5 “kẻ Thù” Với Giấc Ngủ Ngon Của Bé

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Sâu Sâu' Family, 24/7/2012.

Tags:
  1. Sâu Sâu' Family

    Sâu Sâu' Family Bố Sâu bán hàng

    Tham gia:
    8/6/2010
    Bài viết:
    4,680
    Đã được thích:
    834
    Điểm thành tích:
    773

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Đừng để 5 vấn đề dưới đây cản trở giấc ngủ ngon của bé.

    Ngủ cùng bố mẹ
    Các bé là những thiên thần nhỏ đáng yêu trong mắt bố mẹ nên luôn được chăm sóc, nâng niu. Sợ bé đêm ngủ hay đạp chăn hoặc vì yêu con quá đến mức đêm ngủ cũng không nỡ xa con, một số bố mẹ đã cho con ngủ cùng giường, thậm chí đắp chung chăn. Làm như vậy về lâu dài không tốt cho giấc ngủ của cả bé và bố mẹ vì khi bố mẹ trở mình sẽ ảnh hưởng đến bé. Các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên để bé ngủ cùng chăn với bố mẹ, đặc biệt không được để bé nằm giữa bố và mẹ vì bố mẹ sẽ sử dụng hết nguồn oxy của bé. Khi bé còn nhỏ có thể để giường của bé cạnh giường bố mẹ, khi bé lớn hơn một chút nên để giường bé xa giường bố mẹ hoặc có điều kiện thì cho bé có phòng riêng.


    Bật đèn khi ngủ

    Không ít gia đình có thói quen để đèn sáng khi ngủ. Như vậy mẹ sẽ thuận tiện hơn khi thức dậy vào lúc đêm khuya để cho bé bú. Tuy nhiên, để đèn sáng như vậy sẽ khiến bé quay trở lại giấc ngủ khó hơn và trở thành thói quen có hại cho mắt khi bé lớn lên vì để đèn khi ngủ dễ dẫn đến tật cận thị cho mắt.

    Ăn trước khi ngủ
    Thấy con không tăng cân, không bụ bẫm, phổng phao như những trẻ khác, các bà mẹ thường rất lo lắng và có thói quen “tranh thủ” cho con ăn mọi nơi mọi lúc. Bên cạnh đó, các bà mẹ thường truyền tai nhau kinh nghiệm cho con ăn trước khi đi ngủ thì bé sẽ lớn nhanh hơn. Thực chất kinh nghiệm này không hoàn toàn đúng, bởi ăn ngay trước khi đi ngủ sẽ khiến bé khó ngủ hơn, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.

    Thức chơi đến tận khuya

    Nhiều bé có thói quen thức rất muộn và thường “lôi kéo” bố mẹ cùng chơi đùa với mình. Các chuyên gia nghiên cứu tâm lý trẻ em cho rằng về thực chất nếu không có sự tham gia của người lớn thì các bé sẽ không ham chơi và thức muộn đến thế. Bên cạnh đó, nhiều bé đã hiếu động ngay từ nhỏ nên có thể nô đùa cả ngày cho đến tận tối vẫn chưa biết chán. Vì thế, đến trước giờ đi ngủ đại não của bé vẫn ở trong trạng thái hưng phấn, không dễ tạo cảm giác buồn ngủ cho bé.
    Để cải thiện tình hình, bạn nên thực hiện nghiêm túc “lệnh giới nghiêm” đối với bé, cần nói cho bé hiểu rõ đến giờ là phải kết thúc mọi trò chơi để lên giường đi ngủ.

    Cả ngày không chịu ngủ

    Một số bé từ nhỏ đã rất ít ngủ, buổi tối không chỉ ngủ muộn mà buổi trưa cũng không chịu đi ngủ. Bố mẹ thường phải rất khó khăn mới dỗ bé đi ngủ được. Khi đang ngủ, chỉ cần một tiếng động nhỏ, bé cũng có thể thức dậy ngay và lập tức trườn ra khỏi giường.
    Các cô giáo mầm non cho rằng thói quen xấu này ở trẻ phần nhiều do gia đình quá nuông chiều bé. Thực tế có rất nhiều cách để dỗ bé ngủ, chỉ cần bạn kiên trì một chút khi tập luyện thói quen ăn ngủ đúng giờ là sẽ khắc phục được thói quen xấu này của bé.

    Các bác sỹ nhi khoa và chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ cho rằng 5 vấn đề trên tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng rất xấu đến giấc ngủ và sự phát triển của các em bé. Bố mẹ nên chú ý đến những vấn đề này để bé có giấc ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tâm sinh lý thật tốt.

    Theo afamily
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Sâu Sâu' Family
    Đang tải...


  2. CHIEUNGASON

    CHIEUNGASON Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/7/2012
    Bài viết:
    2,159
    Đã được thích:
    362
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 5 “kẻ thù” với giấc ngủ ngon của bé

    Thật ra ở điều kiện nhà cửa của mình không đu điều hiên cho con ngủ phòng riêng, nên tập cho bé ngu cũi ngay từ khi còn bé. Nếu ngủ cùng bố mẹ thì không nên đắp chung chăn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp đáng tiếc xẩy ra khi cho bé nằm giữa bố và mẹ. Năm ngoái, chị cùng phòng mình có kể chuyện, vợ chồng một anh bạn chị ấy, cho con nằm giữa hai bố mẹ đêm dậy thấy con không còn thở nữa (vợ anh ấy mới sinh dc 1 tháng). Các bố mẹ không nen cho con năm giữa nhé.
     

Chia sẻ trang này