Tranh luận: 5 Bí Quyết Giúp Bạn Rời Khỏi Văn Phòng Đúng Giờ

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Truc2015, 14/8/2015.

  1. Truc2015

    Truc2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Khoảng thời gian thực tập sẽ là tiền đề để các bạn làm quen dần với môi trường doanh nghiệp và cảm thấy tự tin hơn để ứng tuyển vào các vị trí công việc mà bạn mong muốn sau khi tốt nghiệp.

    Tuy nhiên, một số bạn lại cho rằng họ không cảm thấy kì thực tập của mình có bất kì một lợi ích nào và chẳng học được bất kì điều gì từ công việc đó. Bạn có đồng ý với lời chia sẻ này không???

    Nếu có, bạn hãy xác định lại mục tiêu khi đi thực tập của mình nhé! Hoặc là bạn chỉ đi thực tập cho “có”, hoặc là do bạn chưa chủ động để học hỏi trong quá trình thực tập đấy?? 10 Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp sau đây sẽ giúp kì thực tập của các bạn trở nên có giá trị hơn.

    1. Biết được khoảng thời gian nào bạn có thể làm việc hiệu quả nhất

    Biết được khoảng thời gian nào trong ngày não bộ bạn hoạt động với tần suất nhanh nhất với kết quả công việc trở nên trơn tru nhất, từ đó phân bổ thời gian làm việc trong ngày phù hợp với độ khó công việc. Như vậy, công việc bạn được giao vẫn sẽ luôn trôi chảy và bạn cũng chẳng cần tốn nhiều sức để tập trung làm việc xuyên suốt cả một ngày dài. Chẳng hạn, nếu bạn thuộc tuýp người làm việc tốt vào buổi sáng, hãy tập trung những công việc đòi hỏi nhiều trí não vào thời gian này, tránh hiện tượng bắt đầu một ngày mới bằng một tách cà phê nhàn hạ cùng những tờ báo mạng lá cải để rồi phải chạy vắt chân lên cổ hục hơi suốt buổi chiều hôm đó, khi đầu óc đã thấm mệt vì những công việc không đáng.


    2. Kỹ năng làm việc nhóm

    Làm việc nhóm là một kỹ năng thực sự cần thiết không chỉ trong thực tập mà còn trong công việc chính thức sau này của bạn. Nó cho thấy khả năng hợp tác cũng như hỗ trợ ăn ý giữa các thành viên trong nhóm chỉ vì một mục đích chính cuối cùng: hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất. Để làm việc nhóm một cách tối ưu, đừng ngần ngại chia sẻ ý kiến của bạn cũng như đặt câu hỏi khi có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp với các thành viên còn lại. Các nhà tuyển dụng đặc biệt là các công ty nước ngoài rất quan tâm đến kỹ năng làm việc theo nhóm của ứng viên khi họ muốn tuyển dụng nhân viên mới. Đây là một điểm yếu của người Việt nam, rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về kỹ năng này.

    3. Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp

    Khác với môi trường Đại học trước đây mà bạn đã từng quen, việc trao đổi công việc tại nơi làm việc thường được diễn ra qua email hoặc hệ thống chat nội bộ. Việc trao đổi công việc hoặc gửi tài liệu công việc qua email cũng cần thể hiện sự tôn trọng nhau trong từng câu chữ chứ không còn đơn thuần là gửi tài liệu hoặc trao đổi như thời còn học ở Đại học trước đây.

    4. Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

    Tương tự những công việc chính thức khác, công việc thực tập đôi khi cũng yêu cầu bạn làm việc như một nhân viên chính thức. Điều này đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí chỉ muốn nghỉ việc ngay lập tức chỉ để muốn có thật nhiều thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình. Hoặc do những lý do khác như áp lực thi cử, do quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội cũng sẽ làm bạn trở nên căng thẳng. Chính vì thế kĩ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết.

    Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa công việc và quan hệ xã hội sẽ không còn, cuộc sống của bạn sẽ luôn tươi mới.


