Bố mẹ không nên quát tháo hay mắng mỏ con, hay nhẹ nhàng yêu thương và dạy dỗ bé, không các bé sẽ cục tính lắm.
bài học kinh nghiệm thi thoảng mình vẫn hay trêu con với cô bé cùng lớp mẫu giáo. sẽ sửa từ bây giờ vậy.hi
Bố mẹ mình trước cũng hay nhắc lại lỗi của mình, và đến tận bây giờ vẫn thế. Hic, mình không muốn làm điều đó với các con.
Ở việt nam hay đánh giá trẻ con bằng thang điểm để đánh giá đứa trẻ đó có tốt hay không. và mình nghĩ đó là một sai lầm trong giáo dục đừng lên đem điểm số để đánh giá bọn trẻ. còn cách giáo dục bọn trẻ sẽ khác phụ thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình nữa
Việc nói với con "nhanh lên nào, nhanh lên nào" chỉ khiến trẻ bấn loạn, không biết phải làm gì. Thay vào đó, hãy đưa ra các câu hỏi gợi ý bé các bước tiếp theo.
'Bố mẹ hay quát mắng thì đừng mong con sẽ tự tin' Nếu con rửa bát chẳng may làm vỡ thì hãy nghĩ đến việc khích lệ con vì đã rửa bát chứ không phải trách mắng lỗi đánh vỡ. Dưới đây là bài chia sẻ của nhà văn Hoàng Anh Tú, ông bố ba con - bé Gia Bách (10 tuổi), Trà My (9 tuổi) và Phương Nguyên (4 tuổi) về cách bố mẹ tin tưởng, khích lệ giúp con xây dựng lòng tự tin. Nhiều cha mẹ cố công tìm kiếm đủ một vạn tám nghìn bài học cách dạy con lòng tự tin mà luôn thấy chưa đủ bởi dạy mãi mà con chẳng tự tin cho nổi. Và thế là họ bèn đổ cho tính cách. Tôi nghĩ, lòng tự tin vốn không phải dạy mà có được, học mà thông được. Lòng tự tin cần phải tặng và tặng mỗi ngày. Tặng con lòng tự tin một cách sơ đẳng nhất vẫn là những lời khích lệ không trách mắng. Con rửa bát chẳng may làm vỡ thì hãy nghĩ đến việc khích lệ con vì đã rửa bát chứ không phải trách mắng con vì đã làm vỡ bát. Con ăn rơi vãi không phải trách mắng con "mồm mẻ" mà là khích lệ con cùng ăn sao cho gọn gàng. Vốn là thế, ai cũng biết thế nhưng cha mẹ toàn... quên, rồi đổ cho công việc mệt mỏi nên về tới nhà đầu óc không còn giữ được bình tĩnh nữa. Với con cái mà mất bình tĩnh thì chẳng bao giờ tặng được con lòng tự tin. Lòng tự tin vốn chẳng phải thứ gì cao xa hay hoành tráng cả. Chỉ là nếu phải dạy thì giáo trình sẽ không dưới mười vạn tám nghìn chữ. Nhưng nếu là tặng thì đôi khi chỉ là dăm thứ cha mẹ cần thay đổi mà thôi! Như một cái ôm nữa bên cạnh vô số cái ôm đã tặng con mỗi ngày, thêm cái ôm lớn nữa trước thành công nho nhỏ... Tôi nghĩ, ôm con bao nhiêu cũng là chưa đủ. Con càng lớn thì càng cần nhiều hơn nữa những cái ôm, chứ không phải chỉ ôm khi nó bé xíu. Một cái ôm thêm là một cái ôm ý nghĩa và giá trị liên thành. Bố mẹ nên chậm lại những lời trách mắng. Tôi nghĩ vậy. Nhiều khi người lớn ỷ quyền là cha mẹ có thể tuỳ nghi trách mắng con, đó là còn chưa kể tới những cha mẹ bị sếp "bạo hành" về biến con thành cái thớt trút giận. Hãy chậm lại trước khi trách mắng con. Làm gì có đứa trẻ nào tự tin cho nổi khi đụng cái gì cũng đã nghe tiếng quát của cha mẹ? Cái bát cầm sai là con thấy tai có tiếng quát. Con cười lớn một tiếng cũng phải dáo dác lo cha mẹ mắng phải giữ trật tự. Con muốn làm thử một món mới ngon ngon cho bố mẹ ăn thử đã bị lườm trách bày bừa. Tôi nghĩ đứa trẻ không thể tự tin cho nổi. Tặng con lòng tự tin không buộc nơ hay bọc giấy mà làm gì, mà là tin vào con mình. Hãy cho con thấy lòng tin ấy. Hãy để con hiểu thấu một điều rằng dù bạn bè hay thầy cô có không tin mình thì luôn có bố mẹ tin, tin rằng mình làm được, tin mình không làm điều sai. Bố mẹ tin mình nhiều hơn cả yêu mình! Tôi nghĩ các bậc cha mẹ hay nghi ngờ con thì sẽ chẳng bao giờ khiến con tự tin nổi. Muốn con tự tin, hãy tặng con lòng tự tin, tặng mỗi ngày, chứ không chỉ là chuyện sách vở. Đừng nói là tôi không thể, vì nếu bạn không thể tặng con lòng tin thì sao có thể mong đợi điều gì khác ở con? "Con làm được!" là một câu thần chú mà cha mẹ nào cũng nên nói với con, mỗi ngày. Hoàng Anh Tú