất 2.5 cốc nước sinh tố rau, quả mỗi ngày.
    • Thuốc lá: Số người hút thuốc lá chiếm khoảng 30% tổng số người chết do ung thư, trong đó 80% là chết do ung thư phổi. Hạn chế hút thuốc lá không chỉ là bảo vệ cho chính bạn mà còn là bảo vệ cho những người xung quanh bởi việc hút thuốc lá thụ động (người xung quanh hít phải hơi thuốc lá từ không khí) cũng có tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
    • Rượu, bia: Rượu được biết là nguyên nhân gây ra ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư khoang miệng, ung thư vú. Hiệp hội Ung thư Mỹ đã khuyến cáo mỗi người không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày đối với nam giới và không quá 1 ly đối với nữ giới.
    • Đường: Đường là nguyên nhân góp phần khiến chúng ta dễ thừa cân, béo phì, điều này có thể gián tiếp gây tăng nguy cơ ung thư. Hội ung thư Mỹ khuyên chúng ta hạn chế tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao như nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, v.v.
    • Phơi nắng: Tia UV (tia cực tím) phát ra từ mặt trời và các nguồn nhân tạo là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh ung thư da. Chính vì vậy, cần hạn chế ra đường trong khoảng thời gian nắng nóng đỉnh điểm.
    Như vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn ung thư, trước tiên, chúng ta cần phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện cũng như môi trường xung quanh. Nếu như khó có thể thay đổi một cách đột ngột, thì hãy bắt đầu điều chỉnh dần dần, từng chút một. Bởi chúng không chỉ giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư mà còn bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh khác như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, v.v.

    2. Tiêm vắc xin chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ung thư
    Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường máu và tình dục, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Chính vì thế, tiêm vắc xin viêm gan B là một trong những cách phòng tránh ung thư gan hiệu quả.

    HPV (Human papilloma virus) gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung, cũng như nhiều loại ung thư như: ung thư âm đạo, âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và ung thư hầu miệng. Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Tính đến nay, biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV đối với bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.

    Tại Việt Nam, hiện có 2 loại vắc xin phòng HPV là Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Trong đó, loại vắc xin Gardasil của Mỹ có thể phòng ngừa được 4 loại HPV tuýp 6, 11, 16 và 18 với tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn và mụn cóc sinh dục. Loại Cervarix chỉ phòng ngừa được 2 loại HPV là tuýp 16 và 18.

    [​IMG]

    3. Chống nắng, bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời
    Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính của ung thư da. Do vậy, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị ung thư da. Trong trường hợp phải đi ra ngoài, bạn nên bảo vệ da bằng cách sử dụng kem chống nắng có khả năng cản tia cực tím có độ SPF trên 30, che kín các vùng da.

    4. Tầm soát ung thư với những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay
    Việc chăm sóc sức khỏe định kì, thăm khám thường xuyên và tầm soát ung thư có thể giúp bạn sớm phát hiện khả năng mắc bệnh sớm, nâng cao tỉ lệ điều trị thành công.

    4.1. Xét nghiệm AminoIndex

    Đây là phương pháp xét nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá nguy cơ mắc một số bệnh ung thư hay một số bệnh liên quan đến tim – não, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ dựa trên độ cân bằng của nồng độ axit amin trong máu chỉ cần thông qua một lần lấy máu.

    Với 5ml mẫu máu, AminoIndex có khả năng tầm soát đồng thời nhiều loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tụy, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. Thao tác đơn giản cũng như hiệu quả cao, AminoIndex có thể khắc phục được một số hạn chế của các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và chất chỉ điểm khối u thông thường.

    Không chỉ có vậy, thông qua phương pháp này, các chuyên gia còn có thể phát hiện được nguy cơ xuất hiện một số bệnh trong vòng 4 – 10 năm như bệnh tiểu đường, bệnh nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

    4.2. Xét nghiệm gen ung thư CANTECT

    CANTECT (Viết tắt của Cancer Risk Detection) là xét nghiệm và phân tích hàng loạt gen liên quan đến ung thư (khoảng 47 gen hay gặp). Kết quả phân tích này đánh giá tình trạng cơ thể, từ đó có thể phán đoán nguy cơ phát ung thư ở giai đoạn siêu sớm và nguy cơ tái phát ung thư. Với những bệnh nhân đang điều trị ung thư, phương pháp này còn có mục đích kiểm tra hiệu quả điều trị dựa vào chỉ số khác với xét nghiệm trước đây.

    Một điều cần phải nhấn mạnh rằng đây không phải là xét nghiệm tình trạng (thể chất) di truyền từ cha mẹ sang con, việc kiểm tra định kì này nhằm biết được sự thay đổi nguy cơ ung thư của bản thân dưới tác động của nhiều yếu tố môi trường, thói quen, sinh hoạt, lối sống, v.v.

    Trong khi các chẩn đoán hình ảnh như PET chỉ có thể phát hiện ra khối u kích thước từ 5mm trở lên, thì từ khi bắt đầu phát hiện có bất thường trong xét nghiệm này đến khi hình thành khối u 1-2mm khoảng 5 – 20 năm. Đây chính là tính ưu việt của CANTECT, giúp người có nguy cơ có thể điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, phòng ngừa trong thời kì tiền ung thư. Xét nghiệm này còn đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá hiệu quả điều trị ung thư, đánh giá nguy cơ tái phát, di căn của ung thư sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính.

    Loại hình kiểm tra: CANTECT phát hiện nguy cơ ung thư như thế nào?

    • DNA Tự do: Xét nghiệm kiểm tra nồng độ DNA tự do có trong máu. Nếu nồng độ ở mức độ cao, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc một số bất thường (chẳng hạn như bệnh viêm nhiễm).
    • Phân tích biểu hiện gen: Kiểm tra mức độ hoạt động của các gen khiến ung thư phát triển. Xét nghiệm này phân tích 47 gen (RNA) liên quan đến các bệnh ung thư khác nhau và phản ánh chúng trong đánh giá nguy cơ ung thư.
    • Phân tích đột biến/ metyl hóa: CANTECT kiểm tra gen ức chế khối u bị phá vỡ như thế nào. Khi có bất thường, các tế bào bình thường dễ trở thành ung thư, không thể kìm hãm được tế bào ung thư.
    • Đánh giá nguy cơ ung thư: Bằng cách sử dụng thuật toán đánh giá ban đầu dựa trên kết quả của phân tích nồng độ DNA tự do, phân tích biểu hiện gen cũng như dữ liệu từ các bệnh nhân khác.
    Phương pháp này còn đặc biệt an toàn, vì chỉ cần khoảng 20cc máu nên người bệnh sẽ không lo ảnh hưởng xấu đến cơ thể bởi tiếp xúc với bức xạ hay sóng điện từ mạnh như các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

    Với những hiệu quả ưu việt như trên, AminoIndex và CANTECT có thể giúp mọi người sớm phát hiện nguy cơ mắc một số bệnh ung thư để có thể phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả, tăng tỉ lệ thành công chữa khỏi và kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hai phương pháp này chủ yếu được thực hiện tại Nhật Bản – một trong những nền y tế phát triển, tiên tiến nhất hiện nay.

    Xem thêm:





    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi IIMS Việt Nam
    Đang tải...


Chia sẻ trang này