    5. Kỹ năng tư duy phân tích

    Trong suốt thời gian thực tập, bạn sẽ có nhiều cơ hội được vận dụng khả năng tư duy, phân tích của mình. Kỹ năng này thực sự rất quan trọng bởi chắc chắn không một nhà tuyển dụng nào lại muốn tuyển một nhân viên lúc nào cũng chỉ biết làm theo người khác mà thực sự không biết mình đang làm gì và tại sao mình lại làm như vậy. Việc thực hành khả năng tư duy phân tích thời gian đầu sẽ khá khô khan và không dễ dàng một chút nào. Tuy nhiên, đây là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của bạn trong tương lai, vì thế hãy cố gắng quen dần với nó và biến nó thành một thói quen bản năng của riêng mình bạn nhé.

    6. Kỹ năng tự quản lý bản thân

    Thực tập không có nghĩa những người tại đó sẽ luôn kề vai sát cánh bên bạn mọi lúc mọi nơi. Thông thường, sau khi hướng dẫn bạn thực hành một công việc nào đó, người hướng dẫn sẽ giao cho bạn một ít công việc rồi quay về làm việc của mình. Khoảng thời gian này sẽ là dịp minh chứng rõ nhất về khả năng tự quản lý bản thân của bạn bởi bạn có ngồi chơi chậm rãi thực hiện hay cố gắng làm mọi thứ để hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng không ai quan sát. Điều mà người hướng dẫn quan tâm đơn giản là mức độ hoàn thành và thời gian thực hiện của bạn trong bao lâu. Vì thế, hãy cố gắng tự quản lý bản thân thật tốt để dù không có ai quan sát bạn vẫn đảm bảo công việc chạy kịp tiến độ được giao.


    7. Kỹ năng quản lý công việc

    Sẽ có lúc bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì một núi việc ngày nào cũng hiện ra trước mắt bạn. Điều đầu tiên cần làm lúc này đó là: đừng hoảng loạn. Hãy bình tĩnh, hít thật sâu vào, có thể uống một cốc nước nhằm thư giãn tinh thần nếu bạn muốn. Tiếp đến, hãy liệt kê ra giấy tất cả công việc cần làm trong ngày hôm đó, sắp xếp theo thứ tự độ quan trọng giảm dần và bắt đầu thực hiện từng việc một. Một cách sắp xếp hợp lý luôn là: cố gắng thực hiện những công việc đòi hỏi tính tư duy cao trước hết, sau đó mới đến những công việc “xả stress” như photo hồ sơ, trả lời email, …


    8. Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác

    Rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính xây dựng. Nhưng đây là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như nghề nghiệp của sinh viên. Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của một sinh viên. Nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng cố tình phê bình, nếu bạn không tỉnh táo sẽ mắc lừa họ.

    Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Vì thế để tăng chỉ số này bạn cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những người đối diện.

    9. Kỹ năng làm việc tốt với thử thách, áp lực

    Bạn có chịu được những thử thách áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống khủng hoảng? Bạn có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực không? Đã gọi là thử thách áp lực thì sẽ có lúc không hề dễ dàng để thực hiện nó. Đôi khi, bạn sẽ không thể vượt qua hoặc cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Không những thế, chuyện phải làm việc với thử thách áp lực nhiều đôi khi cũng khiến bạn hoạt động quá sức, trở nên căng thẳng. Đừng nản lòng, cũng như đừng ngần ngại hỏi nhờ sự giúp đỡ từ những người đi trước. Hãy cố gắng lấy lại phong độ và trở lại đường đua nhanh nhất có thể bởi căng thẳng về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của bạn đấy!


    10. Nói trước công chúng

    Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp…

    Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các cuộc họp và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe và diễn đạt thành lời.

    Nguồn: www.kynangchuyennghiep.vn
    Fanpage:https://www.facebook.com/kynangchuyennghiep
     
    Đang tải...


  2. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác. thực sự khó!
     
    Truc2015 thích bài này.
  3. ArtHome2015

    ArtHome2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/8/2015
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    nhưng e hay bị run và hồi hộp nên bị mất cân bằng mn ah, mn có cách nào giúp e k
     
    Truc2015 thích bài này.
  4. Truc2015

    Truc2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    1. “Ai nhắn tin/gọi điện cho anh vậy?”

    Khi bạn hỏi "oang oang" cho cả phòng họp nghe, vì sẽ đặt đồng nghiệp vào tình huống khó xử. Anh ấy có thể sẽ mất cảm tình với bạn.

    2. “Sao hôm nay chị lại ăn mặc kiểu cách thế?”

    Bạn sẽ bị coi là cố tình soi mói đồng nghiệp với động cơ không tốt. Người kia có thể mất niềm tin ở bạn. Do đó, đừng bận tâm tới lý do mà hãy khen ngợi đồng nghiệp ăn mặc đẹp hơn.

    3. “Anh cảm thấy thế nào về cuộc họp?”

    Sếp vừa tổ chức một cuộc họp nhạt nhẽo, không có kết quả và bạn cho rằng đó hoàn toàn là một sự lãng phí thời gian. Không cần phải nói, ai cũng biết rằng đó là một họp vô vị. Hơn nữa, câu hỏi của bạn có thể khơi mào cho những cuộc tranh luận nói xấu sếp.

    4. “Anh sẽ nói đỡ cho tôi chứ?”

    Đề nghị đồng nghiệp giúp bạn nói dối sếp thực sự là một sai lầm nghiêm trọng. Trước tiên, bạn đẩy anh ấy vào một tình huống khó xử. Hơn nữa, nếu đồng nghiệp đồng ý giúp bạn, anh ấy sẽ đặt ra nghi vấn về con người và khả năng của bạn

    5. “Anh có thể nói với sếp là tôi làm việc tốt hơn anh A không?”

    Bạn là một trong hai ứng viên được xét duyệt cho vị trí phó phòng. Bạn nhờ đồng nghiệp nói tốt về mình với sếp và hạ thấp ứng viên kia. Làm như vậy là bạn chứng tỏ mình không tự tin hay thậm chí không đủ năng lực để được thăng chức.

    Nguồn: www.kynangchuyennghiep.vn
    Fanpage: https://www.facebook.com/kynangchuyennghiep
     
  5. Truc2015

    Truc2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Vậy thì bạn càng làm nhiều thì sẽ hết run. :D Bạn học thuộc rồi tập trước gương. hôm sau sẽ tự tin hơn. Và những lần thuyết trình sau bạn sẽ không còn run nữa. ^^
     
    ArtHome2015 thích bài này.
  6. Truc2015

    Truc2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Nhưng làm được phải không bạn? :D
     
  7. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    món này cần tập luyện nhiều mới quen đc các mẹ ạ
     
  8. ArtHome2015

    ArtHome2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/8/2015
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn mn nhiều nhé. e sẽ thử
     
  9. Vung iu

    Vung iu Sữa Bỉm rẻ nhất

    Tham gia:
    5/7/2012
    Bài viết:
    14,177
    Đã được thích:
    3,692
    Điểm thành tích:
    2,163
    chuẩn bị tốt lắm rồi ý nhưng mà ko nhìn xuống thì ko sao. cứ nhìn xuống thấy đông quá là ko thể tiếp tục được.
     
    Truc2015ArtHome2015 thích.
  10. Giasueasylearn123

    Giasueasylearn123 hehe

    Tham gia:
    24/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    rất cần cho sinh viên năm 3 như mình, năm 3 là năm phải thuyết trình nhiều nhất,thấy lo lắng chút,
     
    Truc2015 thích bài này.
  11. Giasueasylearn123

    Giasueasylearn123 hehe

    Tham gia:
    24/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    cảm ơn asd, bai viết rất hay, nguoi ta nói, lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
     
    Truc2015 thích bài này.
  12. Giasueasylearn123

    Giasueasylearn123 hehe

    Tham gia:
    24/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    cũng sắp phải đi thực tập rồi, cảm ơn ad vì bài viết rất hưu ích
     
  13. Truc2015

    Truc2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Điều sinh viên tiếc nuối nhất sau khi ra trường là không tích lũy đủ kinh nghiệm cần có. Rất nhiều cơ hội thực tập đang chờ đợi, không có con đường nào để thử nghiệm xem liệu nghề này có phù hợp với bạn không ngoài việc chấp nhận dành ra một khoảng thời gian để thực tập, tiếp xúc và trải nghiệm nó. Nếu không cẩn thận, bạn có thể phạm sai lầm đáng tiếc. Dưới đây là vài điều mà bạn có thể mắc phải khi thực tập:

    1. Không giữ mối quan hệ với đồng nghiệp cũ

    Thực tập kết thúc, bạn hãy gửi lời cám ơn để thể hiện sự chân thành và trân trọng thời gian làm việc chung ngay cả khi bạn chỉ thực tập trong thời gian ngắn. Cố gắng giữ liên lạc với sếp và mọi người trong nhóm, để khi bạn cần lời chứng nhận cho các việc đã làm, bạn sẽ không phải lúng túng nhờ sự giúp đỡ từ họ.

    Một lời giới thiệu tốt có thể quyết định việc bạn có tiếp tục trong cuộc đua này hay không. Thực tế, đến 21% ứng viên bị loại sau khi nhà tuyển dụng liên lạc với người chứng nhận của họ (theo khảo sát của Office Team vào tháng 7 năm 2014)

    2. Không nỗ lực với công việc

    Đồng nghiệp của bạn không bị mù, họ có thể nhận ra khi bạn bước vào công ty với thái độ tiêu cực hoặc với kiểu “Tôi không muốn ở đây”.

    Một trong những điều đáng tiếc nhất cho kì thực tập của bạn là không nỗ lực hết sức với công việc. Mỗi khi bạn chán nản với việc nhập liệu, mỗi khi bạn không chủ động hoàn thành thêm các công việc ngoài bổn phận của bạn và mỗi khi bạn đi trễ 10 phút vì phải đi làm – bạn sẽ tiếc nuối tất cả những điều này. Bạn sẽ ước gì mình tận tâm hơn một chút, có thái độ tích cực hơn, và quan trọng hơn hết, vững vàng hơn với những lời nhận xét của người giám sát công việc.

    3. Đánh giá thấp năng lực cá nhân

    Tự giới hạn khả năng của bản thân trong các việc vặt ở công ty, nghĩ bản thân mình thiếu kinh nghiệm để làm những việc khác. Hãy ngưng việc đi mua cà phê cho mọi người, trốn ở một góc cả ngày,… tưởng tượng và cư xử như bạn là một thành viên quan trọng của công ty.

    Hãy nhớ rằng, thái độ của bạn quyết định việc người khác đối xử với bạn như thế nào. Nếu bạn tự xem mình chỉ là một người chạy việc vặt trong công ty, bạn sẽ là người như thế. Nếu bạn nghĩ mình là một người có năng lực, có suy nghĩ sáng tạo với nhiều ý tưởng mới lạ, bạn sẽ cảm thấy mình như vậy, bạn có giá trị hơn, cống hiến nhiều hơn và thời gian thực tập sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ.

    4. Từ chối tham gia vào các sự kiện của công ty

    Trong thời gian thực tập, bạn có thể nhận được vài lời mời tham dự các chương trình từ thiện, triển lãm hoặc các cuộc gặp mặt của nhân viên. Mặc dù các sự kiện này có thể không có trong lịch làm việc nhưng bạn nên dành chút thời gian để có thể bắt kịp các xu hướng mới trong công ty và mở rộng thêm các mối quan hệ.

    Trung bình, 16% thực tập sinh được nhận vào đã có mối quan hệ trước đó với các nhân viên của công ty (khảo sát tháng 3 năm 2015 của LinkedIn). Tham dự các sự kiện thế này có thể là nơi giúp bạn tìm được công việc tương lai.


    5. Thiếu cân nhắc khi quyết định lựa chọn giữa các cơ hội thực tập

    Sinh viên ngày nay có nhiều cơ hội thực tập hơn bao giờ hết. Nếu bạn tự giới hạn bản thân trong các công việc gần nhà hoặc yêu cầu công việc quá thấp, bạn sẽ bỏ lỡ mất những cơ hội đáng giá hơn để phát triển bản thân.

    Bạn có thể thực tập ở nước ngoài để luyện tập các kĩ năng mềm và khả năng thích ứng với một nền văn hóa mới. Bạn cũng có thể lựa chọn các công việc có thể làm từ xa, như thế bạn có cơ hội thử thách khả năng quản lý thời gian, công việc và khả năng tự lên động lực cho bản thân.

    Có rất nhiêu cơ hội khi bạn là thực tập sinh, nhưng những gì bạn gặt hái được lại phụ thuôc vào chính bạn và sự lựa chọn của bạn. Cho dù bạn có không thích hoặc hứng thú với công việc hiện tại như thế nào, hãy nghĩ về tương lai. Quyết định thực tập ở đâu có thể giúp bạn tiếp cận với công việc bạn mơ ước hoặc bạn có thể ra đi trong nuối tiếc.

    Nguồn: www.kynangchuyennghiep.vn
    Fanpage: https://www.facebook.com/kynangchuyennghiep
     
  14. Truc2015

    Truc2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Năm thứ nhất: Tôi là nhân viên thiết kế web. Một ngày nọ, sếp giao cho tôi thiết kế logo và ấn phẩm của công ty. Tôi đã dành một đêm để học một phần mềm mới về thiết kế in ấn, sau đó hoàn thành nhiệm vụ.

    Năm thứ 2: Tôi vẫn là một nhân viên thiết kế, sếp yêu cầu tôi hỗ trợ đội bán hàng. Tôi vui vẻ chạy xe máy khắp các con đường, đi giới thiệu sản phẩm mới.

    Năm thứ 3: Tôi thành lập Butchi Creative, chúng tôi thiết kế bìa đĩa. Khách hàng hỏi chúng tôi, liệu có thể giúp họ làm MV với mức giá cực thấp. Tôi đồng ý và cùng team bắt đầu sản xuất một trong những MV bằng hoạt hình đầu tiên ở VN.

    Năm thứ 4: Tôi dừng hoạt động của Butchi Creative và gia nhập Who Digital. Trong cuộc phỏng vấn, tôi nói rằng tôi sẽ luôn tìm giải pháp cho những gì được công ty giao cho, kể cả những gì tôi không làm được hay không phải việc của tôi. Và tôi đã làm thế trong 8 năm tiếp theo.

    Năm thứ 5: Người đàn anh trong công ty xin nghỉ, tôi xin nhận làm cả mảng lập trình ứng dụng Flash. Tôi được thăng chức sau một dự án đầu tiên mò mẫm từng dòng code. Tôi chủ động tham gia cùng cả bên lập trình cơ sở dữ liệu, góp ý kiến cho họ trong những gì họ làm.

    Năm thứ 6: Sếp cho tôi xem một website và hỏi tôi liệu có thể học được công nghệ này để áp dụng cho campaign sắp tới không? Tôi nói chỉ cần họ đã làm được ở nước ngoài thì tôi sẽ học được. Tôi được thăng chức sau khi chứng minh điều này.

    Năm thứ 7: Trưởng nhóm sáng tạo của công ty là một anh người Phillipines đột ngột nghỉ khi đang làm một dự án quan trọng của công ty. Tôi tiếp quản dự án khi chưa có đủ kinh nghiệm. Tôi được thăng chức sau khi hoàn thành xong dự án.

    Năm thứ 8 (2011): Công ty dịch chuyển cơ cấu để chuẩn bị cho sáp nhập với tập đoàn Ogilvy. Sếp nói với tôi: tao sẽ trao cho mày cái chức danh của tao là Experience Director, vì mày đúng là như thế.

    Có người hỏi tôi: Làm thế nào anh có thể thăng chức mỗi năm một lần như vậy?

    Trả lời: Tôi không bao giờ nói "Không phải việc của tôi".

    Nguồn: sưu tầm (post on www.kynangchuyennghiep.vn – Fanpage: https://www.facebook.com/kynangchuyennghiep)
     
  15. Dong Phuong 11

    Dong Phuong 11 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/11/2015
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết kinh nghiệp nghề nghiệp đầy ý nghĩa "Không phải việc của tôi"
     
    Truc2015 thích bài này.
  16. labauyen

    labauyen lucky star

    Tham gia:
    12/8/2010
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Tuyệt. Mình cũng sẽ luôn cố gắng để thử sức.
     
    Truc2015 thích bài này.
  17. huyenhnit

    huyenhnit Vé máy bay nội địa và quốc tế

    Tham gia:
    2/7/2012
    Bài viết:
    5,676
    Đã được thích:
    961
    Điểm thành tích:
    773
    Suy nghĩ của 1 người thành công
     
    Truc2015 thích bài này.
  18. me-cubi

    me-cubi

    Tham gia:
    16/3/2011
    Bài viết:
    19,737
    Đã được thích:
    2,871
    Điểm thành tích:
    913
    và anh này có năng lực nữa chứ.
     
    Truc2015 thích bài này.
  19. Truc2015

    Truc2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    1. Làm việc trong khoảng thời gian nhất định, không bị gián đoạn

    Bạn hãy tạo thói quen tập trung làm việc 30-40 phút, sau đó nghỉ ngơi trong 5-10 phút. Việc này sẽ giúp cho bộ não có thời gian nghỉ ngơi cũng như tỉnh táo để thực hiện công việc tiếp theo. Thêm vào đó, đây cũng là cách tạo động lực và ngăn cản sự mất tập trung trong quá trình làm việc.

    2. Loại bỏ những tiếng ồn

    Loại bỏ những tiếng ồn như tắt điện thoại di động, không nghe nhạc và tập trung vào cộng việc sẽ giúp bạn làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.

    3. Xác định độ ưu tiên của công việc

    Việc xác định được công việc nào cần sự ưu tiên và chú tâm của bạn sẽ giúp cho việc phân chia thời gian làm việc hiệu quả vả đạt năng suất tốt.

    4. Biết khi nào nên từ bỏ

    Mọi người đều có những ngày tồi tệ, khi bạn cảm thấy khả năng làm việc giảm và bạn không thể tập trung vào công việc. Hãy dành cho bản thân một ngày để nghỉ ngơi cũng như tìm kiếm lại sự hứng khởi trong công việc.

    5. Ngủ đủ giấc

    Trung bình một người cần ít nhất 7 giờ để phục hồi năng lượng và điều hòa hoạt động của cơ thể. Hãy cố gắng để cơ thể nghỉ ngơi đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn hứng khởi và tính táo cũng như sẵn sàng cho ngày làm việc mới.

    Nguồn: www.kynangchuyennghiep.vn
    Fanpage: https://www.facebook.com/kynangchuyennghiep
     
    pinkstars263 thích bài này.
  20. Truc2015

    Truc2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Tất cả thực tập sinh đều muốn giao tiếp hiệu quả với cấp trên, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được điều này. 4 cách điều có thể giúp bạn giao tiếp hiệu quả nhất với sếp của mình:

    1. Bạn cần xác định rằng đây là mối quan hệ quan trọng và nhiệm vụ của bạn là đặt niềm tin vào mối quan hệ này. Bạn sẽ không thể giao tiếp tốt với sếp nếu bạn không tôn trọng và tìm được điểm ưu điểm khiến bạn nể phục sếp.

    2. Hãy lấy một tờ giấy, ghi chú tất cả những thông tin mà bạn cần bàn bạc và thông qua ý kiến của sếp, kiên nhẫn sắp xếp thông tin đấy theo những thứ tự ưu tiên sẽ giảm được thời gian giải thích những vấn đề ngoài lề không thực sự cần thiết.

    3. Một cuộc giao tiếp không thể được gọi là thành công nếu như cả hai cùng đưa quá nhiều thông tin. Thay vì chủ động là người nói, hãy ngồi xuống và chú trọng đến vấn đề “ nghe”.

    4. Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, ngôn ngữ viết cũng được.

    Nếu bạn gặp một vài rắc rồi về giao tiếp tạm thời chưa thể xử lý, hãy tận dụng lợi thế viết của bạn, bạn có thể viết email để trao đổi công việc với cấp trên.

    Nguồn: www.kynangchuyennghiep.vn

    Fanpage: https://www.facebook.com/kynangchuyennghiep
     

Chia sẻ trang này